Công bố kết quả xác định giá trị DN cổ phần hóa EVNGENCO2
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức lễ công bố kết quả xác định giá trị DN cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) – EVNGENCO2.
Theo đó, giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ – EVNGENCO 2 được Liên doanh Tư vấn AASC – UHY xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính được Kiểm toán độc lập KPMG kiểm toán và được công bố rộng rãi trên website của đơn vị cũng như Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ – EVNGENCO 2 được rà soát thận trọng, chặt chẽ, công khai, dân chủ và minh bạch, đúng trình tự, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành với sự thẩm tra và giám sát của Tổ giúp việc, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, sự kiểm tra của cơ quan thuế, ý kiến chấp thuận về phương án sử dụng đất của UBND các tỉnh, thành liên quan và được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán.
Video đang HOT
Trên cơ sở kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Công văn số 21/KTNN – TH ngày 21/1/2020, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của Liên danh Tư vấn AASC-UHY và EVNGENCO 2, kết quả thẩm tra của Tổ Giúp việc và Ban Chỉ đạo cổ phần hoá, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 150/QĐ-UBQLV ngày 30/3/2020 phê duyệt kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 với các nội dung chính:
Thông qua giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2019 của Công ty mẹ – EVNGENCO 2 để cổ phần hoá sau khi có báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Cụ thể, giá trị thực tế Công ty mẹ-EVNGENCO 2 để cổ phần hoá là 46.102.241.909.599 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ – EVNGENCO 2 là 26.605.439.524.772 đồng.
Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tài sản cố định hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi có giá trị còn lại là 5.694.156.764 đồng được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.
Hiện nay, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN, EVNGENCO 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo đúng quy định, dự kiến Phương án cổ phần hoá sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020 đảm bảo đúng tiến độ được duyệt.
4 tháng đầu năm 2020: Không có doanh nghiệp nào cổ phần hóa
Bộ Tài chính cho biết, tiến độ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước hiện khá chậm khi 4 tháng đầu năm không có doanh nghiệp nào cổ phần hóa.
Tiến độ cổ phần hóa đang diễn ra rất chậm. Ảnh: Internet
Cũng trong thời gian này, Bộ Tài chính nhận được báo cáo cổ phần hóa của 3 đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Hậu Giang (đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2019).
Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 4/2020, đã có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 174 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.
Về tình hình thoái vốn, trong 4 tháng đầu năm nay, có 6 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 84 tỷ đồng, thu về 241 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 318 tỷ đồng, thu về 551 tỷ đồng.
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - tháng 4/2020: thoái 25.172 tỷ đồng, thu về 171.865 tỷ đồng. Trong đó: thoái vốn nhà nước tại 98 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.788 tỷ đồng, thu về 9.206 tỷ đồng.
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần); TP. Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp).
Lũy kế từ năm 2017 đến tháng 4/2020: cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco) tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.597 tỷ đồng, thu về 52.266 tỷ đồng.
Loay hoay quả bóng nợ Vinawaco Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về món nợ "ngoài sổ sách" khi cổ phần hóa Vinawaco? Vinawaco cổ phần hóa vào năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa được quyết toán vốn để chính thức vận hành theo mô hình công ty cổ phần. Khúc mắc lớn nhất nằm ở khoản nợ mua 3 tàu từ năm 1995 với chi phí 12...