Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu
Huyện Ba Bể vừa ban hành Quyết định công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu kể từ ngày 26/9/2024.
Lãnh đạo huyện Ba Bể cùng phòng chuyên môn kiểm tra vùng chăn nuôi trâu, bò ở xã Hà Hiệu bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục.
Tháng 6/2024, cơ quan chuyên môn đã phát hiện ổ bệnh dịch viêm da nổi cục trên trâu bò tại thôn Vằng Kè, xã Hà Hiệu.
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.
Video đang HOT
Hiện nay, các hộ chăn nuôi tiếp tục thực hiện nghiêm công tác khử trùng tiêu độc tại chuồng trại và biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Theo quy định, sau 21 ngày kể từ khi con khỏi bệnh cuối cùng và không phát hiện thêm ổ dịch thì đủ điều kiện công bố hết dịch.
UBND huyện Ba Bể giao Phòng NN&PTNT, Phòng Tài chính – Kế hoạch; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Hà Hiệu hướng dẫn các biện pháp phục hồi sản xuất, chăn nuôi theo quy định, thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát phát hiện bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, không để dịch bệnh tái phát. Đồng thời tham mưu, đề xuất kịp thời cho UBND huyện về các chế độ, chính sách hỗ trợ theo đúng các quy định.
Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết
Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.
Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh, Trưởng trạm Y tế xã Rạch Chèo, cho biết: "i đôi với phát động Nhân dân thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng, thả cá bảy màu vào lu, khạp có chứa nước sinh hoạt..., xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như trên hệ thống loa truyền thanh xã; cấp phát tài liệu, tờ bướm, tờ rơi; tuyên truyền miệng tại những cuộc họp đoàn thể ở các ấp".
Nhân viên Trạm Y tế xã thường xuyên giám sát những ổ dịch cũ; kiểm tra vệ sinh môi trường; tổ chức tập huấn cho cộng tác viên y tế các ấp để họ tuyên truyền đến từng hộ dân, vận động mọi người thực hiện phòng, chống SXH bằng những việc làm cụ thể.
Bà Ngô Bích Như, 42 tuổi, ấp Rạch Chèo, cùng cộng tác viên ấp lật úp các dụng cụ chứa nước không còn sử dụng, nhằm diệt lăng quăng, mầm mống của SXH.
Để phòng, chống bệnh SXH hiệu quả, nhiều năm qua, xã Rạch Chèo tích cực phát động người dân nuôi cá bảy màu, bởi đây là biện pháp diệt lăng quăng, không cho chúng phát sinh thành muỗi - vật trung gian truyền bệnh SXH. Hiện nay, Trạm Y tế xã có 10 ao cá bảy màu và 5 ấp trong toàn xã có trên 40 ao; hằng năm cung cấp cho người dân trên 30 ngàn con cá bảy màu để nuôi trong lu, khạp diệt lăng quăng, phòng chống SXH.
Trạm Y tế xã Rạch Chèo hiện có 10 ao cá bảy màu cung cấp cá cho người dân. (Trong ảnh: Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh (bìa trái) cùng nhân viên trạm vớt cá bảy màu để thả trong các lu, khạp của người dân).
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.
Đến thời điểm này, mặc dù toàn huyện Phú Tân tiếp nhận điều trị 13 ca SXH, nhưng xã Rạch Chèo không phát hiện ca mắc SXH nào.
Ông Võ Văn Khánh, 74 tuổi, ấp Rạch Chèo, cho biết: "Nhà có 3 cháu nội còn nhỏ nên gia đình rất ý thức trong việc phòng, chống SXH, như thả cá bảy màu vào các lu nước sinh hoạt, đậy kín các lu dự trữ nước. Những lu không sử dụng thì úp xuống; cho các cháu ngủ mùng, kể cả ban ngày".
Hộ ông Võ Văn Khánh, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, có 3 cháu nhỏ, nên luôn chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH. (Trong ảnh: Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh, Trưởng trạm Y tế xã Rạch Chèo kiểm tra các dụng cụ chứa nước và ghi nhận ý thức phòng bệnh SXH của gia đình ông Khánh).
Bác sĩ Vĩnh thông tin: "Tuy xã chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh, nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống SXH. Thời gian tới, trạm sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, giám sát các ổ dịch cũ; đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng..., kịp thời phát hiện những điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh SXH để xử lý, ngăn ngừa".
Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể trong việc truyền thông, kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch, thì sự tham gia của người dân trong việc diệt lăng quăng, diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khai thông ao tù nước đọng... là biện pháp phòng bệnh SXH hiệu quả nhất.
Cam Lộ: 108 người mắc sốt xuất huyết Dengue Hiện nay thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa, rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và bùng phát thành dịch lớn. Hội LHPN xã Cam Thành ra quân diệt loăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết - Ảnh: Anh Vũ Tại huyện Cam Lộ,...