Những vấn đề dư luận quan tâm về vụ luật sư Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong
Vụ tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín rơi lầu tử vong ở chung cư tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) đang thu hút sự quan tâm của dư luận và Công an TP.HCM đang thu thập dữ liệu, chứng cứ phục vụ công tác điều tra.
Ngày 2/5, Công an TP.HCM cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra vụ tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín rơi lầu tại một chung cư ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) theo đơn tố giác tội phạm của vợ luật sư Tín là bà Nguyễn Thanh Bích.
Theo Công an TP.HCM, các phòng nghiệp vụ đang phối hợp với VKSND TP.HCM, Công an huyện Nhà Bè, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và nhiều đơn vị độc lập khác để thu thập chứng cứ, tài liệu, lời khai các nhân chứng. Việc làm này phục vụ nỗ lực tìm kiếm những chứng cứ khách quan nhất để phục vụ công tác điều tra theo đơn tố giác của người dân.
Liên quan đến vụ việc, luật sư bảo vệ cho gia đình ông Bùi Quang Tín cũng đã có một số yêu cầu, kiến nghị nhằm cung cấp thêm cho điều tra viên những chứng cứ liên quan.
Vụ tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín rơi lầu, tử vong ngày 5/4 thu hút sự quan tâm của dư luận vì ngay sau khi chồng gặp nạn, bà Nguyễn Thanh Bích đã gửi bản tường trình đến Công an huyện Nhà Bè đề nghị điều tra vụ việc theo hướng nghi ngờ chồng bà bị sát hại.
Công an TP.HCM khám nghiệm hiện trường, nơi luật sư Tín tử vong
Trong bản tường trình này, bà Bích đã cung cấp cho công an nhiều chứng cứ, nghi ngờ chồng bà có xích mích, mâu thuẫn với một cá nhân. Sau khi lo hậu sự cho chồng, bà Bích đã chính thức yêu cầu Công an TP.HCM khởi tố vụ án để điều tra.
Một vấn đề dư luận rất quan tâm là tại sao bản tường trình của bà Nguyễn Thanh Bích cung cấp cho công an lại được cư dân mạng lan truyền một cách công khai?
Phân tích về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) nói: “Liên quan đến cái chết của luật sư Bùi Quang Tín thì bà Bích được quyền cung cấp cho công an những tài liệu, chứng cứ, những vấn đề mà bà biết. Việc này sẽ giúp công an tiếp cận nhiều tư liệu trong quá trình điều tra, giúp các cơ quan chức năng có cái nhìn sâu rộng, tổng thể trong việc đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, việc tại sao bản tường trình của bà Bích với những nghi ngờ bà trình bày lại được lan truyền trên mạng và ai đưa lên mạng bản tường trình này thì mới là vấn đề đáng bàn”.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nếu đây là vụ án thì không có gì để bàn, còn những cáo buộc thiếu chứng cứ, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân mà lại được đưa lên mạng công khai với mục đích khác thì người bị đưa lên mạng có thể yêu cầu cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Về thời hạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm, bà Vũ Thị Xuân Nhuệ – Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP.HCM – cho biết theo điều 147 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định không khởi tố vụ án; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể keo dài nhưng không quá 2 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoăc Viên trương Viên kiêm sat co thâm quyên có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.
Chậm nhất là 5 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoăc Viên kiêm sat co thâm quyên gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
“Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”, bà Nhuệ nói.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một điều tra viên nói rằng cơ quan điều tra đang phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm việc khẩn trương để thu thập chứng cứ, dữ liệu một cách thuyết phục.
Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Công an TP.HCM đã trích xuất, sao chép dữ liệu camera thang máy của chung cư để phục vụ công tác điều tra.
Một dữ liệu quan trọng là tại thời điểm sau khi luật sư Tín rơi lầu, thang máy mở cửa và camera ghi nhận có người ở khu vực hành lang tầng 14 nơi có căn hộ mà nhóm luật sư Tín uống rượu bia.
Đặc biệt, theo một nguồn tin, có một cháu bé đã thấy luật sư Tín ở khu vực hành lang. Nhân chứng này được cho là người cuối cùng nhìn thấy luật sư Tín trước khi ông tử vong.
Để thu thập dữ liệu, chứng cứ, ngày 28/4, Công an TP.HCM đã tiếp tục đến làm việc kỹ lưỡng tại hiện trường, khu vực chung cư, khu vực hành lang.
"Nhập vai" đóng thế TS.Bùi Quang Tín để thực nghiệm hiện trường
Liên quan tới vụ "tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi từ tầng cao chung cư New Sài Gòn tử vong" như đã thông tin, ngày 29/4, phía Công an TP.HCM vẫn đang tiến hành khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc.
Trước đó, chiều 28/4, phía Công an TP.HCM, Viện KSND TP.HCM cùng Công an huyện Nhà Bè đã có mặt tại chung cư New Sài Gòn (ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Buổi thực nghiệm còn có sự tham dự chứng kiến của bà Nguyễn Thanh Bích (SN 1975, vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín) và luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) - người đại diện cho gia đình tiến sĩ Bùi Quang Tín.
Bên cạnh đó, Công an cũng đã tiến hành mời ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM, là chủ căn hộ của chung cư này) và ông Bùi Hữu Toàn (Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM), ông Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng, ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu, ông Lê Trung Nhân, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế; ông Ông Văn Năm, Phó trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, ông Phùng Văn Ứng, Phó khoa Lý luận chính trị - tham gia buổi thực nghiệm điều tra.
Công an phong toả thực nghiệm lại hiện trường vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong.
Đây là những người đã tham gia cuộc nhậu vào chiều 5/4 với tiến sĩ Bùi Quang Tín tại căn hộ của ông Dũng. Trong buổi thực nghiệm kéo dài từ chiều 28/4 tới khuya cùng ngày phía điều tra viên đã đóng thế tiến sĩ Bùi Quang Tín để thực nghiệm lại từng hành động, diễn biến tình tiết vụ việc nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.
Sau khi kết thúc buổi thực nghiệm, phía công an đã yêu cầu những người tham gia ký tên, lăn tay trong buổi tối cùng ngày. Như vậy, hơn 20 ngày xảy ra vụ việc phía Công an TP.HCM vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa có quyết định khởi tố vụ án.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 12h30 ngày 5/4, ông Dũng có mời 8 đồng nghiệp khác là các cán bộ công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng đến ăn trưa ở căn hộ D14.11 tầng 14 chung cư New Sài Gòn (Hoàng Anh Gia Lai 3).
Trong số những người này có ông Bùi Quang Tín và ông Nguyễn Đức Trung (SN 1979, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM), đang sinh sống ở 1 căn hộ trong chung cư này. Trong lúc ăn uống, mọi người trò chuyện trao đổi một số chuyện liên quan tới vấn đề công việc và uống hết 3 chai rượu ngoại, 12 chai bia.
Chung cư nơi xảy ra vụ việc.
Đến 15h30 ngày 5/4, cuộc ăn uống kết thúc và 6 người ra về và được ông Dũng đưa xuống dưới. Ông Dũng trở lại căn hộ để rửa, lau dọn đồ đạc. Trong khi đó, ông Trung và ông Tín ngồi nghỉ và nói chuyện với nhau.
Đến 17h ngày 5/4, ông Dũng có hẹn với bạn nên nói ông Trung và ông Tín ở lại căn hộ. Tại căn hộ, ông Trung và ông Tín tiếp tục nói chuyện được một lúc. Về phần ông Dũng, đi khỏi căn hộ một lúc thì ông Dũng nhận được điện thoại của ông Trung nên quay lại căn hộ.
Ông Dũng về tới chung cư thì phát hiện bảo vệ cùng công an đang phong tỏa khu vực giếng trời để khám nghiệm cái chết của ông Tín. Ông Dũng có lên căn hộ gặp ông Trung. Ông Trung cho biết là trong lúc nằm nghỉ thì ông Tín đứng lên nói muốn về nhà nhưng ông khuyên ở lại, nếu có về thì gọi cho người thân ông Tín tới đưa về.
Sau đó, ông Tín mở cửa căn hộ đi ra hành lang, để dép trước cửa phòng, 2 chiếc điện thoại di động ở trong phòng. Ông Tín nói với ông Trung rằng tự về nên ông Trung vào căn hộ nằm nghỉ. Khi vào tới phòng, ông Trung nghe tiếng động mạnh ở ngoài và đi ra khu vực giếng trời kiểm tra.
Ông Trung cho hay, do đã uống nhiều rượu, mắt bị cận nên không thấy phía dưới. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên ông Trung đã điện thoại cho ông Dũng quay trở lại căn nhà.
Sau vụ việc, Công an huyện Nhà Bè đã có mặt phong tỏa khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ việc.
Tiến sĩ Bùi Quang Tín.
Qua khám nghiệm hiện trường, công an xác định vị trí ông Tín nằm chết là tầng trệt block D, chung cư Hoàng Anh Gia lai 3. Trên tầng 14 block D chung cư, tại khu vực lan can giếng trời và lan can phía sau phòng của ông Dũng có dấu vết sạch bụi, ngoài ra không phát hiện thêm dấu vết khác.
Công an khám nghiệm hiện trường.
Kiểm tra, rà soát camera tại khu vực hành lang block D2 của chung cư, bước đầu, lực lượng chức năng xác định bên trong căn hộ D14.11 và khu vực hành lang các tầng lầu không gắn camera giám sát. Công an thu chai rượu, vỏ bia đã qua sử dụng, 2 chiếc điện thoại di động, 1 cái ghế bằng gỗ màu trắng, phần tựa lưng phía sau bị gãy. Kiểm tra tử thi, công an xác định ông Tín tử vong do bị chấn thương va đập mạnh vì ngã từ trên cao xuống.
Chí Tâm - Công Quý
ĐH Ngân hàng TP.HCM báo cáo diễn biến vụ giảng viên Bùi Quang Tín tử vong Hôm nay 6-4, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã có văn bản gửi thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo vụ ông Bùi Quang Tín - giảng viên của trường - vừa tử vong. Phía trên khu vực phát hiện thi thể là các căn hộ có cửa sổ, ban công hướng ra giếng trời - Ảnh: NGỌC KHẢI Theo...