Công bố giá sữa: Doanh nghiệp, cơ quan quản lý đều kêu khó
Chiều 11.6, tại TP.HCM, Sở Tài chính TP.HCM chủ trì công bố giá sữa (gồm giá bán buôn tối đa và giá đăng ký) của Công ty CP Sữa Việt Nam ( Vinamilk) đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, có hiệu lực từ ngày công bố.
Chỉ còn 10 ngày nữa công bố giá bán lẻ tối đa mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng – Ảnh: Hoàng Việt
Theo quy định tại Quyết định 1079/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành thì giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có thời hạn 12 tháng kể từ ngày công bố.
Giá sữa bán buôn giảm đến 23%
Theo ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban Vật giá, Sở Tài chính TP.HCM, theo như công bố này, các sản phẩm sữa của Vinamilk sẽ giảm từ 6 – 23%, tương đương từ 2.300 – 85.000 đồng/sản phẩm so với giá trước đây. Theo quy định của Bộ Tài chính, giá sữa bán lẻ không vượt quá 15% so với giá bán buôn. Cụ thể bao nhiêu cơ quan quản lý nhà nước sẽ tính toán, quyết định.
“Nếu đã đăng ký giá bán buôn tối đa nhưng doanh nghiệp (DN) bán cao hơn thì sẽ bị xử phạt. Sở Tài chính, Sở Công thương, Quản lý thị trường, các đội liên ngành quận/huyện sẽ kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện đơn vị vi phạm”, ông Chiến khẳng định.
Cũng theo đại diện Sở Tài chính TP.HCM, giá bán buôn chỉ là cơ sở xác định giá bán lẻ. Đây cũng là cơ sở để xác định giá sữa trong chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM. Vì thế, khi giá bán buôn tối đa được công bố, giá sữa trong chương trình bình ổn cũng sẽ có điều chỉnh phù hợp.
Video đang HOT
Doanh nghiệp kêu lỗ, cơ quan quản lý lúng túng
Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, cho biết đúng ra hôm nay (ngày 11.6) là hạn cuối công bố giá sữa bán buôn tối đa và ngày 21.6 tới hạn cuối công bố giá bán lẻ tối đa. Ngoài Vinamilk, trên địa bàn TP.HCM còn 12 DN sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa và theo quy định cũng phải công bố giá bán buôn. Tuy nhiên mới chỉ công bố giá bán buôn của Vinamilk, 12 DN còn lại chưa công bố, bởi một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, 12 DN còn lại chiếm thị phần nhỏ, từ năm 2011 đến nay không điều chỉnh giá, lợi nhuận rất nhỏ, chỉ 1 – 3%. Nếu áp dụng giá bán buôn tối đa theo quy định của Bộ Tài chính họ sẽ lỗ. “Các DN này phản ánh, nếu công bố giá bán lẻ tối đa ngay hôm nay thì chắc họ đóng cửa”, bà Hương Lan cho biết.
Theo bà Hương Lan, Sở Tài chính TP.HCM đã báo cáo, kiến nghị Bộ Tài chính cho 12 DN sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa trên địa bàn TP.HCM rà soát, xây dựng lại chi phí giá thành để đề xuất giá bán buôn tối đa. Sở sẽ khẩn trương làm việc với 12 DN này để kịp công bố giá bán lẻ tối đa.
Bà Hương Lan cho biết đến ngày 21.6 mới công bố giá bán lẻ tối đa. Tuy nhiên Sở Tài chính TP.HCM cũng nhận thấy một số vấn đề bất cập, vướng mắc. Đối tượng áp dụng giá bán lẻ tối đa rất rộng. Các đơn vị không chủ động trong việc xây dựng giá bán lẻ. Thời gian chỉ có 10 ngày (từ 11 – 21.6) không đủ để thực hiện việc xây dựng, đăng ký giá bán lẻ.
Vì thế Sở Tài chính TP.HCM cũng có đề xuất Bộ Tài chính chỉ xác định giá bán lẻ tối đa đối với 19 DN bán lẻ đóng trên địa bàn. Hoặc theo quy định giá bán lẻ tối đa không vượt quá 15% so giá bán buôn tối đa. Tuy nhiên, khó xác định các chi phí này và nảy sinh lúng túng. Vì thế, Sở Tài chính TP.HCM đã có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, tháo gỡ khó khăn này.
“Điều cơ bản là giá bán lẻ đến người tiêu dùng như thế nào để người dân được lợi”, bà Hương Lan cho biết.
Theo TNO
TQ xây đường băng ở Gạc Ma nhằm mục đích gì?
"TQ sẽ lăp lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, từ Hoàng Sa chuyển sang quần đảo Trường Sa", thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông cho biết.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và dự tính xây đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đ ặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vậy, thực chất Trung Quốc xây dựng đường băng và đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma là có mục đích gì?
Hình ảnh cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ trên không, trong đó bãi Gạc Ma nằm ở điểm cuối phía nam. Ảnh: NASA.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định: "Theo tôi, Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của họ trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
Nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa".
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.
"Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ", ông Hoàng Việt nói.
Hình ảnh tàu Trung Quốc hút cát để biến bãi ngầm đá Gạc Ma thành đảo nổi rộng đến 30 hécta.
Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống "mắt xích Thái Bình Dương" do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
Trước đó, trong cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, việc này rất nguy hiểm vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Nếu Trung Quốc đã đang xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma thì việc này nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa của họ, trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.
Theo KTO
Giá sữa rẻ đến tay người dùng từ ngày 21-6 Chiều(27-5), Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp báo nhằm tiếp tục thông tin tới các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng xung quanh việc áp trần đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Việc giá sữa giảm sẽ là "món quà" dành cho hơn 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi Ông Nguyễn...