Công bố nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe
Nguyên nhân hằn lún vết bánh xe là do thi công chưa đảm bảo quy trình.
Ngày 30-6, Bộ GTVT đã chủ trì hội nghị trao đổi kinh nghiệm thiết kế, thi công, quản lý chất lượng, xử lý hiện tượng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa.
Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ (Bộ GTVT), cho biết qua cuộc khảo sát tại quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe.
Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do công tác khảo sát, đánh giá xác định nguồn và thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhiều loại vật liệu đất, cấp phối đá dăm, đặc biệt là đá dùng cho hỗn hợp bê tông nhựa ở các giai đoạn thiết kế chưa đảm bảo, nên dẫn đến quá trình thi công một số dự án phải thay đổi điều chỉnh nhiều, sản lượng và chất lượng không đảm bảo.
Một số dự án vẫn sử dụng đá sản xuất theo công nghệ búa do các nhà cung cấp chưa thay đổi công nghệ nghiền cone. Dự án sử dụng công nghệ nghiền cone thì sử dụng tốc độ vòng quay quá nhiều nên vật liệu bị tròn cạnh, ảnh hưởng đến chất lượng hỗn hợp nhựa bê tông. Một số thí nghiệm quan trọng tại Phòng thí nghiệm hiện trường không đủ năng lực thực hiện, nên phải gửi mẩu đi nơi khác thí nghiệm, nhưng tư vấn giám sát không theo sát quá trình thực hiện thí nghiệm.
Video đang HOT
Cũng theo ông Hà, các dự án xuất hiện hằn lún vệt bánh xe không tuân thủ các quy định của Bộ GTVT về việc tập trung ít nhất 70% khối lượng vật liệu trước khi thí nghiệm, thiết kế cấp phối và rải thử bê tông nhựa trước khi thi công đài trà: “Điều này dẫn đến tình trạng chỉ tiến hành thí nghiệm, thiết kế cấp phối bê tông nhựa cho một mỏ vật liệu, nhưng khi thi công đại trà lại dùng vật liệu ở nhiều mỏ cung cấp khác có thành phần hạt và tỉ lệ hạt dẹt hoàn toàn khác loại vật liệu đã được thí nghiệm, dẫn đến chất lượng bê tông nhựa không đảm bảo ổn định dẫn đến hằn lún vệt bánh xe”- ông Hà nói và cho rằng, một số dự án vẫn dùng hàm lượng nhựa bằng 5,1 – 5,2% lớn hơn các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT dẫn đến việc sử dụng cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) với tỉ lệ lớn, độ rỗng dư nhỏ làm giảm khả năng chống hằn lún.
Ngoài ra, một số dự án lu lèn chưa đảm bảo nhưng đã cho thông xe, một số đoạn tuyến lưu lượng và tải trọng xe quá lớn tập trung ở các khu công nghiệp, ngã ba, ngã tư kèm với nắng nóng đã làm giảm tính ổn định của cấp phối bê tông nhựa…
VIẾT LONG
Theo_PLO
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?
Nhiều tuyến quốc lộ, đường cao tốc ở phía Bắc bị hằn lún, trong khi đó ở khu vực phía Nam ít xuất hiện hiện tượng này. Vì sao?
Hằn lún do vật liệu?
Trước tình trạng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên những tuyến đường mới đưa vào sử dụng, các chuyên gia đã có nhiều cuộc hội thảo tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đường bị hằn lún được chỉ ra là: Nhiệt độ môi trường thay đổi, xe quá tải, quy trình và chất lượng thi công, chất lượng nhựa đường hoặc các thành phần cốt liệu như: Cát, đá dăm...
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?
GS.TS. Dương Học Hải (Đại học Xây dựng) khẳng định, nếu nói nguyên nhân do nhiệt độ thời tiết nắng nóng, lượng phương tiện lưu thông tăng cao là thiếu chính xác. GS Hải cho biết, nhiệt độ mặt đường trên QL1 từ 30 năm trước đã trên 70oC chứ không phải bây giờ mới nóng thế. Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông nhựa mặt đường cũng đã tính toán đến yếu tố này. Do đó, nếu nói nguyên nhân làm bê tông nhựa bị nóng chảy do nhiệt độ tăng cao lúc trời nắng nóng là vô nghĩa. "QL1 làm mấy chục năm trước có bị làm sao đâu", GS Hải nói.
GS Hải đưa ra 3 yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Trước hết là khâu lựa chọn nhựa, tiếp đó là sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa và quan trọng nhất là khâu thi công. "Tất cả các khâu này đều do con người thực hiện, vì vậy đừng đỗ lỗi cho các yếu tố khách quan. Nếu các khâu này được thực hiện đúng quy trình, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, chắc chắc đường không thể bị hằn lún", GS Hải khẳng định.
Lý giải vì sao ở khu vực phía Bắc xuất hiện hằn lún nhiều hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang Phúc (Đại học GTVT) cho rằng ,có thể ở khu vực phía Bắc nguồn cốt liệu lựa chọn để thiết kế thành phần bê tông nhựa (đá, cát...) khó khăn hơn so với miền Nam. Bởi đa số đá ở miền Bắc chủ yếu là đá vôi có cường độ thấp nên việc phối trộn khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc Công ty CP ĐTXD BMT cho biết, tình trạng hằn lún vệt bánh xe không loại trừ khu vực miền Bắc hay miền Nam mà có thể xảy ra bất cứ ở đâu. Vấn đề là trong quy trình nghiên cứu, sản xuất và thi công bê tông nhựa mặt đường phải kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ hạn chế được hằn lún.
Cách nào xử lý triệt để hằn lún?
Câu hỏi đặt ra là có xử lý được triệt để vấn đề hằn lún vệt bánh xe đang gây bức xúc hiện nay không? Nhiều chuyên gia, các nhà thầu, đơn vị thi công đều khẳng định là hoàn toàn có thể xử lý được triệt để, quan trọng là các đơn vị có dám nhìn thẳng và quyết tâm không.
Thực tế, không phải ở khu vực phía Nam không có hằn lún vệt bánh xe. Mấy năm trước đã từng xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đường Đồng Văn Cống (đường liên tỉnh 25B) đã bị hằn lún vệt bánh xe. Đây là tuyến đường huyết mạch đi vào cảng Cát Lái với lưu lượng phương tiện dày đặc, đặc biệt là xe tải nặng, xe container. Đoạn đường này vừa mới đưa vào sử dụng tháng 5/2012, nhưng chỉ một thời gian sau đã bị hằn lún mặt đường ở làn xe container, có nơi hằn sâu gần 20cm.
Lúc đầu nhiều người cũng cho rằng tình trạng hằn lún là do xe tải nặng. Tuy nhiên, do không chẩn đoán chính xác "bệnh" nên sau nhiều lần sửa chữa đường vẫn bị hằn lún.
Ông Nguyễn Việt Sơn - Tổng giám đốc BMT là đơn vị được giao thực hiện xử lý hằn lún ở tuyến đường này cho biết, đơn vị đã phải qua nhiều lần nghiên cứu mới tìm được giải pháp tối ưu. Từ vật liệu nhựa đường thông thường, công ty đã nghiên cứu cải tiến bằng cách cho thêm một loại phụ gia tăng cường độ khi tạo hỗn hợp bê tông nhựa. Thay vì sử dụng nhựa đường polymer có giá đắt gấp 1,5 lần so với nhựa đường thông thường, nhựa đường này đã được cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu ở các vùng miền. Cuối cùng vật liệu này đã được sử dụng thí điểm ở một số đoạn trên đường Đồng Văn Cống và tình trạng hằn lún mặt đường được xử lý triệt để. Hiện tại, Công ty cũng đã lên kế hoạch dùng vật liệu này để sửa chữa toàn bộ tuyến đường này.
Công nghệ trên cũng được sử dụng trên Xa lộ Hà Nội. Với lưu lượng trên 50.000 lượt xe/ngày đêm, trong đó có nhiều xe container, xe tải nặng nhưng Xa lộ Hà Nội vẫn không hề hấn gì. Tương tự, tuyến QL1 đoạn An Sương - An Lạc cũng có lưu lượng phương tiện trên 30.000 lượt/ngày đêm, nhưng sau nhiều năm đưa vào sử dụng cũng không hề hằn lún. "Nếu nói nguyên nhân hằn lún là do xe quá tải thì đây là ví dụ điển hình", GS Dương Học Hải nói.
Theo Giao Thông Vận Tải
Chưa tìm ra nguyên nhân hằn lún trên quốc lộ Bộ trưởng, Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết đến nay ngành giao thông vận tải vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cơ bản để khắc phục triệt để và bền vững hiện tượng hằn lún vệt bánh xe đối với mặt đường bê tông nhựa. Theo ông Thăng, có những nhà thầu cam kết bảo hành đường năm năm, nhưng khi...