Công bố 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE
SSI, HSC, VCSC, VNDIRECT và Mirae Asset thuộc tốp 5 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) và chứng quyền có bảo đảm (CW) lớn nhất quý 1/2020.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Tốp 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) và chứng quyền có bảo đảm (CW) lớn nhất quý 1/2020 vừa được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) công bố.
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) và Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset) tiếp tục duy trì thứ hạng trong top 5, giữ nguyên so với quý 4 năm 2019.
Vị trí thứ 6 thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS), tiếp sau là Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank KimEng (MBKE) và Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).
Video đang HOT
Cụ thể, thị phần của SSI đạt 12,32% giảm hơn 2 % so với quý trước. Tuy vậy, SSI vẫn tiếp tục là cái tên giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng.
Bốn công ty còn lại trong top 5 đều gia tăng thị phần, trong đó HSC tăng 1,4%, VCSC tăng gần 2,9 %, lần lượt đạt mức 11,03% và 9,7%. VNDIRECT và Mirae Asset cũng tăng thị phần lên mức 6,95% và 5,5%.
VPS đứng ở vị trí thứ 6, đạt 5,25%, trong khi MBS ở vị trí thứ 7, đạt 4,7%. Các vị trí tiếp theo thuộc về FPTS đạt 3,48%, MBKE đạt 3,47% và BSC đạt 3,47%.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, cùng với thế giới thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 3 tháng đầu năm với nhiều dấu ấn tiêu cực. Chỉ số VN-Index giảm 31% về 662,53 điểm, con số mà không nhà đầu tư nào có thể nghĩ tới trước khi bước sang năm 2020. Đây cũng là mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý 1/2008 – giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Định giá P/E (tỷ lệ giá/thu nhập) của VN-Index cũng chỉ còn 9,8 lần – thấp nhất trong vòng 5 năm. Thị trường cũng ghi nhận mức bán ròng của khối ngoại đạt con số kỷ lục, lên tới 8.700 tỷ đồng.
Theo SSI, những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 đến thị trường chứng khoán là rất rõ ràng, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, Việt Nam đang dần kiểm soát tốt được dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng cũng đang dần phát huy tác dụng.
Trong quý 1 vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức miễn hoàn toàn giá 6 loại dịch vụ và giảm giá 9 loại dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán trong thời gian 5 tháng, để hỗ trợ thị trường chứng khoán trước tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán là dịch vụ thiết yếu và phải được đảm bảo tổ chức giao dịch an toàn, ổn định, thông suốt trong mọi tình huống, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các thành viên thị trường nỗ lực thực hiện yêu cầu này./.
Văn Giáp
Chứng khoán sẽ là hàng hóa thiết yếu như gạo
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương đưa chứng khoán vào danh mục ngành nghề thiết yếu để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung được hoạt động bình thường.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết, đây là một trong nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán trong bối cảnh bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.
"Dịch vụ tài chính tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán là các dịch vụ thiết yếu cần được duy trì", ông Dũng nói.
Trước đó, ông Dũng đã có một loạt các công văn gởi các tổ chức liên quan hoạt động trong ngành chứng khoán như các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký phải tổ chức hoạt động bình thường; tăng cường giao dịch trực tuyến và đồng thời tuân thủ các quy định của trung ương và địa phương về công tác phòng, chống dịch.
Các công ty chứng khoán cũng đã dự phòng kịch bản cao nhất mà nhà nước đưa ra nên đã dự phòng các hoạt động trực tuyến để đảm bảo mọi giao dịch thông suốt, như Công ty chứng SSI, VnDirect,...
PHƯƠNG MINH
Thận trọng sau tuần lễ đáng quên của chứng khoán Việt "Rủi ro hiện vẫn ở mức rất cao và việc nỗ lực tìm đáy của thị trường chỉ phù hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp với mức độ chấp nhận rủi ro cao", báo cáo của VnDirect cho hay. Tuần trước với Phương (27 tuổi) là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất từ khi bắt đầu tham gia...