Công an TP.HCM cảnh báo kinh doanh đa cấp trái phép trên Wefinex
Công an TP.HCM nhận định Wefinex là mô hình đa cấp trái phép núp bóng đầu tư tài chính.
Công an TP.HCM vừa phát thông báo đề nghị người dân cảnh giác, không đầu tư vào nền tảng Wefinex. Theo cơ quan chức năng, Wefinex hoạt động theo mô hình đa cấp trái phép núp bóng đầu tư tài chính, cách chơi theo dạng đặt cược như trò tài xỉu.
Hình thức đầu tư vào mô hình Wefinex giống như cách chơi cá cược tài xỉu.
Theo đó, Wefinex cho phép người chơi thực hiện giao dịch cá cược trên sàn, mỗi người chơi có từ 30 giây để tiến hành cá cược và chọn số tiền giao dịch. Đặt lệnh tăng (xanh) hoặc giảm (đỏ) theo tỷ giá của BTC/USD thời gian thực, sau 30 giây tiếp theo sẽ có kết quả, nếu dự đoán đúng thì người chơi được hưởng 95% số tiền đặt cược, ngược lại sẽ mất toàn bộ số tiền đó.
Video đang HOT
Cảnh sát nhận định cách chơi này tương tự như trò cá cược tài xỉu.
Theo Công an TP.HCM, thời gian qua, Wefinex phát triển mạng lưới thành viên bằng cách tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp, dựa trên hoạt động bán quyền đại lý với giá 100$ cho người tham gia.
Khi người tham gia bỏ 100$ để mua quyền đại lý thì sẽ được hưởng các quyền lợi như hoa hồng giao dịch và hoa hồng từ việc bán quyền đại lý trong hệ thống của mình.
Cụ thể, người tham gia được hưởng hoa hồng quyền đại lý từ F1 đến F7 lần lượt là 50$, 25$, 12,5$, 6,25$, 3,12$, 1,56$; hoa hồng giao dịch từ F1 đến F7 là 1% đến 0,0625% theo khối lượng giao dịch của hệ thống tuyến dưới trong một tuần.
Theo kết quả làm việc với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương, Công an TP.HCM xác định mô hình hoạt động, phát triển mạng lưới và trả thưởng của Wefinex có dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Tuy nhiên, hiện chưa có đơn vị, tổ chức nào có tên Wefinex gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và chưa có đơn vị, tổ chức nào có tên Wefinex được cấp giấy chứng nhận hoạt động đa cấp.
Do đó, Công an TP.HCM cảnh báo người dân cần cảnh giác, không để bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào mô hình trái phép này.
Thủ đoạn mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 11/12, Công an TP.HCM đã phát đi thông báo về phương thức, thủ đoạn mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, các đối tượng tội phạm lập ra các fanspage trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook với tên gọi là các công ty tài chính (đều là các công ty không có thật, do các đối tượng tự nghĩ ra)... với ưu điểm thủ tục nhanh gọn, đơn giản, lãi suất thấp nhằm đánh vào tâm lý những người cần tiền gấp (khách hàng chỉ cần gửi qua Zalo hình chụp chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe, biên lai tiền điện hàng tháng).
Khi có khách hàng vay tiền, chúng yêu cầu phải đóng tiền bảo hiểm rủi ro cho khoản vay là 550.000 đồng/01 khoản vay. Khi người vay đồng ý theo các nội dung vay tiền, các đối tượng gửi cho người vay bản hợp đồng tín dụng giả qua các công ty chuyển phát nhanh.
Công an TP.HCM đã phát đi thông báo về phương thức, thủ đoạn mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng thời, nhân viên của các công ty chuyển phát nhanh sẽ thu khoản tiền bảo hiểm rủi ro. Sau khi nhận được tiền, đối tượng lừa đảo sẽ chặn liên lạc với khách hàng và không giải ngân bất cứ khoản vay nào.
Công an TP.HCM khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc sử dụng dịch vụ cho vay tiền qua các trang mạng xã hội, App, Web. Khi cần vay tiền, người dân lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có đầy đủ thông tin pháp lý và tìm hiểu kỹ về thủ tục, mức lãi suất, các khoản phí phải trả... để tránh rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Bất ngờ với lai lịch nữ nhân viên bảo vệ tòa nhà ở TP.HCM Bị tuyên án 4 năm 7 tháng tù nhưng "nữ quái" ở Bình Định không chấp hành án mà trốn vào TP.HCM ẩn mình dưới vỏ bọc nhân viên bảo vệ một tòa nhà. Sáng 10/12, nguồn tin từ Phòng Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Bình Định cho biết cơ quan này đang di lý...