Công bố Luật Doanh nghiệp 2020: Nhiều cải cách quan trọng
Luật đã bổ sung quy định kiểm soát tập quyền, chống xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch hoá, công khai hoá thông tin của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu những nội dung lớn của ba luật về đầu tư, kinh doanh – (Ảnh Mỹ An)
Sáng 10/7 Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 10 đạo luật đã được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, trong đó có Luật Doanh nghiệp.
Gồm 10 chương, 218 điều, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng đã giới thiệu những cải cách quan trọng nhất của Luật Doanh nghiệp 2020. Cải cách đầu tiên là cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường, nổi bật là bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu “số” thay cho dấu “truyền thống”.
Luật cũng đã thiết lập cơ chế đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử với bộ hồ sơ điện tử mà không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay.
Video đang HOT
Cải cách tiếp theo được Thứ trưởng Vũ Đại Thắng giới thiệu là nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến. Theo đó, Luật mở rộng mức độ và phạm vi quyền của cổ đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Luật cũng hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông nhỏ.
Cải cách của luật còn hướng đến nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.
Cụ thể, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi để xác định rõ loại doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu hơn 50% (đến dưới 100%) vốn điều lệ để có cách thức và phương thức quản lý, giám sát phù hợp.
Luật cũng bổ sung quy định kiểm soát tập quyền, chống xung đột lợi ích và đảm bảo tính minh bạch hoá, công khai hoá thông tin của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.
Cải cách tiếp theo được lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu là Luật sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhằm đa dạng hoá nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư kinh doanh. Luật đã bổ sung quy định đa dạng hoá thêm sản phẩm giao dịch cho thị trường chứng khoán, đồng thời, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, có cơ hội lớn trong thu hút vốn từ nhà đầu tư, báo gồm cả nhà đầu tư nước ngoài.
“Luật Doanh nghiệp còn tạo thuận lợi hơn cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp, bổ sung quy định về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần (thay vì chỉ được chuyển đổi thành công ty TNHH như quy định hiện hành)”, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng thông tin.
Thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn
Tại Diễn đàn "Bất động sản 2020: Cơ hội mới từ chính sách và thị trường" được tổ chức ngày 9/7, nhiều ý kiến cho biết, thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn, cần có sự tháo gỡ từ chính sách cho đến thủ tục hành chính.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thị trường bất động sản đang phát triển bất ổn do tác động của Covid-19, các dự án dừng, hoãn, những chồng chéo về pháp luật trong thủ tục đang là trở ngại cho sự gia tăng nguồn cung của thị trường bất động sản trong khi nhu cầu vẫn cao. Trong khi đó, phân khúc văn phòng lại có tỉ lệ tiêu thụ thấp.
Do đó, cần bàn các giải pháp để phát triển thị trường bất động sản do đây là một trong những thị trường quan trọng góp phần kích hoạt cho quá trình phục hồi nền kinh tế.
Trước hết, cần thúc đẩy thực hiện các gói hỗ trợ hiện có, có thể mở rộng quy mô, nguồn lực các gói hỗ trợ, đồng thời, mở các gói hỗ trợ mới, đặc biệt là các gói tín dụng trung và dài hạn cho các dự án quan trọng, cốt lõi.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cần linh hoạt nhưng phải ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách tài khoá phải tạo thuận lợi hơn nữa để giải quyết vấn đề thanh khoản, đầu tư của các doanh nghiệp và đề nghị Quốc hội, Chính phủ rà xét để xoá bỏ 20 điểm chồng chéo trong chính sách đất đai, xây dựng.
Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc kinh doanh MIK Group cho biết sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn. Đây cũng là bước thử với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quỹ đất hạn chế hoặc doanh nghiệp không có thể mạnh về tài chính. Thời điểm đòi hỏi chủ đầu tư phải tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: Thị trường bất động sản liên quan hơn 10 luật khác nhau từ Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, các luật liên quan tới thuế, phí..., kinh doanh bất động sản đặc biệt nhạy cảm với thay đổi chính sách.
Do vậy các doanh nghiệp mong chờ chính sách mới, mong chờ được tháo gỡ vướng mắc, tuy nhiên, các văn bản mới được ban hành để tháo gỡ nhiều khi lại vấp phải những quy định mới, gây thêm khó khăn.
Đơn cử, khi chuẩn bị dự án, các chủ đầu tư tính toán các chi phí để huy động. Nhưng theo văn bản mới ban hành thì chi phí tăng lên khiến nhà đầu tư vỡ trận, nhiều dự án đổ bể. Chính vì vậy, có dự án 10 năm không thực hiện được bởi vướng mắc ở những cơ chế chính sách.
Chưa kể, trên thực tế có tình trạng văn bản 6 tháng mới có hiệu lực nhưng cũng có văn bản có hiệu lực ngay khiến cho doanh nghiệp không xoay xở kịp. "Nên chăng văn bản có lợi cho người dân, cho doanh nghiệp có thể có hiệu lực ngay. Còn văn bản nào có tác động lớn tới doanh nghiệp thì có hạn 1-2 năm mới có hiệu lực", ông Hà kiến nghị.
Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng kiến nghị tiếp tục giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19 hiện nay như giảm lãi suất, chậm nộp kéo dài khoảng 12 tháng hay tạm hoãn việc ký quỹ để cho phép dự án đầu tư. Đặc biệt là hướng dẫn cụ thể cho DN trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, dự án sử dụng đất phải đấu thầu, đấu giá...
Kuwait được nâng hạng từ tháng 11/2020, cơ hội vốn ngoại chảy mạnh hơn vào chứng khoán Việt Nam Vào 3h sáng ngày 24/6/2020, MSCI đã công bố Báo các xếp hạng thị trường năm 2020. Trong báo cáo, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market). Trước đó, SSI Research cho biết rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ hơn kể từ năm 2021 đối với Việt Nam khi nhiều văn bản pháp lý...