Công bố kế hoạch hành động thực hiện đội MBH cho trẻ em
Ngày 13/1, Uỷ ban ATGT Quốc gia đã tổ chức họp báo công bố kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội MBH đối với trẻ em.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu tại buổi họp báo
Kế hoạch này sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở việc đội MBH đối với trẻ em sẽ được triển khai từ ngày 6 – 9/4. Từ ngày 10/4, các lực lượng chức năng sẽ tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm qui định bắt buộc đội MBH cho trẻ em.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, chương trình này đã được triển khai 14 năm nhưng chỉ được thực hiện trong các trường học. Năm nay là năm đầu tiên Uỷ ban ATGT Quốc gia có kế hoạch thực hiện trên toàn quốc. Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để hành động về đội MBH cho trẻ em.
“Tôi hy vọng cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và đặc biệt là sự cam kết mạnh mẽ, những hành động cụ thể xuất phát từ tình yêu thương và trách nhiệm của các thầy cô giáo, bậc phụ huynh, mọi trẻ em tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện đều được đội MBH”, ông Hùng cho biết.
Video đang HOT
Theo Giao thông Vận tải
Quấy rối tình dục trên xe buýt: Khó xử lý vì... im lặng
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, rất khó xử lý nạn quấy rối tình dục trên xe buýt vì nạn nhân thường xấu hổ, không lên tiếng.
Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP HCM về việc rà soát các điểm quấy rối tình dục trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Trước đề nghị trên, ngày 15/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng giao Sở GTVT Hà Nội, Công an TP và Tổng công ty vận tải Hà Nội khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của Uỷ ban ATGT Quốc gia.
Nạn nhân bị quấy rối tình dục có thể bị ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần, bị ám ảnh... Ảnh minh họa
Trao đổi với phóng viên ngày 16/12, ông Nguyễn Hoàng Linh Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, khoảng cuối tháng 11 vừa qua, một số tổ chức cho biết, qua khảo sát của họ, có 87% phụ nữ và trẻ em gái được hỏi từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng. Trong đó có nhà chờ xe buýt, trên xe buýt. Nạn nhân bị quấy rối tình dục có thể bị ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần, bị ám ảnh...
Ông Linh cho rằng: "Người bị hại phải lên tiếng ngay. Nếu họ xấu hổ không lên tiếng, sau đó chỉ kể lại với người thân... thì rất khó cho cơ quan quản lý nhà nước xử lý".
Bên cạnh đó, hành vi quấy rối tình dục "nhạy cảm", không để lại hậu quả, bằng chứng, không cấu thành hành vi vi phạm... nên chưa thể đưa ra xét xử theo pháp luật.
Ví dụ như nạn trộm cắp trên xe buýt có tài sản, bằng chứng rõ ràng, nên cơ quan chức năng Hà Nội đã xử lý đạt kết quả rất tốt trong thời gian qua.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục các biện pháp dẹp bỏ tệ nạn gây mấtan ninh trật tự xe buýt, nạn móc túi, quấy rối...
"Quan trọng nhất, nạn nhân phải lên tiếng tố giác ngay khi có dấu hiệu bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Làm như vậy, người có ý định quấy rối xấu hổ".
"Hoặc thay vì im lặng, phụ nữ có thể nói ngay: "Anh đứng xa ra; chứ không nên như thế..." chắc chắn nạn nhân sẽ được người xung quanh ủng hộ. Không ai ủng hộ kẻ xấu bao giờ", ông Linh nói.
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, Thành phố triển khai biện pháo bảo vệ phụ nữ và trẻ em là đúng, nhân văn đúng với truyền thống của người Việt.
Ông Liên nhấn mạnh thêm, nạn quấy rối tình dục trên xe buýt có thể có nhưng "không phổ biến". Có thể một vài kẻ "bệnh hoạn" lợi dụng lúc đông người, giờ cao điểm có hành động sàm sỡ với phụ nữ.
Để phòng tránh nạn trên, các nhà chức trách nên tuyên truyền phổ biến văn hóa, văn minh giao thông, xe buýt. Ví dụ, trên hệ thống loa của xe buýt, thay vì mở nhạc to, có thể phát thanh tuyên phát tuyên truyền thực hiện văn minh xe buýt, cấm quấy rối tình dục, sàm sỡ phụ nữ.
Trước đó, thông tin 31% nữ sinh từng bị quấy rối trên xe buýt và 20% người chứng kiến trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt nhưng không hành động gì đã được công bố tại Hội thảo "Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Giấc mơ có thành hiện thực?" do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid), tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Plan) và Trung tâm Nghiên cứu Giới - Gia đình & Môi trường trong Phát triển (CGFED) tổ chức. Đây là kết quả khảo sát 2.046 người.
Theo kết quả khảo sát, 87% phụ nữ và trẻ em gái được hỏi khẳng định đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng; 89% nam giới và những người chứng kiến đã thấy các hành vi này. 40% người tham gia khảo sát đã từng chứng kiến các hành vi quấy rối các em gái vị thành niên, 47% trong số đó chứng kiến hành vi này lặp lại nhiều lần, chỉ 13% trẻ em gái cảm thấy an toàn tại những nơi công cộng .
Theo Dương Tùng (Dân Việt)
Đề nghị thay đổi thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường Các phương tiện xe thu gom rác thải, xe quét, rửa đường hoạt động vào giờ cao điểm gây ùn tắc và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ngày 16/12, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội đề nghị thành phố chỉ đạo hoạt động của các phương...