Công bố quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng 9
“Trước ngày 2-9, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Tân Sơn Nhất để sớm phê duyệt”.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng, Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong cuộc họp kiểm điểm tiến độ về các dự án trọng điểm, diễn ra ngày 23-8.
Qua đó, Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch đầu tư tham mưu, Thứ trưởng phụ trách tổ chức cuộc họp với lãnh đạo TP. HCM công bố quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất trong tháng 9. Đồng thời, thống nhất một số nội dung công việc giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Dự án sân bay Tân Sơn Nhất được mở rộng cả phía Nam lẫn phía Bắc. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu sớm công bố các phân khu chức năng ở phía Bắc Tân Sơn Nhất để những đơn vị có nhu cầu có thể đề xuất, đăng ký tham gia. Cục Hàng không Việt Nam được giao chủ trì việc nâng cấp đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Liên quan đến dự án này, trước đó, ông Nguyễn Duy Lân, Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch đầu tư, cho biết Công ty Tư vấn và thiết kế xây dựng công trình hàng không (ADCC) và Cục Hàng không Việt Nam đang hoàn thiện hồ sơ quy hoạch.
Video đang HOT
Dự kiến tuần tới, đơn vị sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ GTVT chủ trì họp Hội đồng thẩm định làm cơ sở phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, tham mưu văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án và nguồn vốn đầu tư, lộ trình đầu tư các công trình làm cơ sở thực hiện.
Như đã đưa tin, ADCC cho biết trên cơ sở phương án quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Tư vấn Pháp (ADPi) lập và đã được Thủ tướng thông qua. Đơn vị đang triển khai quy hoạch chi tiết có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Cụ thể, tại khu phía bắc, ADCC cơ bản giữ toàn bộ quy hoạch của ADPi trên khu vực sân golf, có điều chỉnh lại một số diện tích đất quốc phòng; quy hoạch lại sân đỗ theo hướng tuyến tính để tiết kiệm diện tích đất mà không giảm số vị trí đỗ so với phương án của ADPi. Đồng thời, giữ phương án đầu tư đường lăn như ADPi đã bàn thảo.
ADCC cho rằng, ở phía bắc do toàn bộ là sân golf, mặt cỏ và nhiều hồ nên khả năng thoát nước tốt, thay vì bê tông hóa, đơn vị này đề nghị xây công viên và hồ điều hòa. Tại khu vực phía nam, điều chỉnh quy mô nhà ga T3, chỉ xây dựng trên diện tích 120.000m2 thay vì 200.000m2 như phương án của ADPi song vẫn đảm bảo năng lực khai thác 20 triệu khách mỗi năm.
Về giao thông tiếp cận, ADCC thống nhất với phương án của ADPi đã lập cũng như dự án của TP HCM. Bên cạnh đó, đề xuất xây dựng thêm cầu vượt từ đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, qua đường Thăng Long xuống đường Phan Thúc Diện và cầu vượt từ đường C12 theo quy hoạch qua đường Cộng Hoà, Trường Chinh sang đường Lê Trọng Tấn.
ADCC dự kiến chi phí triển khai quy hoạch trên khoảng 25.000 tỉ đồng, trong đó xây dựng nhà ga T3 là hơn 7.600 tỉ, sân đường máy bay hơn 5.200 tỉ, nhà ga hàng hóa hơn 3.000 tỉ, còn lại là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm. Như vậy, tổng chi phí thấp hơn phương án của ADPi hơn 35.700 tỉ đồng.
Theo Phú Trọng
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
TP.HCM đề xuất xây dựng đường trên cao kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất
Trong khi Công ty tư vấn ADPi Engineering của Pháp (công ty được Bộ GTVT thuê nghiên cứu) đề xuất mở rộng sân bay về phía Nam sẽ giúp khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn; việc vận hành tàu bay và hành khách thuận lợi hơn, TP.HCM lại muốn mở rộng sân bay về phía Bắc và xây dựng đường trên cao nối với trung tâm thành phố.
Theo đó, vị trí xây dựng giai đoạn 1, tuyến đường trên cao số 1 bắt đầu từ vòng xoay Lăng Cha Cả - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long - Phan Xích Long nối dài - cắt qua đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Thị Minh Khai đến ngã ba đường Nguyễn Văn Lạc và đi theo đường Ngô Tất Tố để kết nối ra đường Nguyễn Hữu Cảnh, tổng chiều dài 9,5km.
Tuyến đường trên cao được đề xuất
Giai đoạn 2 xây dựng đường trên cao, đoạn từ Cộng Hòa - Lăng Cha Cả và sẽ kết nối cầu chính và xây dựng thêm các nhánh nối từ Tân Sơn Nhất lên cầu cạn và ngược lại.
Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng đường trên cao số 1 với kết cấu cầu cạn hai tầng đi trên cao trong suốt chiều dài tuyến, nhằm tiết kiệm diện tích và giải phóng mặt bằng ít nhất có thể. Nút giao Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) sẽ xây dựng nút giao khác mức 3 tầng hoàn chỉnh kết nối đường trên cao với đường Trường Sơn - Phan Thúc Duyện.
Nút giao đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) xây dựng nút giao khác mức kết nối đường trên cao với đường Điện Biên Phủ.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không Trường đại học Bách khoa TPHCM, một trong những chuyên gia cố vấn cho Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, nhóm cố vấn của Bí thư đã trình bày các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc.
Theo đó, có 2 phương án đều mở rộng sân bay lên phía bắc, một phương án giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu và một phương án mở thêm đường băng thứ 3. Ở phương án không mở đường băng thứ 3 và khai thác tối đa đường băng hiện hữu thì nhóm chuyên gia cho rằng có thể đón được tối đa 50 triệu khách/năm. Còn nếu muốn đón được 70 triệu khách (theo mức dự tính đến năm 2025) thì phải mở đường băng thứ 3.
Trước đó, nhóm đã bàn 4 phương án mở rộng sân bay, trong đó có mở rộng sân bay về phía nam. Tuy nhiên, hiện nay phía nam sân bay đang rất kẹt và nếu mở rộng sân bay thì tiếp tục kẹt. Do đó, bắt buộc phải mở rộng về hướng Bắc và kết nối giao thông về phía Bắc gần quốc lộ 1 và đường cao tốc trong tương lai bằng tuyến đường trên cao theo phương án ở trên.
Khi đó, khách từ các tỉnh đi vào sân bay không nhất thiết phải đi vào phía Nam mà có thể đi luôn vào mặt Bắc. Vì vậy, với phương án duy trì 2 đường băng hiện hữu thì có các phương án tăng năng lực 2 đường băng hiện nay lên để đủ phục vụ 50 triệu khách/năm nhưng phải xây nhà ga ở phía bắc, kết nối giao thông ở phía bắc.
Còn để đáp ứng nhu cầu 70 triệu khách/năm thì cần phải có đường băng thứ 3, cách xa đường băng hiện tại 760m. Với phương án này, có thể phải đền bù giải tỏa một phần ở đầu phía Bắc với phương án lấy đất đổi đất (sử dụng phần đất hiện còn dư ở phía Bắc) để xây chung cư tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM: Đề xuất đầu tư dự án chống ngập 150 tỷ đồng cho toàn khu vực sân bay Tân Sơn Nhất Trung tâm Chống ngập TP.HCM vừa có văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo kênh Hy Vọng bằng nguồn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cho biết, về việc đầu tư dự án Cải tạo kênh...