Công bố 16 đồng phạm của ông Hà Văn Thắm
Hà Văn Thắm đã rút tiền của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân bằng thủ đoạn lập các công ty “sân sau”, chỉ đạo cho vay không đảm bảo. Việc huy động vốn cũng ghi nhận hàng loạt sai phạm như chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi PVN, huy động vượt trần lãi suất.
Ông Hà Văn Thắm đối diện ba tội danh
Cổng Thông tin Chính phủ mới đây cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra và đề nghị truy tố Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank) và các đồng phạm về các tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Oceanbank và các đơn vị liên quan.
Cơ quan cảnh sát điều tra xác định đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có sự tiếp tay của nhiều đối tượng từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống Oceanbank, gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của ngân hàng, Nhà nước, tác động xấu đến tình hình kinh tế của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước.
Trong vụ án này, Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Oceanbank là đối tượng chính, cầm đầu hoạt động phạm tội, có sự trợ giúp đắc lực của các đồng phạm.
Hàng loạt sai phạm gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng
Theo kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, trong quá trình điều hành Oceanbank, bằng các thủ đoạn thành lập các công ty “sân sau”, Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn rút tiền của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng không có khả năng thu hồi.
Hà Văn Thắm trong quá trình tham gia, điều hành Oceanbank, với cương vị người đứng đầu ngân hàng, Thắm đã chỉ đạo Ban giám đốc Oceanbank giải quyết cho vay không đảm bảođiều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục vay của Oceanbank, trực tiếp gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền 500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hà Văn Thắm hiểu biết các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên để huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Thắm đồng ý chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi cho Nguyễn Xuân Sơn (sinh năm 1962, quê Hà Tĩnh, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank) theo đề nghị.
Bị can Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã bàn bạc, thống nhất đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng thông qua CTCP BSC Việt Nam và triển khai tổ chức thực hiện dẫn đến thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng 70 tỷ đồng. Ngoài ra Hà Văn Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo Oceanbank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền tại Oceanbank, vượt trần huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 984 tỷ đồng.
16 đồng phạm của ông Hà Văn Thắm là ai?
Bên cạnh việc truy cứu cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Oceanbank, cơ quan điều tra Bộ Công an còn đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can khác:
(1) Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank;
(2) Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, cùng bị đề nghị truy tố về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
(3) Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank, bị đề nghị truy tố về tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tác tổ chức tín dụng và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo kết luận điều tra, chưa có tài liệu chứng minh ông Hoàn được hưởng lợi cá nhân nên cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị cần xem xét giảm nhẹ khi truy tố, xét xử.
Ba bị can này đều đã có lệnh khởi tố, bắt giam.
Ngoài ra, CQĐT còn truy cứu (4) Phạm Hoàng Giang, nguyên Tổng giám đốc CTCP BSC Việt Nam, bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng với đó, 12 cán bộ cấp cao làm việc tại Oceanbank cùng bị đề nghị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các bị can (5) Nguyễn Xuân Thắng, nguyên Phó giám đốc Khối Khách hàng và Đối tác chiến lược Oceanbank; (6) Lê Thị Thu Thủy, nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank; (7) Vũ Thị Thùy Dương, nguyên Giám đốc Khối Kế toán và giao dịch trong nước; (8) Nguyễn Hoài Nam,nguyên Giám đốc Khối Nguồn vốn; (9) Nguyễn Thị Thu Ba, nguyên Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân; (10) Đỗ Đại Khôi Trang, nguyên Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân; (11) Lê Tuấn Anh, nguyên Giám đốc chi nhánh Thăng Long; (12) Nguyễn Minh Đạo, nguyên Giám đốc chi nhánh Hà Nội; (13) Ngô Hải Nam, nguyên Giám đốc chi nhánh Hải Phòng; (14) Lê Quỳnh An, nguyên giám đốc chi nhánh Nghệ An; (15) Nguyễn Quốc Chiến, nguyên giám đốc chi nhánh Sài Gòn; (16) Hoàng Bích Vân, nguyên giám đốc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ án Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm xảy ra tại Oceanbank và một số đơn vị liên quan là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế lớn được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017.
Theo Người Đồng Hành
PVcomBank bị tố vượt trần lãi suất huy động VND và USD
Nhân viên phòng giao dịch PVcomBank Nam Đồng (Xã Đàn, Hà Nội) tư vấn khách hàng gửi 450.000 USD và 12 tỷ đồng sẽ được hưởng thêm lãi suất vượt trần so với quy định là 0,25%/năm và 0,5%.
Theo đơn thư tố cáo do một nhóm khách hàng gửi tới ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị báo chí truyền thông, nhân viên phòng giao dịch PVcomBank Nam Đồng (Xã Đàn, Hà Nội) tư vấn khách hàng gửi 450.000 USD và 12 tỷ đồng sẽ được hưởng thêm lãi suất vượt trần so với quy định là 0,25%/năm và 0,5%.
Cụ thể, vào ngày 12/9, một khách hàng tên Quý làm việc với chị Phương - nhân viên giao dịch PVcomBank Nam Đồng về việc gửi 450.000 USD thì được đại diện ngân hàng này cam kết, nếu anh Quý gửi số tiền trên cho ngân hàng vào ngày 13/9 thì anh Quý sẽ nhận được tiền lãi suất đen vượt trần so với quy định của Ngân hàng Nhà nước là 0,25%/năm.
Ngoài ra, anh Quý còn số tiền 12 tỷ đồng, chị Phương tư vấn, ngoài lãi suất quy định là 7,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, PVcomBank Nam Đồng sẵn sàng trả thêm lãi suất đen bên ngoài cho anh Quý là 0,5%. Như vậy, nếu anh Quý gửi số tiền trên sẽ được hưởng lãi suất tổng cộng là 8%/năm.
"Việc PVcomBank huy động vượt trần lãi suất USD và VND gây bức xúc cho các tổ chức tín dụng, bởi khi khách hàng thấy lãi suất cao cứ theo đó đổ xô gửi tiền vào PVcomBank. Những ngân hàng làm ăn chân chính như chúng tôi lại không có khách hàng, khó khăn chồng chất vì cách làm trái pháp luật của PVcomBank".
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết đã nhận được thông tin phản ánh trên. Hiện cơ quan tranh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đang kiểm tra vấn đề này và sẽ công bố kết luận sau.
PVcomBank khẳng định không có chủ trương tặng thêm lãi suất để huy động vốn
Chiều nay 29/9, PVcomBank cũng đã phát đi thông tin liên quan tới việc ngân hàng bị tố vượt trần lãi suất như trên. Theo đại diện ngân hàng, thời gian vừa qua, PVcomBank có nhận được nhiều thông tin phản ánh về việc PVcomBank Nam Đồng (địa chỉ: 478 Xã Đàn - Nam Đồng - Hà Nội) tư vấn cho khách hàng vi phạm quy định vượt trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh trên, lãnh đạo PVcomBank đã trực tiếp chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin. Qua kiểm tra, xác minh, PVcomBank xác định đây chỉ là trường hợp đơn lẻ của Phòng Giao dịch Nam Đồng, chứ không phải do thực hiện theo chủ trương của ngân hàng.
"PVcomBank không có chủ trương tặng lãi suất để huy động vốn từ khách hàng. Việc gửi tiền của khách hàng chỉ được hưởng lãi suất theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước mà không có thêm bất kỳ % ưu đãi nào khác", đại diện ngân hàng khẳng định.
Theo đó, lãnh đạo PVcomBank cũng đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các chi nhánh rà soát lại toàn bộ hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch; quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của ngân hàng về lãi suất huy động... nếu phát hiện sai sót sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Đối với trường hợp xảy ra tại PVcomBank Nam Đồng, lãnh đạo ngân hàng làm việc trực tiếp với các cán bộ có liên quan, theo giải trình của đơn vị, lý do tư vấn Khách hàng là do áp lực kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, Ban lãnh đạo PVcomBank đã có những hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với Trưởng Phòng giao dịch và các cá nhân có liên quan.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Vì sao doanh nghiệp "chê" vốn vay ngân hàng? Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến áp dụng mức trần lãi suất tối đa với khoản vay theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay đang khiến dư luận băn khoăn: Liệu mức trần này có áp dụng đối với mọi loại hình cho vay, kể cả vay tiêu dùng - vốn đang áp...