Công bố lịch thi Kiểm tra năng lực của Trường Đại học Quốc Tế
Kỳ thi Kiểm tra năng lực năm 2021 sẽ diễn ra trong hai ngày, ngày 29 và 30-5-2021.
Chiều 10-3, Trường ĐH Quốc Tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố thông tin về kỳ thi Kiểm tra năng lực do nhà trường tổ chức năm 2021.
Theo nhà trường, đây là kỳ thi được trường tổ chức từ năm 2017, nhằm hướng tới việc đánh giá dựa trên thế mạnh của thí sinh. Thí sinh được lựa chọn môn thi sở trường của mình, được đánh giá đúng năng lực thực tế và nội dung đề thi gói gọn trong kiến thức chương trình THPT. Đồng thời, kỳ thi cũng tạo thêm cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào trường.
Kỳ thi này dành cho tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh dự thi trong một đợt Kiểm tra năng lực tại Trường ĐH Quốc tế. Ảnh: PHẠM ANH
Về thời gian , thời gian bắt đầu đăng ký từ ngày 1-4 đến 29-4. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường, qua trực tuyến hoặc bưu điện. Lệ phí là 100.000 đồng/môn thi.
Các em sẽ nhận giấy báo thi từ ngày 11-5 đến 20-5. Và ngày thi sẽ diễn ra trong hai ngày, ngày 29 và 30-5-2021.
Trong đó, ngày 29-5, buổi sáng thi hai môn bắt buộc gồm Toán và Tư duy Logic. Buổi chiều là môn tự chọn, Vật lý hoặc Sinh học.
Video đang HOT
Ngày 30-5 (chủ nhật), buổi sáng thi môn tự chọn tiếng Anh, buổi chiều cũng thi môn tự chọn là Hóa học.
Về nội dung thi , TS Huỳnh Khả Tú, Trưởng Phòng Đào tạo Đại học của trường, cho biết nội dung kiến thức gói gọn trong chương trình THPT và chú trọng kiến thức năm lớp 12. Tất cả các môn thi dưới hình thức thi trắc nghiệm bằng tiếng Việt (trừ môn thi Tiếng Anh).
“Thí sinh không cần giỏi toàn diện, chỉ cần tập trung vào thế mạnh cá nhân thông qua bài thi theo môn tự chọn trong các môn Vật lý, Sinh học, Hóa học hoặc Tiếng Anh cùng với hai môn bắt buộc là Toán và Tư duy Logic. Thí sinh được đánh giá dựa trên năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tính toán giải quyết vấn đề, tư duy logic, năng lực suy luận và sáng tạo, đánh giá kiến thức tự nhiên, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ” – TS Tú chia sẻ.
Về cách tính điểm , điểm các môn thi tính theo thang điểm 100. Điểm các môn thi bắt buộc và tự chọn có hệ số bằng nhau (hệ số 1). Câu trả lời đúng được tính điểm, sai không bị trừ điểm. Các câu hỏi có điểm bằng nhau.
Riêng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng được tính theo Quy định của Bộ GD&ĐT (quy về thang điểm 100).
Về xét tuyển , điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi (hai môn bắt buộc và một môn tự chọn). Điều kiện xét tuyển là điểm xét tuyển không nhân hệ số cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) từ 180 trở lên.
Việc xét tuyển sẽ theo nguyên tắc thí sinh được xếp thứ tự theo điểm xét tuyển (từ cao xuống thấp) và sẽ được chọn trúng tuyển cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh điểm xét tuyển bằng nhau và hết chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét tiêu chí phụ là điểm môn Toán (bắt buộc), kết quả quá trình học THPT.
Được biết, năm nay, nhà trường dành 20-50% chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức tuyển sinh bằng xét kết quả từ kỳ thi Kiểm tra năng lực này.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh
Năm 2021, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi này chiếm tới 50% tổng chỉ tiêu.
Ngày 19/1, trường ĐH Quốc tế cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay là 3.110 sinh viên, trong đó các ngành do nhà trường cấp bằng với 1.860 chỉ tiêu và chương trình liên kết với 1.250 chỉ tiêu. Trường ĐH Quốc tế mở thêm 2 ngành đào tạo mới là khoa học máy tính và quản lý xây dựng.
Các phương thức xét tuyển của trường ĐH Quốc tế, gồm:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, từ 40-60% chỉ tiêu năm 2021. Tiêu chí: Xét tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo khối đăng ký xét tuyển.
Phương thức 2: Xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG TP. HCM), từ 5 - 15% chỉ tiêu.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2021 của Bộ GD - ĐT, với khoảng 1% chỉ tiêu.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi kiểm tra năng lực của trường ĐH Quốc tế tổ chức, với 20 - 50% chỉ tiêu.
Bài kiểm tra để đánh giá các loại năng lực của thí sinh: Ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực tính toán - giải quyết vấn đề, tư duy logic, đánh giá kiến thức tự nhiên, năng lực suy luận tổng hợp và tính sáng tạo, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Thí sinh thi 3 môn, gồm 2 môn bắt buộc (toán học, tư duy logic) và 1 môn tự chọn (chọn 1 trong 4 môn lý, hóa, sinh, tiếng Anh). Nội dung kiến thức nói trên là nằm trong chương trình trung học phổ thông và tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12".
Phương thức 5: Xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế hoặc tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài với 5 - 10% chỉ tiêu.
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế (ACT, SAT) hoặc tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài (IB, A-level) hoặc tương đương.
Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM với 10 - 30% chỉ tiêu.
Đối với thí sinh đăng ký tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh ở các phương thức 1, 2 và 4, nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS hoặc TOEFL iBT thì được quy đổi điểm trung bình môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển như sau:
Nữ tiến sĩ Việt dùng quang học và AI phát hiện ung thư da sớm Tiến sĩ Phạm Thu Hiền và cộng sự dựa trên kết quả nghiên cứu phân cực ánh sáng rồi ứng dụng AI - mạng tích chập trong xử lý hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và phân loại ung thư da sớm. Tốt nghiệp loại giỏi ngành Cơ - điện tử, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, Phạm Thị Thu Hiền giành học bổng...