Công bố kết quả đo lường hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của công an
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, diễn ra ngày 29/10, Bộ Công an đã công bố kết quả xác định kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ lực lượng công an nhân dân các địa phương năm 2021 trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Theo Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, công tác cải cách hành chính có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đặc biệt, công tác cải cách hành chính đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 thể hiện những nỗ lực của lực lượng công an trong công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; chỉ số cải cách hành chính trung bình của công an các đơn vị, địa phương ở mức cao (84,24%). Mức đánh giá chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức mang tính toàn diện trên cả 4 cấp, từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã đối với các nhóm thủ tục hành chính có số lượng và tần suất giải quyết lớn, với sự tham gia điều tra xã hội học sâu rộng.
Hội nghị trực tuyến Công bố kết quả đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của công an nhân dân.
Năm 2021 là năm thứ ba Bộ Công an đo lường sự hài lòng của người dân với quy mô toàn lực lượng, với tổng số phiếu điều tra phát ra tới người dân là 29.350 phiếu, thu về là 28.849 phiếu (đạt 98,3%).
Theo Thiếu tướng Vũ Ngọc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (VO3 – Bộ Công an), kết quả khảo sát đo lường năm 2021 giúp Bộ Công an có thêm thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hiệu quả cải cách hành chính nói chung và việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói riêng; đồng thời, giúp Công an các địa phương nắm bắt được thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và là hình thức để người dân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát, phản ánh tiếng nói của mình đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Qua khảo sát, có 97,96% người dân được hỏi cảm thấy hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong Công an nhân dân, tăng 1,51% so với năm 2020, tăng 11,27% so với năm 2019. Như vậy, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của ngành Công an đã đáp ứng được mục tiêu đề ra của Chính phủ, thể hiện nỗ lực lớn trong công tác cải cách hành chính của lực lượng Công an nhân dân.
Năm 2021 có 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong muốn lực lượng công an nhân dân tăng chất lượng phục vụ, gồm: Mở rộng các hình thức thông tin để người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận dịch vụ hành chính công; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị công an giải quyết thủ tục hành chính.
Vì vậy, người dân, tổ chức các địa phương đề nghị lực lượng công an tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp, linh hoạt để đáp ứng sự mong đợi của người dân, tổ chức.
Video đang HOT
Về vấn đề này, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cho biết, mặc dù kết quả đo lường sự hài lòng của người dân theo báo cáo của công an các địa phương đạt tỷ lệ cao, nhưng có thể chưa phù hợp với thực tế đang diễn ra. Công an các địa phương cần khách quan hơn trong công tác tự điều tra xã hội học, thể hiện năng lực của địa phương, uy tín hinh ảnh của người chiến sĩ Công an nhân dân trong mắt người dân, tổ chức.
Vì vậy, từ năm 2022, Cục Pháp chế cải cải cách hành chính, tư pháp đề nghị công an các địa phương duy trì thường xuyên việc rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phương pháp và cách thức khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức, để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kết quả đo lường, nhằm cải thiện chất lượng phục vụ hành chính công của cơ quan, đơn vị công an nhân dân, không ngừng nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.
Ngoài ra, công an các đơn vị, địa phương cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân; xây dựng văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân theo hướng lấy người dân, tổ chức làm trung tâm phục vụ, mang lại sự hài lòng, niềm tin của nhân dân đối với lực lượng công an.
Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì
Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an.
Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trên toàn quốc. Các đơn vị công an tiến hành cấp tại chỗ và lưu động đảm bảo mục tiêu đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ.
CCCD mẫu mới gắn chip điện tử có nhiều ưu điểm về bảo mật, lưu trữ thông tin, tạo thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng... nhằm bảo đảm cho việc quản lý xã hội, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện cải cách hành chính.
Chip gắn trên CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Chip không có chức năng định vị, theo dõi công dân.
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD.
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD. Người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn được cấp thẻ nhưng phải có người đại diện hợp pháp.
Thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, còn đối với thẻ CCCD (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi.
Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD mã vạch hoặc sau khi đổi sang thẻ gắn chip điện tử, đến thời hạn tuổi quy định phải đi đổi thẻ mới.
Công an quận Hai Bà Trưng cấp CCCD lưu động tại các tổ dân phố ngoài giờ hành chính
Để được cấp CCCD hợp lệ, người dân phải bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu nhất là thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch... Vì vậy, người dân cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, cần liên hệ cơ quan Công an nơi làm thủ tục đăng ký thường trú để điều chỉnh, bổ sung trước khi đi làm CCCD.
Hiện nay, đa số người dân ở tuổi trung niên và lớn tuổi trong sổ hộ khẩu thường không có thông tin ngày, tháng, năm sinh. Đối với các trường hợp này, người dân phải đem theo bản sao giấy khai sinh có ngày, tháng, năm sinh đến cơ quan Công an để bổ sung.
Công dân có giấy khai sinh nhưng không có đầy đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc từ trước đến nay không có giấy khai sinh, không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì phải liên hệ Ủy ban nhân dân nơi đăng ký thường trú để được tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh hoặc cấp giấy khai sinh. Sau đó, bổ sung đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục vụ việc cấp CCCD.
Sau lần cấp thẻ CCCD đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi. Trên 60 tuổi, công dân không phải đổi.
Việc cấp Căn cước công dân gắn chip được thực hiện từ ngày 1/1/2021, trong đó, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:
Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí nêu trên thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.
Mức thu lệ phí:
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD thu 15.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 30.000 đồng/thẻ CCCD.
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, thu 25.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 50.000 đồng/thẻ CCCD.
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 35.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 70.000 đồng/thẻ CCCD.
Ở nhà với bà, 2 cháu nhỏ ngã xuống ao tử vong thương tâm Tối 12-5, ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai cháu nhỏ tử vong thương tâm. Hai nạn nhân là em H.H.N (2 tuổi) và H.Đ.N (gần 2 tuổi, là hai anh em chú bác ruột) cùng trú tại thôn...