Công bố loạt tiến triển mới trong nghiên cứu chống COVID-19: lạc quan nhưng cần thời gian
Trang China Daily đã cập nhật một số tín hiệu lạc quan mới từ các phòng nghiên cứu trên toàn thế giới trước cuộc chạy đua chống lại virus COVID-19.
Thuốc chữa trị
Theo ông Zhang Xinmin, người đứng đầu Trung tâm phát triển công nghệ sinh học Quốc gia Trung Quốc, ba loại thuốc có nhiều hứa hẹn trong việc điều trị virus corona chủng mới hiện đã được thử nghiệm trên người tại Trung Quốc và các kết quả ban đầu cho thấy bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là thuốc chống sốt rét chloroquine, thuốc chống cúm favipiravir và thuốc remdesivir. Chúng được lựa chọn từ một danh sách 100 loại thuốc khác nhau sau khi chứng minh được tác động lên các tế bào lây nhiễm trong môi trường thí nghiệm có kiểm soát.
Chloroquine là thuốc đã phổ biến từ lâu, đồng nghĩa với việc độ an toàn đã được kiểm chứng. Hơn 100 bệnh nhân tại 10 bệnh nhân tại Bắc Kinh và Quảng Đông đang được điều trị bằng loại thuốc này.
Còn đối với favipiravir, 70 bệnh nhân đang được dùng thử nghiệm tại Thâm Quyến. Mặc dù cho thấy các tác động hiệu quả đối với điều trị virus COVID-19 nhưng favipiravir cũng để lại một số tác dụng phụ nhẹ. Trong khi đó, remdesivir là một loại thuốc do công ty Mỹ Gilead Sciences sản xuất dùng để chống lại căn bệnh Ebola. Nó đang được thử nghiệm tại hơn 10 cơ sở y tế tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. “Chúng tôi sẽ biết về các kết quả lâm sàng sớm thôi”, ông Zhang nói.
(ảnh minh họa: China Daily)
Vaccine
Trung Quốc đang thử nghiệm nhiều loại vaccine khác nhau chống lại COVID-19 và một vài trong số đó, đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên động vật.
Video đang HOT
Ông Zhang cho hay, COVID-19 là một mầm bệnh mới, do đó quá trình nghiên cứu vaccien cũng như đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cần tốn nhiều thời gian. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian và những gì mà giới nghiên cứu khoa học Trung Quốc đạt được cho tới nay cũng khá tương đồng với tiến triển từ các đồng nghiệp quốc tế.
Nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc Yan Jinghua nói, các loại vaccine đều có những điểm cộng và trừ riêng nhưng độ an toàn phải là ưu tiên hàng đầu. Bà Yan tiết lộ, nhóm của bà đang nghiên cứu một loại vaccine tái tổ hợp sử dụng protein từ bề mặt virus để kích thích các phản ứng miễn dịch trong tế bào. Loại vaccine này đang trong giai đoạn thử nghiệm trên động vật.
Theo Bộ Y tế Mỹ, một trong những lợi thế lớn nhất của vaccine tái tổ hợp là nó có thể được sử dụng cho hầu hết mọi người, bao gồm cả những người có hệ miễn dịch kém và có vấn đề sức khỏe từ trước.
Điều trị
Giám đốc của Viện Động vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc Zhou Qi giải thích, các nhà khoa học Trung Quốc đang sử dụng thuốc dùng trong điều trị bệnh thấp khớp để xử lý các phản ứng nhiễm độc (cytokine storm) – một nguyên nhân chính gây ra tử vong trong các trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị ốm nặng.
Cytokine storm là một tình trạng nghiêm trọng khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá và sản sinh ra một lượng tế bào miễn dịch nhiều hơn mức cần thiết và tấn công cả các tế bào mạnh khỏe bên cạnh các mầm bệnh. Sự xuất hiện của phản ứng nhiễm độc là dấu hiệu cho thấy, một bệnh nhân với các triệu chứng vừa phải đang rơi vào trạng thái tồi tệ hơn thậm chí là nghiêm trọng.
Các nhà khoa học Trung Quốc giờ đây đang tìm cách để làm giảm nguy cơ phản ứng nhiễm độc và tác hại của chúng với cơ thể. Một cách tiếp cận là sử dụng thuốc điều trị thấp khớp giúp kiềm chế khả năng hệ miễn dịch phản ứng thái quá.
Một số loại thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng trên 14 trường hợp nguy kịch trong đó có cả một bệnh nhân 82 tuổi.
“Kết quả từ những ca bệnh trên khá tích cực”, ông Zhou nói. “Nếu các kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả, chúng tôi sẽ nhân rộng cách điều trị này đối với các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch càng sớm càng tốt”.
“Những nghiên cứu về giảm phản ứng nhiễm độc vẫn đang được tiến hành. Tôi tin tưởng sẽ có thêm các loại thuốc khác được đưa vào phác đồ điều trị”, ông Zhou hy vọng.
Chẩn đoán
Mới đây, Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo thành công phương pháp chẩn đoán mới sử dụng huyết thanh máu, có thể đưa ra kết luận chính xác chỉ trong vòng 15 phút, đồng thời giúp giảm khả năng bị phơi nhiễm cho các nhân viên y tế.
Bộ xét nghiệm mới đã vượt qua vòng đánh giá sơ bộ trong phòng thí nghiệm và các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Chúng bắt đầu được phân phối tới Vũ Hán, Hoàng Cương, Đại Dã và một số thành phố khác tại tỉnh Hồ Bắc để bổ sung cho biện pháp xét nghiệm acid nucleic của virus đang được sử dụng.
Biện pháp xét nghiệm thông thường yêu cầu bác sỹ phải lấy mẫu từ cổ họng hoặc mũi của bệnh nhân. Mặc dù tiện lợi, nhưng kết quả của nó có độ chính xác thấp hơn so với biện pháp lấy mẫu từ phổi (vốn tốn nhiều thời gian hơn). Ngoài ra, khả năng lây chéo từ người bệnh cũng cao hơn.
Biện pháp huyết thanh máu mới loại bỏ các bất cập trên bởi vì bác sỹ có thể phân tích các mẫu máu từ trong phòng thí nghiệm một cách an toàn. Nó cũng phát hiện virus ngay cả khi mẫu máu đã bị loãng từ 500 tới 1.000 lần – có nghĩa là mức độ nhạy cảm cao và gần như chắc chắn không đưa ra kết quả sai.
Minh Đức
Theo toquoc
Thuốc kháng virus Remdesivir làm tăng hy vọng sản xuất vaccine COVID-19
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng rằng thuốc chống virus Remdesivir đang được thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc có thể có hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 (nCov) do chủng mới của virus Corona gây ra.
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng thuốc ngừa virus ở khỉ có thể điều trị thành công dịch COVID-19 (nCoV) ở người. Ảnh: Reuters.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn báo cáo nghiên cứu được công bố trong Tập san của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 13/2 cho biết Công ty dược phẩm Gilead Science đã thử nghiệm thuốc kháng virus Remdesivir và kết quả cho thấy loại thuốc này có thể ngăn ngừa bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng trên những con khỉ mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) - một căn bệnh truyền nhiễm có liên quan tới chủng virus Corona bắt nguồn từ Trung Quốc.
Các nhà khoa học của Viện các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ (NIAID) đã thử nghiệm thuốc kháng virus Remdesivir 24 giờ trước khi khỉ bị nhiễm virus MERS và một nhóm những con khỉ khác 12 giờ sau khi bị nhiễm bệnh - khoảng thời gian virus ở khỉ hoạt động mạnh nhất. Hai nhóm khỉ thử nghiệm này sau đó sẽ được đối chiếu với những con khỉ không được điều trị trong một nhóm kiểm soát. Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần bởi Cơ quan nghiên cứu và phát triển tiến bộ y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Sau 6 ngày, kết quả cho thấy tất cả các động vật không được điều trị đã nhiễm bệnh. Những con khỉ được điều trị trước khi bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu mắc bệnh, có mức độ virus thấp hơn trong phổi và không bị tổn thương phổi.
Các con khỉ được điều trị sau khi nhiễm bệnh cũng có những triệu chứng tốt hơn. Chúng mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn, mức độ virus trong phổi cũng thấp hơn và phổi bị tổn thương ít nghiêm trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho biết.
Đã có nhiều loại thuốc được thử nghiệm thành công ở khỉ nhưng thất bại ở người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này ít nhất sẽ tiếp thêm hy vọng cho các nghiên cứu đang được tiến hành ở Trung Quốc và sử dụng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, nhà virus học từng làm cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người đồng chủ trì một diễn đàn nghiên cứu tại Geneva, cho biết các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm thuốc trên bệnh nhân, nhưng có thể vài tuần nữa họ mới chắc chắn rằng thuốc có tác dụng trên người hay không.
Thuốc Remdesivir trước đây đã được chứng minh có khả năng bảo vệ những con khỉ khỏi virus Ebola, nhưng nó không có khả năng ngừa virus Ebola ở người. "Loại thuốc này không được thử nghiệm thành công ở Ebola, nhưng có một dấu hiệu cho thấy nó có thể ngăn ngừa thành công virus Corona", Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia Mỹ, cho biết.
Dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán từ tháng 12/2020 đã lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến sáng 14/2, toàn thế giới đã ghi nhận 64.429 số người nhiễm bệnh, 1.383 ca tử vong và 7.080 người bình phục. Ba ca tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hong Kong và một cụ bà ở Nhật Bản.
Theo Hải Vân/Báo Tin tức
WHO trông đợi kết quả điều trị corona bằng thuốc kháng HIV Các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm kết hợp hai loại kháng HIV để điều trị Covid-19, kết quả sơ bộ sẽ có trong vài tuần. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 12/2 trong cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, cựu chuyên gia virus của WHO, là đồng chủ tịch diễn dàn...