Công an vào cuộc vụ khủng bố tin nhắn “chị Nguyệt Hoài Đức”
Ban ngày chưa đủ, các đối tượng “giấu mặt” còn khủng bố tin nhắn vào ban đêm, đe dọa những người đã dũng cảm chống tiêu cực trong vụ “nhân bản’ kết quả xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức.
Phía sau tấm bằng khen chống tiêu cực
Đến bây giờ, có lẽ chẳng ai còn lạ gì với cái tên chị “Nguyệt Hoài Đức”. Nhưng ít ai có thể biết được cuộc sống của chị và nhiều người khác giờ thực sự ra sao sau tấm bằng khen với thành tích chống tiêu cực mà ngành y tế trao tặng.
Chúng tôi tìm về nhà chị Hoàng Thị Nguyệt sau một năm vụ việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức được phanh phui. Chúng tôi nhìn quanh tường căn phòng khách mà chẳng thấy tấm bằng khen “chống tiêu cực” được treo ở đâu. Thắc mắc thì chị đưa ra từ trong một chiếc hộp để cạnh bàn làm việc.
Tay phải cầm tấm bằng khen chống tiêu cực, tai trái chị “Nguyệt Hoài Đức” ôm hàng tệp những nội dung tin nhắn khủng bố, đe dọa trả thù.
Hỏi về cuộc sống hiện nay, chị Nguyệt thở dài: “Khổ lắm các em ạ. Cứ chốc chốc lại bị tin nhắn khủng bố, đe dọa thì sống yên làm sao được…”.
Nói rồi, chị đưa ra hàng loạt tin nhắn khủng bố được sưu tầm với hàng chục trang A4 mà hôm trước chị chưa có điều kiện cung cấp đầy đủ. Chúng tôi chỉ lướt qua mà chẳng dám đọc kỹ từng dòng vì quá tục tĩu, chợ búa. Các tin nhắn được gửi kéo dài trong nhiều tháng với các đầu số khác nhau, và tất nhiên nó không hề hiện tên người gửi.
Không chỉ chị “Nguyệt Hoài Đức” mà những chị Oanh, anh Tùng và một số anh chị em khác cũng đều bị “khủng bố kép” với những lời lẽ không thể dơ bẩn hơn.
“Các tin nhắn bắt đầu từ đầu năm nhưng nhiều nhất vào thời điểm trước, sau khi vụ án đưa ra xét xử và kéo dài cả đến bây giờ. Mấy hôm nay hình như thấy động nên hết rồi, nhưng một số anh chị khác thì vẫn bị nhắn tin đe dọa.
Video đang HOT
Ức chế nhiều lắm chứ. Có khi cả ngày chẳng để tâm làm được gì. Nhưng mình không hối tiếc vì những việc đã làm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thân trong gia đình, mình và một số anh chị khác đã gửi đơn đến cơ quan công an nhờ can thiệp” – chị Nguyệt cho hay.
Hàng tệp tin nhắn khủng bố được chị Nguyệt Hoài Đức in ra từ điện thoại
Cơ quan công an vào cuộc
Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc tại cơ quan cũng như đi lại trên đường và trong sinh hoạt gia đình, chị “Nguyệt Hoài Đức”, anh Nguyễn Chí Tùng (đều đang làm việc tại BV Đa khoa Hoài Đức) đã phải làm đơn gửi cơ quan công an nhờ can thiệp, xử lý.
“Khoảng thời gian từ 28/6/2014 đến nay, tôi liên tục nhận được khoảng 20 tin nhắn từ số điện thoại 1026620xxx với những nội dung chửi bới tục tĩu, đe dọa “trả thù” bằng hình thức chặn đường đánh, thậm chí đe dọa giết. Các nội dung tin nhắn gửi cả trong ngày và đêm, với những trạng thái có biểu hiện kích động của đối tượng” – anh Tùng phản ánh với cơ quan Công an huyện Hoài Đức.
Được biết đến nay cơ quan Công an huyện Hoài Đức và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an TP Hà Nội đã nhận được đơn tố giác tội phạm và đã đang trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc.
Trước phản ánh từ các bác sĩ đang làm việc tại BV Đa khoa Hoài Đức, Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã yêu cầu Công an huyện Hoài Đức xem xét, giải quyết vụ việc.
Hiện cơ quan công an huyện Hoài Đức trực tiếp điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ. Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, sau khi có kết quả điều tra, tùy theo mức độ tình hình để làm cơ sở cho việc khởi tố vụ án.
Ngoài những tin nhắn khủng bố, đe dọa những người dũng cảm đứng lên chống tiêu cực, chúng tôi còn nhận được không ít thông tin về những điều khó hiểu đang diễn ra tại BV Đa khoa Hoài Đức, sau khi vụ nhân bản kết quả xét nghiệm được đưa ra xét xử lần đầu.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhắn tin đe dọa chị "Nguyệt Hoài Đức": Có thể bị truy tố
Chị Nguyệt - người đã đứng lên tố cáo vụ việc tiêu cực nhân bản xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức đang bị nhắn tin khủng bố cả năm trời. Liệu những kẻ nhắn tin có bị đưa ra ánh sáng xử lý?
Vừa qua, chị Nguyệt (Hoài Đức- HN) - người đã đứng lên tố cáo vụ việc tiêu cực nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức gây rúng động dư luận - đã bị các đối tượng nhắn tin đe dọa trong khi một số người mắc sai phạm vẫn được giữ nguyên công việc.
Để hiểu hơn vấn đề pháp lý xung quanh câu chuyện này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư Tp HCM) về vấn đề này.
Chị "Nguyệt Hoài Đức" - người tố cáo tiêu cực - đang bị đe dọa trả thù.
Thưa luật sư, nếu chị Nguyệt (BV Hoài Đức) liên tục bị nhắn tin đe dọa sau khi tố cáo tiêu cực, thì hành vi đe dọa đó đã cấu thành tội gì?
Đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Viễn thông, tùy theo tính chất và mức độ hành vi này có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điểm g, khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 thì người nào có hành vi : "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác" sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Đặc biệt, nếu có đủ căn cứ, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác quy định tại điều 121 Bộ luật Hình sự nếu có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc Tội đe dọa giết người quy định tại điều 103 Bộ luật Hình sự nếu có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Theo luật sư, dấu hiệu nào để khẳng định "người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện" theo điều 103 Bộ Luật hình sự?
Hành vi đe dọa giết người thể hiện bằng lời nói, hành động, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, hành vi này làm cho người bị đe dọa tin rằng người đe doạ sẽ thực hiện dẫn đến lo lắng, sợ sệt...
Để xác định mức độ đe dọa nguy hiểm đối với nạn nhân, phải căn cứ vào nhân thân của người đe dọa và bị đe dọa; thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, nguyên nhân bị đe dọa; sự tương quan lực lượng giữa hai bên; sự thay đổi tâm sinh lý và hoạt động của người bị đe dọa như mất ăn, mất ngủ, bỏ việc làm...
Tin nhắn đe dọa chị Nguyệt (Ảnh chị Nguyệt cung cấp)
Nếu chị Nguyệt tố cáo ra cơ quan công an thì việc đe dọa này có được xử lý hay không?
Theo luật, khi phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật, công dân đều có quyền tố giác đến cơ quan công an. Tuy nhiên, việc tố giác phải có căn cứ, kèm theo đơn tố giác, người tố giác phải cung cấp các chứng cứ để cơ quan công an có cơ sở xác minh, điều tra vụ việc.
Trong vụ việc chị Nguyệt, vì các đối tượng sử dụng sim rác để quấy rối, đe dọa chị nên rất khó có cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý. Vì vậy, chị Nguyệt nên tiếp tục kiên trì thu thập, theo dõi diễn biến của nhóm đối tượng này để làm chứng cứ cung cấp cho các cơ quan chức năng. Trước mắt, theo tôi chị nên thay một sim điện thoại khác để sử dụng cho công việc.
Vậy phải căn cứ vào đâu có thể chỉ ra đối tượng cần tố cáo để cơ quan chức năng tiện truy xét?
Theo tôi, những đối tượng này chắc chắn là có liên quan đến người thân của những người bị chị Nguyệt tố cáo, nên nếu có cơ sở, chị có thể "điểm danh" những người nghi vấn và trình báo với cơ quan điều tra.
Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)
Nhật ký tin nhắn khủng khiếp đe dọa chị "Nguyệt Hoài Đức" Trong khi phiên xử phúc thẩm vụ nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức còn đang bị hoãn thì chị "Nguyệt Hoài Đức" và các đồng nghiệp khác thường xuyên bị nhắn tin khủng bố, đe dọa. Những tưởng mọi việc đã được khép lại khi vụ "nhân bản kết quả xét nghiệm" tại Bệnh viện Đa...