Công an TP.HCM họp báo thông tin việc cấp CCCD gắn chíp
TP.HCM đã hoàn chỉnh 41.288 thẻ CCCD có gắn chip điện tử để trả cho công dân.
Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP.HCM chủ trì họp báo. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Chiều 18-3, Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP.HCM đã chủ trì buổi họp báo thông tin về dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân (CCCD) tại TP.HCM
Theo Công an TP.HCM, từ 1-1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) và Công an TP Thủ Đức, quận, huyện đã ưu tiên tập trung cấp phát cho cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, cán bộ hưu trí, lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức, lãnh đạo cấp uỷ chính quyền các cấp, cơ sở tôn giáp, trung tâm bảo trợ xã hội,…
Video đang HOT
Hiện nay, công an TP đang tập trung lực lượng cấp CCCD cho công dân trên địa bàn TP.
Theo Công an TP, tính đến ngày 16-3, Công an TP.HCM đã tiếp nhận 212.510 hồ sơ cấp CCCD có gắn chip điện tử cho người dân trong diện cấp CCCD, đạt tỉ lệ 5,1%. Hiện, TP đã hoàn chỉnh 41.288 thẻ CCCD có gắn chip điện tử để trả cho công dân.
Công an TP.HCM thông tin, TP.HCM được Bộ Công an giao chỉ tiêu phấn đấu đến ngày 30-4 phải hoàn thành cấp CCCD cho gần 4,2 triệu nhân khẩu trong diện cấp CCCD (trong đó có hơn 2,7 triệu nhân khẩu thường trú và gần 1,5 triệu nhân khẩu tạm trú).
Hiện Công an TP tổ chức cấp CCCD có gắn chip tại trụ sở Phòng PC06, trụ sở Công an TP Thủ Đức và 21 quận, huyện. Ngoài ra, Công an TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cũng tổ chức cấp CCCD lưu động tại địa bàn phường/xã/thị trấn từ hai điểm lưu động trở lên.
Thời gian cấp phát thực hiện từ 7 giờ đến 22 giờ tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, tuỳ vào đặc thù từng địa bàn thì thời gian có thể từ 6 giờ đến 24 giờ mỗi ngày…
Những "cánh chim đầu đàn"
Người có uy tín của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) không chỉ được ví như những nhịp cầu nối quan trọng giúp gắn kết ý Đảng và lòng dân, mà họ còn như những "cánh chim đầu đàn" dẫn dắt người dân tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương.
Ông Vương Văn Long (bìa phải) người uy tín ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc trao đổi kinh nghiệm trồng tiêu sạch với ông Vương Văn Quý (ngụ ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc).
Chúng tôi tìm về ấp Phú Tài, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc gặp ông Vương Văn Long (dân tộc Hoa) - người có uy tín điển hình của ấp Phú Tài, vừa được Ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen là 1 trong 8 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận đồng ĐBDTTS năm 2020. Ông Long cho biết, ấp Phú Tài có gần 120 hộ là ĐBDTTS, chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngày trước, nơi đây địa hình chia cắt, giao thông trắc trở, tình hình sản xuất còn manh mún nên bà con còn nghèo. Nhưng được Nhà nước quan tâm làm đường, hỗ trợ vốn, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống đổi thay từng ngày.
Khi chọn một mốc thời gian được coi là điểm nhấn về phát triển kinh tế, ông Long nói ngay mà không cần nghĩ nhiều: "Đó là từ năm 2017. Tôi còn nhớ, lúc đó tôi được tham gia dự án sản xuất tiêu bền vững do Hội Hồ tiêu tỉnh giới thiệu. Gia đình tôi được hỗ trợ kỹ thuật, quy chuẩn trồng tiêu chất lượng cao. Đến vụ thu hoạch, tiêu được thu mua tận nơi và cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg. Mỗi năm với 1 ha trồng tiêu sạch, gia đình tôi thu hoạch 4 tấn/ha, trừ chi phí lãi 150 triệu đồng/năm. Thấy trồng tiêu hiệu quả, tôi vận động bà con áp dụng. Đến nay, có 60 gia đình trong ấp tham gia dự án. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Như gia đình ông Vương Văn Quý, tham gia dự án từ năm 2019 với diện tích 2 ha. Mỗi năm lợi nhuận thu về 300 triệu đồng".
Chị Dương Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua), người uy tín ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ thăm và trao quà Tết cho 15 đối tượng là người già, thanh thiếu nhi người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ấp Phước Bình.
Ông Bạch Thanh Hiển (dân tộc Châu Ro, người uy tín của ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ) cũng được coi là "cánh chim đầu đàn" của đồng bào trong ấp. Thời gian qua, ông Hiển không chỉ tích cực "gõ cửa từng nhà" tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con, mà còn quyết tâm khôi phục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào. Là nơi có nhiều người dân tộc Châu Ro sinh sống với khoảng 136 hộ dân, để có nơi sinh hoạt văn hoá cho đồng bào, ông Hiển vận động nhân dân hiến đất làm trụ sở Nhà văn hóa, đồng thời đề xuất chính quyền địa phương khôi phục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Châu Ro. Ngoài ra, ông Hiển còn tích cực vận động các hộ gia đình hiến 1.500m2 đất, đóng góp 527 ngày công lao động để mở rộng đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân thực hiện mô hình "Đèn trước ngõ" trên đoạn đường 1,5km và mô hình "Trồng hoa tuyến đường nội vùng ấp Tân Thuận" góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hai năm trước, cô gái dân tộc Châu Ro Dương Thị Hạnh (30 tuổi) được người dân tín nhiệm là người có uy tín trong ĐBDTTS ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ. Là một trong những người uy tín trẻ tuổi, để có được niềm tin tưởng, kính phục của người dân, nhiều năm nay, với cương vị là Phó Bí thư Đoàn xã Sông Xoài, chị Hạnh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công việc cũng như sinh hoạt đời sống thường ngày. Chị Hạnh phát động trồng hoa ven đường, lắp đèn chiếu sáng, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom rác thải, đều được bà con đồng thuận, tích cực hưởng ứng. Dù tuổi còn trẻ nhưng mọi lời nói, ý kiến của chị khi tham gia hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong khu dân cư đều được mọi người tôn trọng, nghe theo. Chị Hạnh cũng thường xuyên phối hợp với Đoàn xã và các đơn vị tặng quà người già neo đơn, người nghèo ĐBDTTS trên địa bàn, vận động con em đồng bào trong tuổi đi học đến trường, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian được khôi phục thông qua các dịp lễ, Tết cổ truyền. "Được bà con tín nhiệm, tôi luôn tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tập kiến thức, kinh nghiệm, quan trọng hơn là phải sống gương mẫu, trách nhiệm, đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết...", chị Hạnh bày tỏ.
Ông Đỗ Đình Quốc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh có 91 người uy tín. Những người uy tín luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, làm tốt thông tin hai chiều giữa cấp ủy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để nắm vững tình hình trong vùng ĐBDTTS. Đội ngũ những người có uy tín chính là những nhịp cầu nối quan trọng giúp gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân.
Đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử Cùng với các địa phương khác trên cả nước, từ tháng 1-2021, Công an tỉnh đã ra quân triển khai thực hiện thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phục vụ hoàn thiện Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời giúp cho...