Công an TP.HCM yêu cầu làm rõ vụ người dân tố CSGT cưỡng đoạt tiền
Người dân có đơn tố cáo một cán bộ đội CSGT Tân Sơn Nhất có dấu hiệu cưỡng đoạt tiền khi xử lý vi phạm giao thông.
Ban giám đốc Công an TP.HCM vừa có chỉ đạo phòng CSGT đường bộ – đường sắt ( PC08) Công an TP.HCM và Thanh tra Công an TP.HCM xác minh làm rõ và xử lý vụ việc người dân tố cáo cán bộ đội CSGT Tân Sơn Nhất có hành vi vòi tiền.
Hiện ban chỉ huy đội CSGT Tân Sơn Nhất đã yêu cầu cán bộ tên M. (người bị tố cáo) giải trình vụ việc, để báo cáo lên phòng PC08.
Anh P tố, bị CSGT tên M “đòi” 6,2 triệu đồng do lỗi xe anh chưa gắn BKS
Trước đó, anh Thái Đăng P (23 tuổi, quê Hà Tĩnh, ngụ tỉnh Bình Dương) có đơn gửi đến 1 số cơ quan báo chí và đến Thanh tra Công an TP.HCM tố cáo cán bộ CSGT của đội Tân Sơn Nhất, tên M, có hành vi cưỡng đoạt tiền trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.
Theo trình bày của anh P, anh mới mua xe Exciter 150, chưa được cấp BKS. Sáng 12/5, anh điều khiển xe đi từ hướng Q.Tân Bình về Q.Phú Nhuận. Khi đến khu vực công viên Hoàng Văn Thụ, anh bị tổ công tác của đội CSGT Tân Sơn Nhất ra hiệu dừng xe để kiểm tra hành chính.
Khi anh P chấp hành, CSGT tên M trực tiếp làm việc với anh. Anh P chỉ xuất trình được bằng lái và giấy biên nhận giao xe của cửa hàng. CSGT tên M thông báo lỗi của anh P là xe không có BKS nên mức xử phạt là 6,2 triệu đồng; nếu đóng tại chỗ thì cho đi ngay, sẽ trả lại giấy phép lái xe.
Anh P không đồng ý, thắc mắc về mức xử phạt… vô lý thì CSGT tên M đưa anh cùng phương tiện về trụ sở đội CSGT Tân Sơn Nhất để làm việc.
Tại đây, theo lời anh P, CSGT tên M ‘hạ giá’ xuống còn 6 triệu đồng. Anh M trình bày về việc không có nhiều tiền trong ví, bản thân làm công nhân thu nhập không đáng kể… thì CSGT tên M hướng dẫn anh nhờ bạn chuyển tiền qua tài khoản ATM, ra ngoài rút để vào nộp phạt.
Theo lời anh P, CSGT tên M còn đưa anh vào phòng riêng, tiếp tục thông báo hạ giá còn 5 triệu đồng. Anh P tiếp tục nài nỉ rằng không có tiền. Khi anh P mở ví và thấy có tiền, CSGT tên M chủ động lục lấy 2 triệu đồng (gồm 4 tờ mệnh giá 500 ngàn đồng).
Viên CSGT yêu cầu anh P ký vào 1 biên bản nhưng không cho anh biết rõ nội dung gì. CSGT đồng ý cho anh P lấy xe ra về, nhưng giữ lại bằng lái.
Anh M có xin biên bản trong lần vi phạm, nhằm đề phòng bị lực lượng CSGT nơi khác xử lý thì có cái để trình bày nhưng CSGT tên M cho số điện thoại, nói với anh rằng, nếu bị bắt thì gọi cho M sẽ giúp anh xử lý.
Sau đó, anh P nhận được nhiều cuộc gọi từ M, yêu cầu đưa thêm 3 triệu đồng nữa, sẽ trả bằng lái.
Quá bức xúc, anh P đã làm đơn tố cáo CSGT tên M lên Thanh tra Công an TP.HCM và 1 số cơ quan báo chí. Sau đó, anh P được mời lên PC08 làm việc.
Diễn biến tiếp theo, anh P được mời lên đội CSGT Tân Sơn Nhất. Theo lời anh P, tại đây khi anh muốn trích xuất hình ảnh camera khi làm việc với CSGT tên M thì lãnh đạo đội nói rằng, camera chỉ lưu trữ dữ liệu 1 ngày.
Đại diện của đội đã hoàn trả số tiền 2 triệu đồng cùng bằng lái cho anh P. Lúc này, anh P còn gặp CSGT tên M. Người này xin lỗi anh P vì chuyện đã xảy ra.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, anh P liên tiếp nhận được nhiều cuộc điện thoại của người lạ, trong số đó có những người xưng là ‘anh em xã hội’, yêu cầu anh P rút đơn tố cáo, bỏ qua cho CSGT tên M.
Hiện tại anh P cương quyết không rút đơn, đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý vụ việc.
Trưởng phòng CSGT TP.HCM: 'Xử lý nghiêm CSGT uống rượu bia mà vẫn chạy xe'
Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) khẳng định kiên quyết không để xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn và xử lý nghiêm CSGT nếu uống rượu bia mà vẫn chạy xe.
Ông Phong nói sẽ không để xảy ra tiêu cực, sai phạm khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn Ảnh Vũ Phượng - Độc Lập
Chiều 6.1, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) tổ chức tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP trong năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020.
"Nóng" nhất buổi tổng kết là các câu hỏi liên quan đến Nghị định 100 vừa có hiệu lực từ ngày 1.1.2020, đặc biệt là các lỗi vi phạm liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở.
Vợ Việt kiều Pháp cãi tay đôi với CSGT vì chồng uống 1 ly bia bị giam xe
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc người dân hoài nghi sẽ xuất hiện hối lộ, tiêu cực trong khi CSGT lập chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn vì mức phạt đang quá cao, thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng PC08 khẳng định kiên quyết không để CSGT xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Theo đó, ông Phong cho biết, khi tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra nồng độ cồn, PC08 đã quán triệt đến 100% cán bộ chiến sĩ về tinh thần trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp. Để hạn chế tiêu cực, lực lượng CSGT không làm việc độc lập mà còn có sự tham gia của các lực lượng khác như: tổ công tác 363, Cảnh sát cơ động, công an phường,...
Ông Huỳnh Trung Phong trả lời báo chí trong chiều 6.1 Ảnh Vũ Phượng
"CSGT cũng kết hợp với cả người dân để tuyên truyền ở khu phố và khu dân cư trên tinh thần cam kết thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai phạm nào của cán bộ chiến sĩ trong việc xử lý nồng độ cồn với người vi phạm để tạo được tính răn đe và sự tuân thủ pháp luật của người dân TP", ông Phong nói.
Cũng theo ông Phong, ngay bản thân CSGT cũng phải cam kết đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện. PC08 sẽ xử lý rất nghiêm cán bộ chiến sĩ có uống rượu bia mà điều khiển phương tiện trên đường.
Theo PC08, trong 6 ngày đầu năm 2020, CSGT đã lập biên bản 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó 10 trường hợp là người lái ô tô, 190 trường hợp là người đi xe máy.
Theo thanhnien.vn
Uống nửa lon bia, lái xe công nghệ bị CSGT thổi cồn tước bằng 11 tháng: Hết Tết! Một lái xe công nghệ bị CSGT thổi phạt vì có cồn trong hơi thở là 0,177mg/lit khí thở cho biết chỉ mới uống nửa lon bia. Khi nghe nói sẽ bị phạt 7 triệu và tước bằng lái 11 tháng anh ôm mặt choáng váng. Một lái xe công nghệ bị tước bằng 11 tháng chỉ vì nửa lon bia. Ảnh Vũ...