Công bố các quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
Ngày 7-11, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố các quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Móng Cái trở thành một khu kinh tế phát triển có tính đặc thù, mang tầm quốc tế và có tính cạnh tranh quốc tế cao; trở thành một cực tăng trưởng phát triển kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và là động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.
Bộ Xây dựng trao bộ hồ sơ các quy hoạch cho tỉnh Quảng Ninh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái sẽ bảo đảm an ninh – quốc phòng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội và bảo đảm vùng biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển. Quy hoạch Khu kinh tế Móng Cái sẽ là cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, triển khai các chương trình phát triển và các dự án đầu tư.
Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái hướng tới là Khu kinh tế cửa khẩu tự do mà Trung tâm là Khu hợp tác song phương hai đầu cầu Bắc Luân 2: Đông Hưng (Quảng Tây – Trung Quốc) – Móng Cái (Quảng Ninh – Việt Nam) đang được Chính phủ hai bên tích cực nghiên cứu sớm triển khai.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực đầu tư đường cao tốc kết nối với thành phố Móng Cái (Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái), các đoạn Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn đang tích cực triển khai, đến đầu năm 2018 xong đến Vân Đồn, đoạn cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đang được Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc xem xét đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Trung Quốc.
Tỉnh Quảng Ninh, TP Móng Cái, huyện Hải Hà đang tập trung quyết liệt tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và nâng cao trong tốp 5 của cả nước. Sau khi các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh đang chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế, TP Móng Cái và huyện Hải Hà tích cực hoàn chỉnh quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết khi có nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Ninh cam kết với các nhà đầu tư sẽ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư nhanh nhất nếu nhà đầu tư có tiềm lực, mong muốn đầu tư lâu dài theo đúng định hướng của Quy hoạch, bảo đảm quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị các bộ, ngành T.Ư cùng tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt để sớm hình thành Khu hợp tác kinh tế: Đông Hưng (Quảng Tây – Trung Quốc) – Móng Cái (Quảng Ninh – Việt Nam) góp phần quan trọng trong hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN -Việt Nam, giữ vững ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh khu vực biên giới, quan hệ hữu nghị hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Nhân dịp này, tỉnh Quảng Ninh đã trao chứng nhận đầu tư, nhận tài trợ và ký biên bản ghi nhớ đầu tư với các nhà đầu tư của 10 dự án trọng điểm đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng cái với tổng mức đầu tư khoảng hơn 9.731 tỷ đồng. Trong đó: hai dự án được trao chứng nhận đầu tư (dự án trụ sở văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn tại phường Trần Phú của Công ty cổ phần xây dựng Trí Đức có tổng vốn đầu tư 182,4 tỷ đồng; Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất sợi cao cấp tại khu công nghiệp Hải Yên của nhà đầu tư Trung Quốc, có tổng vốn đầu tư hơn 42 tỷ đồng).
Ngay sau lễ công bố, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tại Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái” nhằm đánh giá về các cơ hội đầu tư mới, xác định các dự án mới của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; chia sẻ các ý tưởng đầu tư mới, mang tính đột phá, tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho TP Móng Cái; bàn về các giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các khuyến nghị đối với chính quyền địa phương để có thể hiện thực hóa các dự án trong thời gian tới…
QUANG THỌ
Theo_Báo Nhân Dân
Đà Nẵng sẽ xây khu biểu diễn cá heo, thú biển
Khu đất rộng 2,5ha ven biển ngay dưới chân cầu Thuận Phước đang được giao cho một doanh nghiệp Nga đầu tư xây khu nuôi và biểu diễn cá heo, thú biển.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký văn bản đồng ý giao 2,5ha đất vị trí gần biển nằm trong khu quy hoạch Dự án Nhà hát - Trung tâm Văn hóa thành phố tại chân cầu Thuận Phước để xây dựng khu biểu diễn và nuôi cá heo, thú biển của một công ty Nga.
Ông Thơ giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch tại khu vực chân cầu Thuận Phước, đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư theo quy định, liên hệ với phía công ty để triển khai dự án.
Trao đổi với VnExpress chiều 5/11, ông Vũ Quang Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, cho hay "chủ trương đã được thông qua" và đang trình thành phố quy hoạch cụ thể. Trong khi đó, đại diện Hội Quy hoạch và Đô thị Đà Nẵng cho biết chưa có thông tin nên chưa thể góp ý về dự án này.
Khu vực đất dưới chân cầu Thuận Phước (phía quận Hải Châu) đang được điều chỉnh quy hoạch để xây dựng khu biểu diễn cá heo, nuôi nhốt thú biển. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngay khi thông tin về khu biển diễn thú biển và cá heo được chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội, đã có nhiều ý kiến trái chiều về dự án này. Một số người cho rằng dự án giúp Đà Nẵng đa dạng thêm điểm đến để thu hút khách du lịch, trong khi không ít ý kiến đề nghị thành phố nên cân nhắc khi đang hướng tới xây dựng một thành phố môi trường mà lại "đem thú ra diễn xiếc".
Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) đã khuyến nghị Đà Nẵng không nên thông qua dự án. Việc đưa những con cá heo từ tự nhiên về môi trường nuôi nhốt, ép buộc chúng biểu diễn và bơi cùng khách tham quan có thể gây tổn thương, thậm chí gây tử vong đối với loài vật có nguy cơ tuyệt chủng này. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến lượng khách du lịch và đầu tư vào thành phố.
Ông David Neal, Giám đốc phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á, cho biết những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nuôi giữ cá heo từ tự nhiên là hành vi tàn bạo khiến chúng luôn bị hành hạ. Nuôi nhốt cá heo hay động vật biển có vú khác đều gây hại cho chúng và dần dần, ngày càng có nhiều người phản đối việc làm này.
"Chúng tôi tin rằng danh tiếng thành phố hiện đại, văn minh của Đà Nẵng có thể bị ảnh hưởng nếu dự án được tiến hành. Câu chuyện thành công của Đà Nẵng sẽ bao gồm cả việc không ngại từ chối những dự án không phù hợp với quy hoạch phát triển chung, đặc biệt là những dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững của thành phố", ông David Neal nói.
Theo Animals Asia, việc các công viên thủy cung gây ô nhiễm môi trường biển và vi phạm phúc lợi động vật khiến nhiều quốc gia đã có luật cấm hoặc hạn chế việc nuôi nhốt động vật biển. Croatia, Hungary, Slovenia, Thụy Sỹ ... đã cấm nuôi nhốt cá heo. Chile và Costa Rica đã cấm việc nuôi nhốt sinh vật biển từ năm 2005 và vào năm 2013, Ấn Độ đã thông qua luật cấm phát triển các khu nuôi cá heo...
Ở Việt Nam, mặc dù chưa có luật về phúc lợi động vật hay quy định cấm sử dụng cá voi và cá heo nhưng các loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Cá voi, cá heo được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, mà Việt Nam là thành viên từ năm 1993, liệt kê trong danh mục các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ.
Thông tin Animals Asia cung cấp, trong 3 năm gần đây, 4 chiến dịch nâng cao nhận thức đã được thực hiện thành công. 4 bể nuôi cá heo bị đóng cửa gồm: Rimini (Ý) vào tháng 2/2015; Công viên Cá heo Kas (Thổ Nhĩ Kì) đóng cửa tháng 5/2013; Yerevan (Armenia) đóng của vào tháng 3/2013; Munster (Đức) đóng cửa vào tháng 7/2012.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Phố cổ Hà Nội bây giờ ra sao? Phố cổ Hà Nội vốn được biết đến với nét cổ kính, không gian xưa cũ rêu phong, là "nàng thơ" của biết bao nhiếp ảnh gia yêu Hà Nội. Song cuộc sống luôn vận động, thực tế không gian phố cổ nay đã khác xa với những bức hình nghệ thuật. Khu phố cổ Hà Nội ngoài vẻ đẹp cổ kính thì...