Công bố kết quả liên kết chuỗi giá trị lúa gạo dự án VnSAT
Chiều 23/9, tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố các kết quả liên kết chuỗi giá trị dự án VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam), thuộc hợp phần lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết bao tiêu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao giữa 4 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long và 8 hợp tác xã tiêu biểu của các tỉnh, thành tham gia dự án VnSAT.
Sản phẩm gạo của Công ty Lương Thực Đồng Tháp có nguồn gốc từ các diện tích lúa được sản xuất trong dự án VnSAT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Theo báo cáo của Ban quản lý các dự án nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những hỗ trợ từ dự án VnSAT đã tác động mạnh mẽ giúp thay đổi trình độ sản xuất, năng lực quản lý, giảm thất thoát sau thu hoạch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo lớn đến tìm hiểu bao tiêu và liên kết sản xuất.
Theo đó, sau gần 5 năm triển khai dự án, tính đến vụ Hè Thu năm 2020 đã có 56.554 ha diện tích trồng lúa co hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Theo đó, có 19.801 ha lúa vụ Hè Thu của VnSAT được doanh nghiệp bao tiêu cao hơn so với giá lúa cùng chủng loại trên thị trường từ 100 – 300 đồng/kg. Đơn cử như tỉnh Cần Thơ có 3.561 ha được bao tiêu bởi 5 doanh nghiệp, 2.303 ha ở Hậu Giang được 8 doanh nghiệp bao tiêu; Kiên Giang có 2.870 ha được 3 doanh nghiệp bao tiêu,…
Video đang HOT
Đặc biệt trong năm 2018, dự án VnSAT đã triển khai hoạt động tư vấn hỗ trợ liên kết chuỗi giúp nâng cao trình độ quản ký chất lượng, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm lúa, lúa giống và gạo của hơn 100 hợp tác xã. Trong đó, có hơn 30 hợp tác xã được cấp Mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm và 8 hợp tác xã tiêu biểu nhất được dự án án hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, mẫu mã bao bì, trang thương mại điện tử.
Dự án VnSAT là dự an sư dung vôn vay cua Ngân hang Thê giơi (WB), đươc triên khai tư năm 2015-2020 vơi tông sô vôn hơn 300 triêu USD; trong đó, vốn vay từ nguồn ưu đãi của WB là 230 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng và vốn tư nhân.
Dư an đươc triên khai trên 13 tinh, gồm 5 tinh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đông) va 8 tinh vung Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Cân Thơ, Đông Thap, Hâu Giang, Kiên Giang, Long An, Soc Trăng va Tiên Giang).
Muc tiêu chung của dự án la gop phân triên khai thưc hiên đê an tai cơ câu nganh nông nghiêp; đôi mơi phương thưc canh tac bên vưng va nâng cao chuôi gia tri cho nganh lua gao, ca phê ơ hai vung san xuât hang hoa lơn cua Viêt Nam la Đồng bằng sông Cửu Long va Tây Nguyên.
Trong 5 năm triển khai thực hiện, dự án VnSAT đã có những tác động mạnh mẽ, nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu 2 ngành hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam là lúa gạo và cà phê. Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị, dự án VnSAT đã hỗ trợ hình thành hợp tác xã có năng lực tốt với những vùng nguyên liệu lớn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Tính đến tháng 9/2020, dự án đã thành lập và củng cố 318 tổ chức nông dân. Các tổ chức nông dân này được đào tạo tập huấn về canh tác lúa bền vững với diện tích áp dụng lên đến 148.738 ha, giúp tăng lợi nhuận ròng/ha lên mưc 26,4% đôi vơi nông dân tham gia dự án. Áp dụng các giải pháp canh tác lúa bền vững đã giúp hoạt động sản xuất lúa trên toàn dự án giảm 1,17 triệu tấn khí thải/năm nhằm bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.
Song song với đó, dự án VnSAT còn đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển sản xuất như đầu tư 118 km đường giao thông, 21 km kênh mương, 42 cầu cống, 36 kho tạm trữ với diện tích gần 30.000 m2, 29 nhà bao che với diện tích gần 5.000 m2, 25 km đường điện, 58 trạm biến áp, 50 trạm bơm, 17 máy sấy lúa, 9 máy tách hạt, 4 máy đóng bao lúa, 9 máy cuốn rơm, 3 máy cấy lúa và 9 máy phun hạt.
Tiềm năng gạo sạch Vị Thủy
Với mục tiêu thay đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy đang xây dựng những cánh đồng lúa không sử dụng thuốc hóa học.
Đến nay, sản phẩm "Gạo sạch Vị Thủy" của hợp tác xã đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã được công nhận là sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh với nhiều tiềm năng phát triển.
Lãnh đạo Hợp tác xã Tân Long kiểm tra cánh đồng lúa sạch Thu Đông 2020.
Thay đổi phương thức canh tác
Những cánh đồng lúa của hợp tác xã Tân Long, ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy hiện đang trong giai đoạn trổ. Với 51 thành viên, sản xuất trên diện tích 59 ha, đây là năm thứ 2, hợp tác xã thực hiện sản xuất lúa hữu cơ với những quy trình nghiêm ngặt. Trước khi bước vào vụ mới, các công đoạn xử lý đất, diệt cỏ, cách ly thuốc hóa học đều được thực hiện rất kỹ lưỡng. Hạt giống cũng không dùng chất kích thích nảy mầm mà được ngâm và lên mộng tự nhiên. Trong quá trình canh tác, nông dân chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
Kể về những bước đầu tiên của con đường sản xuất gạo hữu cơ, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long cho biết, trước đây, hợp tác xã trồng lúa theo thói quen canh tác lâu năm, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vốn đầu tư nhiều, đất bị ô nhiễm, sức khỏe bị ảnh hưởng sau mỗi vụ lúa nhưng giá trị của hạt gạo lại không tăng.
Từ đó, ban lãnh đạo hợp tác xã đặt vấn đề tại sao không sản xuất theo nhu cầu xã hội, đó là nhu cầu sử dụng lương thực chất lượng, không gây ảnh hưởng sức khỏe sau này và quyết định chuyển hướng sang sản xuất lúa hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học từ năm 2019.
Việc chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, bởi bà con chưa quen với cách thức canh tác mới, năng suất của lúa hữu cơ cũng không cao như lúa vô cơ. Tuy nhiên, từ thành công của những vụ lúa đầu tiên và nhận thấy những lợi ích về sức khỏe, môi trường của việc sản xuất theo hướng hữu cơ, đến nay, thành viên trong hợp tác xã rất ủng hộ cách làm mới và áp dụng thuần thục quy trình VietGAP.
Có 5,2 ha lúa áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, ông Châu Thanh Bạch, thành viên Hợp tác xã Tân Long chia sẻ, từ khi áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, với việc tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì trong quá trình canh tác còn bảo vệ tốt sức khỏe cho người nông dân vì không sử dụng hóa chất; việc ô nhiễm chất hóa học trên đất canh tác cũng được hạn chế nhiều.
Công chăm sóc của cách canh tác mới cũng nhẹ hơn do mỗi vụ chỉ phun thuốc hữu cơ 2 lần nhưng vẫn kiểm soát hầu hết các bệnh trên lúa. Một cách chăm sóc lúa độc đáo trong quá trình canh tác của hợp tác xã Tân Long là việc nông dân sử dụng hỗn hợp sữa tươi và trứng gà sống để phun phòng ngừa dịch hại. Theo bà con nông dân, hỗn hợp trên giúp lá lúa dày và to thêm nên sâu không cuốn được lá lúa, thu hút được nhiều thiên địch bảo vệ cây lúa.
Sản phẩm gạo sạch của huyện Vị Thủy.
Không chỉ thành viên hợp tác xã, những người sống nhờ nghề phun thuốc mướn tại địa phương cũng đồng tình với việc canh tác lúa hữu cơ. Bởi họ là những người chịu ảnh hưởng rõ nhất khi sử dụng thuốc hóa học.
Nếu như trước đây, người nông dân chỉ lấy sản lượng, năng suất làm thước đo cho hiệu quả phương thức canh tác thì nay, giá trị của sản phẩm đang trở thành tiêu chí để những thành viên hợp tác xã đánh giá và cũng là cơ sở để hợp tác xã vận động nông dân liên kết, chuyển đổi theo hướng sản xuất hữu cơ.
Theo thống kê qua những vụ lúa đầu tiên, năng suất lúa sản xuất theo hình thức hữu cơ đạt trung bình từ 5,2 - 5,5 tấn/ha, chỉ thấp hơn sản xuất lúa vô cơ từ 0,5 - 0,8 tấn/ha nhưng giá thành bán ra cao hơn khoảng 500 đồng/kg, chi phí đầu tư cho 1 ha lúa cũng giảm được từ 7 - 8 triệu đồng do sử dụng chất hữu cơ. Như vậy, tính bình quân nông dân sản xuất lúa hữu cơ có lợi nhuận gấp khoảng 1,2 lần so với lúa vô cơ.
Tiềm năng gạo sạch
Lúc mới hình thành, chưa nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo sạch Vị Thủy; điều kiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc cũng không đảm bảo do kinh phí của hợp tác xã vẫn còn hạn chế. Nhận thấy tiềm năng của sản phẩm gạo sạch, lãnh đạo huyện Vị Thủy đã động viên, hỗ trợ hợp tác xã về truy xuất nguồn gốc, bao bì để từng bước trở thành sản phẩm OCOP.
Đến nay, sản phẩm "Gạo sạch Vị Thủy" của hợp tác xã đã có tem truy xuất nguồn gốc, đang được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chứng nhận nhãn hiệu. Sản phẩm cũng vừa được hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và trở thành sản phẩm đầu tiên của huyện Vị Thủy được chứng nhận OCOP cấp tỉnh.
Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP như là đòn bẩy để "Gạo sạch Vị Thủy" tiếp cận nhiều thị trường hơn. Ngoài những đơn đặt hàng làm đại lý phân phối của các công ty, người tiêu dùng tại các tỉnh trong khu vực gọi điện tìm đến mua sản phẩm thì hợp tác xã cũng được Sở Công Thương hỗ trợ kết nối với Co.opmart để chuẩn bị đưa sản phẩm vào siêu thị.
Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long phấn khởi nói: "Khi sản phẩm gạo sạch được hội đồng OCOP cấp tỉnh thống nhất công nhận sản phẩm đạt chuẩn 4 sao OCOP và được giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian ngắn gần đây, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ nhu cầu thị trường lớn, sắp tới, hợp tác xã tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ để tạo ra sản phẩm gạo sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và môi trường. Dự kiến trong vụ lúa Đông Xuân tới, hợp tác xã sẽ liên kết khoảng 1.200 ha lúa sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm".
Ông Thích cũng cho biết thêm, trước mắt, hợp tác xã sẽ sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nếu có doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu thì tiếp tục mở rộng. Phương châm sản xuất của hợp tác xã là sản xuất theo năng lực hợp tác xã và nhu cầu thị trường, thị trường nhu cầu tới đâu sẽ mở rộng diện tích tới đó chứ không làm ồ ạt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, các giống lúa được thành viên hợp tác xã Tân Long sử dụng để canh tác là ST 24, ST 25, OM 18 và OM 5451. Hợp tác xã dự kiến sẽ khép kín vùng trồng, chia khu vực đất phù hợp từng loại giống và trồng giống lúa chất lượng cao tại những vùng đất đã được xử lý bớt tồn dư chất hóa học.
Thành viên HTX Tân Long đóng gói sản phẩm gạo sạch chuẩn bị xuất ra thị trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy, ông Trương Trần Trọng Hiếu cho biết, trong thời gian qua, mô hình gạo sạch của hợp tác xã Tân Long đã cho thấy hiệu quả bước đầu, được huyện định hướng xây dựng thương hiệu "Gạo sạch Vị Thủy" và đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đầu tiên của huyện.
Địa phương cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ phân bón, lúa giống cho hợp tác xã; phối hợp Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cầu nối cho hợp tác xã xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy thông tin thêm, thời gian tới, huyện sẽ làm việc với các ngành chuyên môn tìm nguồn vốn hỗ trợ cho hợp tác xã như vốn từ dự án VnSAT (dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam). Khi được dự án VnSAT đầu tư, huyện sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án VnSAT hỗ trợ cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, sân phơi cho hợp tác xã với tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng.
Đồng thời, huyện sẽ định hướng cho hợp tác xã về bao tiêu sản phẩm, mở rộng diện tích thêm khoảng 1.000 ha theo từng giai đoạn để xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp trông chờ gì ở gói hỗ trợ lần 2? Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vượt qua cú sốc COVID-19, các bộ ngành đang nghiên cứu chính sách về gói hỗ trợ lần 2. Cách nào để gói hỗ trợ không kém hiệu quả, đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận... như gói hỗ trợ lần 1? ề xuất nhiều chính sách cho DN nhỏ, siêu nhỏ...