Công an trưng dụng xe của dân làm hỏng phải đền
CSGT đươc trưng dung bất kỳ phương tiện nào của người tham gia giao thông trong trường hợp khân cấp. Nêu làm hỏng xe của người dân thì phải đền bù.
Thông tư 01/2016 của Bộ Công an về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuân tra kiêm soat giao thông đường bộ của CSGT, có hiệu lực từ ngày 15/2/2016.
Thông tư nay co nhưng nôi dung đang chu y như quy đinh vê 5 trương hơp CSGT đươc dưng xe, đăc biêt la quy đinh CSGT đươc trưng dung bất kỳ phương tiện nào của người tham gia giao thông trong trường hợp khân cấp.
Quy đinh CSGT đươc trưng dung tai san cua ngươi tham gia giao thông trong trương hơp khân câp đang gây xôn xao dư luân. Anh minh hoa: Pham Hai
Nhưng thông tin nay vưa xuât hiên đa thu hut sư chu y cua dư luân vơi nhưng y kiên trai chiêu. Chưa noi đên viêc nôi dung thông tư co phu hơp vơi cac luât khac hay không, vân đê an ninh va bao toan tai san đang đươc ngươi dân rât quan tâm.
VietNamNet đa trao đôi vơi Đai ta Đào Vịnh Thắng – Trương phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt – Công an TP Hà Nội.
&’Không tăng thêm quyên han cho CSGT’
Thông tư 01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát, hiệu lực từ 15/2, có gì mới thưa ông?
Thông tư 01/2016 bổ sung thêm một số mục so với thông tư 65 trước đây, nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện hơn cho việc tuần tra, xử lý vi phạm nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của người tham gia giao thông.
Tôi nhấn mạnh là quy định mới không tăng thêm quyền hạn cho CSGT.
Ngoai kiêm tra xe, ngươi lai xe, thi con kiêm tra ca ngươi trên xe (điêm 1, điêu 5). Xe 45-60 chô cung se kiêm tra tưng ngươi? Vi sao phai lam như vây?
Việc kiểm tra giấy tờ của người ngồi trên xe đã có quy định từ trước và không có gì mới, đặc biệt nó phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành nên không có gì là lạm quyền. Theo pháp luật hiện hành, công dân phải có giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước…
Đai ta Đào Vịnh Thắng – Trương phòng CSGT Đường bộ, Đường sắt – Công an TP Hà Nội. Anh: Pham Hai
Video đang HOT
Trưng dung xe lam hong phai đên
Điêm 6, khoan 5 cua thông tư nay quy đinh CSGT “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”. Xin ông giai thich ki hơn vê quy đinh nay
Cảnh sát được phép trưng dụng bất kỳ phương tiện nào thậm chí cả điện thoại của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc này chỉ được phép trong trường hợp cấp bách như ngăn chặn tội phạm hình sự, đảm bảo an toàn, trật tự giao thông và an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, cảnh sát khi trưng dụng làm hư hỏng xe của người dân thì phải đền bù.
Vây thông tư nay đa co hương dân nao cu thê vê viêc đên bu nay chưa?
Hiên thông tư chưa đê câp đên vân đê nay.
Gia danh CSGT đê trưng dung xe, lam thê nao? Trong trương hơp ke gian gia danh CSGT, “trưng dung” xe cua dân như CSGT thât, thi ngươi dân co thê bi mât xe. Luc đo phai lam thê nao? Trường hợp giả danh cảnh sát trưng dụng xe của người dân chưa được đề cập đến trong thông tư nay. Nếu có trường hợp đó xay ra thì đa co luật khác quy định về việc giả danh người thi hành công vụ đê chiếm đoạt tài sản người dân thì vẫn xử lý được.
5 trương hơp CSGT đươc dưng xe – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch TTKS của Cục trưởng Cục CSGT (C67) hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; – Thực hiện kế hoạch tổ chức TTKS và xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng TTKS giao thông đường bộ cao tốc thuộc C67, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên; – Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp. – Trường hợp cuối cùng là dừng xe để kiểm soát dựa trên tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Trich nôi dung thông tư số 01/2016/TT-BCA (có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2016)
Pham Hai
Theo_VietNamNet
Phạt "nguội" vi phạm giao thông: Tất cả vi phạm đều sẽ bị xử lý
Xử phạt các phương tiện giao thông qua hình ảnh của camera hay còn gọi là phạt "nguội" nhằm hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả đã được áp dụng từ lâu tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hình thức xử phạt này mới chỉ được đưa vào ứng dụng trong thời gian gần đây.
Xung quanh hình thức xử phạt này còn nhiều điều mà người dân vẫn băn khoăn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội để người tham gia giao thông hiểu rõ hơn về cách thức xử phạt vi phạm giao thông mới này.
- Xin ông cho biết tình hình xử phạt vi phạm giao thông bằng hình ảnh của Công an TP Hà Nội trong thời gian qua?
- Thực hiện kế hoạch của Lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSGT Đường sắt đường bộ và Ban Giám đốc CATP Hà Nội, trong năm 2014 Trung tâm chỉ huy đèn giao thông của phòng CSGT Công an TP Hà Nội được nâng cấp lắp đặt 500 camera, trong đó có 100 camera đo đếm phương tiện, 100 camera kiểm tra toàn bộ xe vi phạm giao thông đường bộ và 300 camera giám sát các hoạt động giao thông trên địa bàn Thủ đô. Sau khi thành lập trung tâm, Phòng CSGT đã có kế hoạch báo cáo Giám đốc CATP Hà Nội tổ chức các hoạt động tuyên truyền băt đầu từ tháng 4-2014 và hiện nay các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua camera như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đỗ dừng sai quy định, vượt sai quy định... đều đã được xử lý.
- Việc phạt "nguội" được tiến hành như thế nào, thưa ông?
- Việc xử phạt các trường hợp vi phạm bằng hình ảnh camera được tiến hành bằng hai biện pháp. Một là trung tâm chỉ huy đèn giao thông thông qua camera phát hiện sai phạm của phương tiện giao thông sẽ thông báo cho các tổ cảnh sát tuần tra trên đường kiểm tra, bắt giữ và xử lý. Hiện nay, các đơn vị đều có các tổ tuần tra lưu động đi trên đường để kiểm tra xử lý vi phạm. Cụ thể, trong thời gian trước, trong và sau Tết Ất Mùi 2015, lực lượng này đã xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm qua camera giám sát theo dõi. Thứ hai nếu trung tâm phát hiện qua camera nhưng chưa có lực lượng xử lý thì Trung tâm chỉ huy đèn giao thông sẽ có giấy mời người điều khiển phương tiện lên xử lý theo quy định của pháp luật.
- Sau một thời gian thực hiện phương pháp phạt "nguội", ông đánh giá như thế nào về ý thức chấp hành nộp phạt của người vi phạm?
- Nhìn chung các trường hợp vi phạm đều chấp hành việc nộp phạt nghiêm chỉnh. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện bị kiểm tra xử lý ngay tại chỗ, sau khi được thông báo lỗi vi phạm thì người dân đều đồng tình và chấp hành nộp phạt ngay. Còn những trường hợp được CSGT mời đến để xử lý, sau khi cho họ xem lại hình ảnh vi phạm được camera ghi lại họ đều công nhận hành vi phạm luật của mình. Hầu hết các trường hợp đều thừa nhận lỗi sai và tự giác nộp phạt.
- Nếu người điều khiển phương tiện giao thông sau khi được thông báo về lỗi vi phạm nhưng vẫn cố tình chây ỳ không chịu nộp phạt thì hình thức xử lý là như thế nào?
- Tất cả các trường hợp khi CBCS đã lập biên bản chúng tôi đều gửi vi phạm theo địa chỉ của chủ phương tiện. Nếu quá ngày mà người vi phạm không đến thì chúng tôi sẽ viết giấy mời mời người vi phạm đến để giải quyết. Nếu người vi phạm vẫn cố tình chây ỳ, chúng tôi sẽ cử cán bộ tiến hành xác minh nhân thân, địa chỉ cũng như cơ quan làm việc để mời lên giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Thực tế ở TP HCM đã có trường hợp vi phạm mà tiền nộp phạt lên tới hàng chục triệu đồng, do hành vi vi phạm thường xuyên diễn ra, vậy làm thế nào để không xảy ra tình trạng vi phạm "chồng lên" vi phạm như vậy?
- Đối với những trường hợp vi phạm được camera ghi lại chúng tôi xác định sẽ tiến hành giải quyết ngay, không để xảy ra trường hợp quá hạn hoặc vi phạm nhiều lần dẫn đến số tiền phải nộp phạt cao.
- Trong trường hợp vi phạm luật giao thông được camera ghi lại nhưng người điều khiển phương tiện đi mượn phương tiện của người khác thì sẽ xử lý như thế nào thưa ông?
- Trong quá trình lưu thông mà vi luật phạm giao thông, hành vi vi phạm là của người điều khiển phương tiện, nên người bị xử lý chắc chắn là người điều khiển phương tiện chứ không phải chủ xe. Trong trường hợp như vậy, thông qua chủ xe chúng tôi sẽ xác minh người điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông để xử lý. Tuy nhiên, cũng có khó khăn cho lực lượng CSGT là có thể chủ xe chủ xe cho nhiều người mượn xe dẫn đến không biết chính xác được người vi phạm. Ngoài ra, quá trình xử phạt qua hình ảnh sẽ còn gặp phải những khó khăn như xe chưa sang tên đổi chủ, người vi phạm khai địa chỉ chưa chính xác hoặc mua bán qua nhiều chủ. Quan điểm của Phòng CSGT là đề nghị tất cả phương tiện khi tham gia giao thông phải đăng ký đúng chủ theo tên của mình để đảm bảo quyền sở hữu phương tiện. Các trường hợp không sang tên đổi chủ đến làm thủ tục đăng ký sẽ bị xử phạt nghiêm.
- Thưa ông nếu người dân chụp ảnh hay quay được hành vi phạm luật giao thông sau đó gửi cho cơ quan công an thì đây có được coi là cơ sở để xử phạt bằng hình ảnh hay không?
- Đương nhiên đây được coi là cơ sở để lực lượng CSGT tiến hành xử lý vi phạm giống như những hình ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát.
- Một số người dân cho rằng, việc xử phạt qua hình ảnh chỉ được lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện trong thời gian cao điểm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Hiện nay trung tâm điều khiển giao thông của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm việc 24h/24h. Khi phát hiện những tình huống vi phạm Luật Giao thông đều thông báo bằng bộ đàm cho các đơn vị địa bàn để kiểm tra xử lý theo quy định bất kể thời gian nào trong ngày. Trong trường hợp chưa có lực lượng xử lý thì Trung tâm chỉ huy đèn giao thông sẽ có giấy mời người điều khiển phương tiện lên xử lý theo quy định của pháp luật. Tất cả mọi vi phạm của người dân được camera ghi lại sẽ đều bị xử lý.
- Xin ông cho biết, đối với những trường hợp đã bị xử phạt bằng hình ảnh nhưng sau đó vẫn cố tình vi phạm thì phương hướng xử lý của lực lượng Cảnh sát giao thông là như thế nào?
- Đối với những trường hợp ô tô vi phạm nhiều lần chúng tôi đề nghị nếu là xe kinh doanh chở khách thì sẽ cắt "nốt" không cho vào thành phố, đối với taxi sẽ đề nghị tịch thu phù hiệu. Đối với trường hợp là ô tô và xe máy của cá nhân nếu vi phạm hành vi nào thì xử lý hành vi đó. Những trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần, tùy theo mức độ quy định của pháp luật có thể sẽ xử lý tước giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện, phạt tiền theo hành vi theo quy định của pháp luật.
- Hiện nay, vẫn còn tình trạng người tham gia giao thông cố tình vi phạm khi không có lực lượng CSGT?
- Ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông trên địa bàn thành phố cũng như trên cả nước có thể nói nhiều người chấp hành tốt, nhưng cũng có một số bộ phận ý thức chưa tốt. Nếu không có lực lượng CSGT hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông hoặc tuần tra kiểm soát thì ý thức tự giác chấp hành luật giao thông là rất yếu, đi tùy tiện, thiếu sự nhường nhịn lẫn nhau.
- Ông đánh giá thế nào về ý thức của người tham gia giao thông từ khi thực hiện phương pháp phạt "nguội", ý thức có được cải thiện không thưa ông?
- Nếu lắp được camera nhiều trên đường phố, tôi tin tưởng và chắc chắn rằng ý thức người tham gia giao thông sẽ được nâng lên rõ rệt vì người dân sẽ tự định hình được mình đi trên đường có camera giám sát. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Tuy nhiên tôi cũng đề nghị Chính phủ, các cơ quan ban ngành quản lý Nhà nước cần phải nâng chế tài xử phạt. Căn cứ vào các hành vi vi phạm để nâng mức xử phạt, có thể tước giấy phép lái xe, thậm chí nếu tái phạm nhiều lần cần phải tịch thu giấy phép lái xe vĩnh viễn. Như vậy mới đủ sức răn đe.
- Có ý kiến cho rằng thời gian qua số lượng xử phạt các trường hợp vi phạm luật giao thông bằng hình ảnh còn chưa nhiều. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
- Hiện nay lượng camera để giám sát theo dõi việc vi phạm còn ít, chưa có đủ để cho các lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm. Hiện hệ thống camera phát hiện phương tiện vi phạm giao thông mới chỉ có trên tuyến thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Đống Đa. Trong thời gian đầu, chúng tôi mới chỉ tập trung vào việc tuyên truyền nhắc nhở để nâng cao ý thức của người dân. Thời gian tới đây chúng tôi sẽ làm kiên quyết để góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
- Qua thời gian thực hiện phương pháp phạt "nguội", ông đánh giá như thế nào về sự tiến bộ của phương pháp này?
- Có thể thấy, việc lắp camera có rất nhiều thuận lợi, không chỉ giúp giám sát toàn bộ tình hình, hoạt động giao thông mà còn kiểm soát được hoạt động cũng như sự kiện diễn ra trên địa điểm đó. Nhiều vụ tai nạn giao thông, người gây tai nạn bỏ chạy đã bị camera phát hiện và ghi lại. Đây chính là tài liệu củng cố chứng cứ. Bên cạnh đó các hình ảnh từ camera còn giúp theo dõi, phát hiện những vụ việc phạm pháp hình sự, trộm cắp, cướp giật, những vụ đánh nhau, gây rối trật tự, tụ tập đông người...
-Ông có thể cho biết việc triển khai xử phạt các vi phạm về Luật Giao thông trong thời gian tới sẽ được tiến hành như thế nào?
- Vừa qua, Phòng CSGT đã thành lập các tổ tuần tra kiểm soát lưu động để đồng bộ xử lý các vi phạm qua hình ảnh. Thời gian tới sau khi hoàn chỉnh việc lắp trên toàn bộ camera trên một số tuyến trọng điểm ra vào thành phố thì chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý mạnh hơn, tiến hành làm đồng loạt trên toàn thành phố. Tôi cho rằng việc lắp đặt camera là một bước tiến quan trọng của Công an TP Hà Nội trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào điều khiển giao thông và bước đầu đã phát huy được hiệu quả cao. Theo tôi, trong thời gian tới chúng ta cần phải nghiên cứu và đẩy mạnh việc này hơn nữa.
- Có ý kiến cho rằng, việc dùng hình thức phạt "nguội" là khó áp dụng đối với nền hành chính còn thiếu đồng bộ ở Việt Nam và lực lượng CSGT sẽ vất vả hơn khi áp dụng phương pháp này, quan điểm của ông thế nào?
- Tôi cho rằng khó thì cũng phải làm. Có đi thì mới thành đường. Nếu chúng ta cứ ngồi một chỗ mà nói khó thì không bao giờ có thể áp dụng được được khoa học tiến bộ trên thế giới. Cách thức này, nhiều nước đã áp dụng từ lâu. Còn vất vả thì khi mới bắt đầu làm việc gì đó phải chấp nhận vất vả, chấp nhận khó khăn. Nếu lực lượng công an mà vất vả để người dân nâng cao ý thức, để đảm bảo an toàn trên những cung đường, vất vả vì sự tiến bộ thì đó là nhiệm vụ mà chúng tôi cảm thấy có ý nghĩa.
Theo_An ninh thủ đô
Những bóng hồng giảm nhiệt giao thông Thủ đô Dù trời nắng như đổ lửa, hay mưa ngập đường, rét cắt da cắt thịt, những nữ cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc công an TP Hà Nội vẫn sẵn sàng đứng chốt vào các khung giờ cao điểm để điều tiết giao thông, giảm ùn tắc. Sau giờ làm việc căng thẳng, họ lại về với trách nhiệm làm vợ, làm mẹ......