Công bố 9 luật, 3 nghị quyết và 1 pháp lệnh
Ngày 14.12, Văn phòng Chủ tịch nước công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật: luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Điện lực; luật HTX; luật Xuất bản; luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Phòng, chống tham nhũng; luật Thủ đô; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Luật sư; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập cá nhân; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lý thuế; luật Dự trữ quốc gia.
Công bố 3 nghị quyết: Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại. Công bố 1 pháp lệnh: pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Theo TNO
Video đang HOT
Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay
"Bỏ phiếu không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã nói thế khi góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại phiên họp TVQH chiều qua, 12.12.
Dân được tham gia đánh giá tín nhiệm lãnh đạo
Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn sẽ bắt đầu tiến hành tại kỳ họp thứ 5 năm 2013, đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp HĐND đầu tiên của mỗi tỉnh, thành vào năm sau, dự kiến vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2013.
Trong Nghị quyết 35 của QH quy định rõ "Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến QH, HĐND tại kỳ họp". Và theo dự thảo hướng dẫn, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại QH, HĐND (nếu có) được Ủy ban Trung ương MTTQVN các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND để gửi tới ĐBQH, ĐB HĐND theo quy định của Nghị quyết 35.
Liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo hướng dẫn có quy định đáng chú ý là người được lấy phiếu giải trình về các nội dung được nêu trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo yêu cầu của ĐBQH, ĐB HĐND được gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm trong năm công tác đó. Trường hợp nhận được yêu cầu bằng văn bản do ĐBQH, ĐB HĐND chuyển đến đề nghị làm rõ thêm các nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà ĐB đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm và gửi trực tiếp đến ĐB đã có yêu cầu.
Đã đưa ra bỏ phiếu thì chắc chắn 80% là "rơi"
Về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị TVQH cho ý kiến về 2 phương án: thứ nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm (BPTN) và xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức (nếu có) sẽ được tiến hành vào kỳ họp tiếp theo kỳ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm thời gian chuẩn bị các thủ tục liên quan đến nhân sự (dự thảo nghị quyết đang thể hiện theo loại ý kiến này). Phương án khác là thời điểm tiến hành các quy trình tiếp theo về BPTN, chấp thuận cho từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với từng trường hợp nên giao cho Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND trình QH hoặc HĐND quyết định để bảo đảm tính linh hoạt trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí, điều chỉnh nhân sự.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nếu người được đưa ra BPTN không đạt quá bán về tín nhiệm thì nên có nghị quyết miễn nhiệm luôn, đồng thời phải có người thay thế tạm thời, chờ kỳ họp sau bầu hoặc phê chuẩn theo quy trình công tác cán bộ để bảo đảm có đủ thời gian chuẩn bị.
Trong khi đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lại đề nghị nếu đưa ra BPTN chức danh nào đó mà trên 50% không tín nhiệm thì sau đó một ngày phải miễn nhiệm ngay, đồng thời bầu hoặc phê chuẩn người bổ sung thay thế. "Đã đưa ra bỏ phiếu chắc chắn 80% là rơi. Khi đã đưa người ta ra BPTN thì đồng thời phải phối hợp ngay với Ban Tổ chức trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương để chuẩn bị phương án thay thế. Quyền lực phải liên tục như thế", ông Hùng bày tỏ quan điểm. Ông Hùng đề xuất: với trường hợp lấy phiếu lần 2 vẫn không đạt tín nhiệm thì nên để đến kỳ họp tiếp theo mới đưa ra bỏ phiếu để còn có thời gian chuẩn bị các phương án người thay thế cũng như tạo một cơ hội cho người tín nhiệm thấp có cơ hội sửa chữa, thay đổi.
Theo TNO
Người dân được đánh giá tín nhiệm lãnh đạo trước khi lấy phiếu Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 35 của Quốc hội (QH) về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội...