Công an xã, phường được điều tra ban đầu?
Đề xuất giao công an xã, phường… tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu trong dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã bị nhiều chuyên gia phản đối, e ngại không “an toàn”…
Một điểm mới gây nhiều tranh cãi trong dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự do Bộ Công an chủ trì soạn thảo là công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Ngành công an ủng hộ
Cụ thể, khoản 2 Điều 25 dự thảo quy định công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an có các quyền sau: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác minh ban đầu, phân loại và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm xác định có dấu hiệu tội phạm kèm theo các đồ vật, tài liệu có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày. Trường hợp tự phát hiện bắt giữ hoặc tiếp nhận người phạm tội quả tang thì tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, khám người, vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường, lấy lời khai… Nếu tiếp nhận người phạm tội do người dân giải đến thì lập biên bản vụ việc và giải người phạm tội lên cơ quan công an cấp trên. Trường hợp sau khi nhận được tố giác, tin báo về hành vi phạm tội đang diễn ra trên địa bàn thì kịp thời đến ngay hiện trường, cần thiết thì vô hiệu hóa hành vi phạm tội. Khi đến hiện trường, người phạm tội bỏ trốn thì tiến hành ngay việc truy xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng…
Nhiều chuyên gia còn e ngại giao nhiệm vụ điều tra ban đầu cho công an xã, phường… khi CQĐT chưa tiếp cận. Ảnh: Văn Bình
Ông Trương Quốc Hưng (Vụ Pháp chế – Bộ Công an) nhận xét: “Khi xảy ra tội phạm, công an xã, phường… là nơi gần dân nhất, sát dân nhất nên giao cho họ một số nhiệm vụ điều tra cơ bản trên là điều nên làm”.
Đồng tình, Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành (Giám đốc Công an TP.HCM) cho rằng việc giao thêm một số hoạt động điều tra ban đầu cho công an xã, phường… nhằm kịp thời xử lý, ngăn chặn tội phạm, bắt giữ người phạm tội, không để người phạm tội lẩn trốn, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ. “Công an xã, phường… chỉ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giản đơn trong một phạm vi hẹp, với những tội phạm có liên quan đến lĩnh vực quản lý trong thời gian nhất định, sau đó phải chuyển cho CQĐT có thẩm quyền thụ lý. Hoạt động điều tra của các cơ quan này chủ yếu mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động điều tra của CQĐT chuyên trách, chịu trách nhiệm phối hợp và phân công của CQĐT” – ông Thành nói.
Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó Giám đốc Công an TP.HCM) cũng khẳng định: “Mục đích của chế định này là giải quyết việc CQĐT không kịp thời có mặt tiếp cận vụ việc, trong khi tội phạm bắt đầu xảy ra thì phải tiến hành ngay các biện pháp nghiệp vụ điều tra ban đầu. Công an xã, phường… chỉ thực hiện các biện pháp điều tra ban đầu khi CQĐT chưa tiếp cận, không thể tiến hành các biện pháp tố tụng được và sau này cũng không thể khắc phục được”.
Nhiều chuyên gia e ngại
Video đang HOT
Nếu như phía cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật cho rằng việc giao công an xã, phường… tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu là cần thiết thì các đại biểu Quốc hội, chuyên gia pháp luật lại bày tỏ sự e ngại.
Ông Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) đặt vấn đề: “Khi giao việc xử lý thông tin về tố giác, tin báo tội phạm ban đầu cho công an xã, phường… thì cơ quan nào sẽ giám sát bởi giai đoạn này VKS chưa vào vì chưa phải là tố tụng. Hơn nữa việc xử lý tin báo này đồng thời liên quan đến quyền con người, đến chuyện bỏ lọt tội phạm hay làm oan. Vậy mà lại giao cho công an xã, phường… chưa có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao thì có an toàn hay không?”. Từ đó, ông Quyền cho rằng vẫn nên giao hoạt động điều tra ban đầu cho CQĐT chuyên trách.
Ông Lê Minh Long (Phó Cục trưởng Cục Điều tra VKSND Tối cao) băn khoăn: “Có những vùng sâu, vùng xa, cán bộ xã, phường, thị trấn mới chỉ học hết cấp 2 thì giao cho họ một số hoạt động điều tra phải chăng sẽ rất nguy hiểm? Chưa kể thực tế có trường hợp cán bộ xã, phường vì chỉ tiêu thi đua mà không báo cáo đúng tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn”.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội) cũng nhận xét: Chức năng của công an xã, phường… là bảo vệ trật tự an toàn cho người dân trên địa bàn. Thực tế chức năng này đang bị buông lỏng khi mà an toàn, an ninh của người dân vẫn chưa được đảm bảo. Những khi có việc xảy ra, các cơ quan này có mặt rất chậm trễ dù người dân đã báo tin kịp thời hoặc khoảng cách địa lý chẳng xa bao nhiêu. Như vậy, nhiệm vụ hiện tại họ còn chưa làm tròn trách nhiệm, nay lại giao thêm chức năng mới thì bảo họ làm cho tốt là rất khó.
“Hiện nay khi nhận tin báo tố giác tội phạm, lẽ ra xã, phường trong thời hạn bao lâu đó phải ra quyết định xử lý hoặc chuyển cho CQĐT chuyên trách nhưng có những vụ tôi biết các cơ quan này ngâm vài ba tháng mà không chịu làm gì cả. Nay họ lại được giao thêm việc điều tra, bắt bớ, tạm giữ dưới phường… thì rất phức tạp, không chuyên nghiệp, có khi vướng thêm chuyện thông cung, bức cung” – ông Nghĩa thẳng thắn.
Dân ai tin?
Hiện chưa có nước nào trên thế giới lại đưa công an xã, phường… vào lực lượng điều tra. Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự điều chỉnh bộ máy hoạt động là CQĐT và điều tra viên. Nay lại mở rộng đưa thêm cán bộ công an xã, phường… vào đối tượng điều chỉnh, cho tham gia hoạt động tố tụng là khiên cưỡng, không phù hợp. Mục tiêu của dự luật là tinh gọn đầu mối song lại chia nhỏ như thế này thì đang làm phức tạp, tạo ra nhiều lỗ hổng hơn.
Phải nhìn vào thực tế khi tham gia hoạt động tố tụng, bản thân các điều tra viên có trình độ cử nhân luật, được đào tạo nghiệp vụ bài bản còn bị khiếu nại lên khiếu nại xuống, vậy nay giao việc điều tra cho cán bộ công an xã, phường… thì dân ai tin? Ngay từ ban đầu khi thành lập công an xã, phường, thị trấn đã xác định đây là lực lượng thuộc cơ chế quản lý hành chính, điều hành nội bộ trong ngành công an, chỉ có nhiệm vụ báo cáo cho cấp trên, được cấp trên điều động giữ nguyên hiện trường khi trên địa bàn có án xảy ra mà thôi.
Theo Pháp luật TPHCM
Loại trừ những hành vi tội phạm còn "ẩn nấp"
Thực tiễn đã chứng minh "không thể thực hành quyền công tố tốt nếu như không tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay" nên nhiều ý kiến đã tán đồng với việc Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) - sửa đổi vừa được trình tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII qui định về thẩm quyền và tổ chức cơ quan điều tra trong VKSNDTC.
Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong 3 năm qua, từ năm 2010 tới năm 2013, số người phạm tội trong các cơ quan tư pháp, tức là người của cơ quan tư pháp thực hiện chiếm đến 10% tổng số tội phạm trong phạm vi cả nước.
Còn theo thống kê của VKSNDTC, từ năm 2010 đến nay, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã khởi tố 169 vụ với 206 bị can là người của các cơ quan tư pháp phạm tội trong hoạt động tư pháp, số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước.
Ảnh minh họa: KT
Dân mạng xôn xao mánh khóe cướp giật mới của tội phạm
Trao "cây gậy" điều tra để VKS làm tốt quyền công tố
Từ thực tiễn tội phạm trong hoạt động tư pháp ngày càng phức tạp và nghiêm trọng như vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, quy định thẩm quyền và tổ chức cơ quan điều tra trong VKSNDTC sẽ tạo thêm điều kiện cho VKSND thực hiện được toàn diện, có hiệu quả vai trò công tố, đặc biệt vai trò kiểm sát các hoạt động tư pháp trong các khâu điều tra, nhất là để cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC trực tiếp điều tra các tội phạm trong hoạt động tư pháp do người của các cơ quan tư pháp thực hiện, góp phần nâng cao tính khách quan và hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trong hoạt động tư pháp nói riêng.
Hoàn toàn tán thành việc dành cho VKSND quyền điều tra, ông Trần Ngọc Vinh - Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng - cho rằng, qui định như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSNDTC thực sự phát huy được sức mạnh, là công cụ phục vụ hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; đồng thời phục vụ đắc lực trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp.
Từ những nhận thức thực tiễn trong hoạt động tư pháp, "có oan sai thì có "bóng dáng" của tội phạm tham nhũng", ông Đỗ Văn Đương (Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) thấy rằng: "Tiếp tục phải quy định cơ quan điều tra và chỉ tổ chức ở VKSNDTC thì mới đảm bảo hiệu quả trong công tác thực hành công tố và kiểm sát tư pháp", vì "nếu VKS không có quyền điều tra mà chỉ phát hiện và kiến nghị xử lý những hoạt động vi phạm bề nổi thì sẽ không loại trừ được những hành vi tội phạm "ẩn nấp" đằng sau vi phạm đó".
Qua tổng kết trong hai năm rưỡi, số lượng vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp được điều tra, khởi tố bằng 10% số án của cả nước, ông Hà Công Long - Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội - khẳng định, hoạt động điều tra của VKSND là một công cụ quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng cho hoạt động tư pháp nên "tiếp tục quy định như trong Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) là hết sức cần thiết, không cản trở gì với vấn đề thu gọn đầu mối cơ quan điều tra, không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra khác. Không thể thực hành quyền công tố tốt nếu như không tiến hành điều tra và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay".
"Lấp" những "khoảng trống" trong hoạt động điều tra
Không chỉ đồng tình với việc trao quyền điều tra cho VKS, ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương - còn đề nghị nghiên cứu mở rộng thêm thẩm quyền cho Cơ quan điều tra VKSNDTC trực tiếp điều tra đối với trường hợp VKS thực hiện có dấu hiệu của sự bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc có dấu hiệu oan sai và yêu cầu điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu của VKS, trong trường hợp này cần có sự đồng ý của VKS.
Trường hợp thứ hai là khi VKS có đầy đủ căn cứ để khẳng định nếu giao cho cơ quan điều tra khác thực hiện điều tra thì sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt người phạm tội là người thuộc cơ quan điều tra.
Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng không nên mở rộng nhiệm vụ điều tra của cơ quan điều tra VKSND, thậm chí không quy định chức năng điều tra cho VKSND vì như ý kiến của ông Chu Sơn Hà - Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội: "Nếu giao cho VKSND điều tra thực hành sẽ khó khách quan, sẽ xảy ra tình trạng vừa điều tra, vừa giữ quyền công tố".
Còn theo ông Phạm Hồng Phong - Phó Chánh án TAND tỉnh Hậu Giang: "Hiến pháp 2013 cũng không quy định chức năng điều tra cho VKS nên việc điều tra vụ án chỉ giao cho cơ quan công an thực hiện để phân biệt rành mạch ba giai đoạn tố tụng là điều tra, truy tố và xét xử".
Từ góc độ cơ quan điều tra, ông Phạm Trường Dân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - nhận thấy: "VKSND có thẩm quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra" thì không bảo đảm nguyên tắc tố tụng hình sự và sự chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp, nên đề nghị "quy định cho rõ VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nào, không nên quy định chung chung như Dự thảo, sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng sau này khi Dự án Luật có hiệu lực thi hành".
Việc VKSND có được quyền điều tra hay không sẽ còn phải chờ đến cuối năm nay Quốc hội biểu quyết. Tuy nhiên, phân tích sự cần thiết phải mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC, ông Nguyễn Bá Thuyền (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) nhấn mạnh, hoạt động điều tra của cơ quan điều tra cũng là để phục vụ cho chức năng công tố, giúp cho cơ quan thực hành quyền công tố đưa vụ án ra Tòa và buộc tội người phạm tội trước Tòa án. Xuất phát từ chức năng hiến định của VKS trong hoạt động tư pháp thì giao thẩm quyền điều tra cho VKS đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là hoàn toàn đúng đắn.
Bên cạnh đó, thực trạng nền tư pháp nước ta vẫn còn một số mặt hạn chế, tồn tại nên việc duy trì Cơ quan điều tra của VKS với tư cách là một cơ quan điều tra chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý khách quan và phòng ngừa có hiệu quả đối với các tội phạm này là cần thiết.
Theo Pháp luật Việt Nam
Người phạm tội có thể nộp tiền thay vì chấp hành hình phạt tù? Theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Có đến 74/267 điều của BLHS có quy định về hình phạt tiền, song thực tiễn cho thấy hình phạt tiền được áp dụng rất ít trên thực tế. Phạt tiền không phải hình phạt được "ưu tiên" Một...