Công an tỉnh Nghệ An: Bắt đối tượng giả danh Việt kiều, bẫy tình lừa tiền
Với việc dùng hình ảnh của hotgirl sạch sẽ, một lòng ăn chay hướng Phật, rồi ngụy tạo gia thế khủng với bố là Việt kiều Canada, mẹ là Việt kiều Hong kong, Đào Thị Mộng Thường đã lập ra một group về Phật pháp trên mạng xã hội để tiếp xúc với các “con mồi”.
Sau khi tạo dựng được niềm tin, đối tượng đã đánh vào tình cảm của những người đàn ông có tiền để lừa đảo. Với thủ đoạn tinh vi này, đối tượng đã nhiều lần lừa đảo và chiếm đoạt tổng cộng số tiền 12 tỉ đồng của người đàn ông tên H.
Ngụy tạo gia thế khủng
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa khám phá thành công chuyên án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bước đầu bắt giữ đối tượng Đào Thị Mộng Thường (sinh năm 1978), trú tại ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Điều đáng nói, chỉ với vài thủ đoạn tinh vi, thông qua mạng xã hội, đối tượng đã giả vờ thiết lập mối quan hệ tình cảm với một người đàn ông và bằng nhiều cách khác nhau đã chiếm đoạt tiền tỉ của nạn nhân.
Cơ quan chức năng lấy lời khai đối tượng Đào Thị Mộng Thường
Theo đó, vào tháng 8/2019, một đối tượng sử dụng facebook “Đào Ngọc Minh” tham gia một group về phật pháp trên mạng xã hội để tiếp xúc với những người theo đạo Phật. Qua đó đã quen biết anh Nguyễn Việt H. (sinh năm 1977), trú tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Quá trình nói chuyện về phật giáo, nick name Đào Minh Ngọc thấy anh H. là phật tử, tham gia đạo Phật, hiện làm kiến trúc sư tại tỉnh Thừa Thiên Huế, anh H. làm các dự án kiếm được nhiều tiền và hiện đang ly thân vợ nên Thường nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh H. bằng hình thức lừa tình.
Để thực hiện ý đồ của mình, đối tượng xây dựng một nhân vật tên “Đào Ngọc Minh”, trên facebook đăng các ảnh thời trẻ, chỉnh sửa thật đẹp khiến người khác nhìn vào không thể nhận ra đó là ảnh của đối tượng hiện tại. Sau đó đối tượng giới thiệu với anh H. mình là Đào Ngọc Minh (SN 1994), quốc tịch Canada, còn tại Việt Nam có địa chỉ ở 1046/TL ấp Tân Lộc, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, thường gọi Út Tịnh, Ngọc Tịnh.
Không những thế, để lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng còn vẽ ra công việc trong mơ của một Việt kiều là Ngọc Minh thường xuyên đi lại giữa Việt Nam và Canada. Đồng thời ngụy tạo ra gia thế hết sức “khủng” như: Đào Ngọc Minh có bố tên là Nguyễn Gia Nam, Việt kiều Canada có nick facebook là “Nam Nguyen” (thực tế Nguyễn Gia Nam là chồng của đối tượng), có mẹ tên Nguyễn Thị Kim Phụng người gốc Hong Kong (thực tế đây là mẹ đối tượng quê ở Đồng Tháp, không phải người gốc Hong Kong). Đồng thời giới thiệu với nạn nhân là bố mẹ Đào Ngọc Minh đang sống, làm doanh nghiệp về vận tải tàu biển, địa chỉ ở tầng 13, tòa nhà Bitexco, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đào Ngọc Minh có cổ phần trong công ty và cùng chị gái là Đào Thị Mộng Thường phụ trách tài chính công ty; bố của Đào Ngọc Minh ở bên Canada có 3 chung cư cho thuê ở thành phố Morean.
Video đang HOT
Bản thân Đào Ngọc Minh và anh, chị đều mang quốc tịch Canada, nhưng hiện tại đang ở Việt Nam để làm việc. Về anh chị em, trong vai Đào Ngọc Minh, đối tượng giới thiệu với anh H. là nhà có 3 anh chị em nuôi gồm chị Đào Thị Mộng Thường (sinh năm 1978) quốc tịch Việt Nam, phụ trách tài chính công ty của bố mẹ Đào Ngọc Minh, có 15% cổ phần trong công ty và anh nuôi tên Bi (thực tế Bi là con rể của chồng đối tượng, lấy con gái riêng của chồng), chị nuôi tên Thy (thực tế là con gái riêng của chồng). Để thêm tin tưởng, đối tượng còn dùng một Facebook khác đổi tên thành tên “BiBi Đào” và vào facebook của chồng đối tượng lưu một bức ảnh chụp người đàn ông và người phụ nữ là con đẻ và con rể của chồng để đăng lên làm ảnh đại diện rồi đối tượng tự đóng vai Ngọc Minh giới thiệu với anh H. về việc hai người trong Facebook “BiBi Đào” này là anh nuôi tên Bi và chị nuôi tên Thy nói trên. Sau đó, đối tượng dùng facebook nick “BiBi Đào” để nói chuyện với anh H. về nhân vật Đào Ngọc Minh để nạn nhân tin tưởng nhân vật này là có thật.
Để tạo thêm niềm tin cho anh H., khi gặp trực tiếp anh H. với vai là Đào Thị Mộng Thường (là chị gái của Đào Minh Ngọc), anh H. hỏi Thường về Ngọc Minh, Thường đã nói với anh H. đúng như những thông tin mà khi Thường đóng vai Ngọc Minh nói với anh H., khiến anh H. thêm tin tưởng về người có tên Đào Ngọc Minh là có thật.
Từ giả vờ yêu đương đến chiếm đoạt tiền tỉ
Quá trình trao đổi, nói chuyện qua mạng xã hội, anh H. đã tin tưởng và có tình cảm yêu đương với nhân vật Ngọc Minh mà Thường đã dựng lên. Từ đó, đối tượng này kể cho anh H. về việc Ngọc Minh cần tiền để lo công việc, mua sắm, trả nợ, làm thủ tục thừa kế, làm giấy tờ cá nhân nhằm mục đích để anh H. chuyển tiền vào số tài khoản của chị gái tên Thường từ đó Thường chiếm đoạt số tiền này. Trong quá trình anh H. chuyển tiền đến số tài khoản của Thường thì Thường đóng vai Đào Ngọc Minh nói anh H. ghi nội dung chuyển tiền là “Cho, tặng Ngọc Minh, cho tặng Mộng Thường, cho tặng vợ yêu, tặng quà…” nhằm mục đích đề phòng anh H. phát hiện và tố cáo.
Ngoài ra, để che đậy thân phận của mình khi đóng vai là Đào Ngọc Minh, Thường lừa anh H. là đã có lần anh Bi bị bắt cóc tống tiền ở Thái Lan nên gia đình Ngọc Minh không cho Ngọc Minh sử dụng tài khoản ngân hàng vì sợ có tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ bị bắt cóc hoặc lừa lấy tiền. Nên gia đình Ngọc Minh đã giao cho chị Đào Thị Mộng Thường lo giữ tiền, lo ăn ở, mua sắm cho Ngọc Minh, khi Ngọc Minh cần đi đâu, làm gì cần tiền thì lấy thẻ ngân hàng của Thường để tiêu và sử dụng. Mục đích để khi anh H. tin tưởng chuyển tiền cho Ngọc Minh vào số tài khoản của Thường thì Thường sẽ chiếm đoạt số tiền đó. Quá trình sử dụng Facebook, Thường cũng đặt một cái bánh sinh nhật và ghi nội dung “Mừng sinh nhật Ngọc Minh” có cắm nến thể hiện sinh nhật 29 tuổi đăng lên facebook “Đào Ngọc Minh” để tạo thêm niềm tin từ anh H. cho nhân vật Ngọc Minh mà Thường đã xây dựng.
Hình ảnh đối tượng dùng để lừa đảo
Với thủ đoạn hết sức tinh vi đó, Đào Thị Mộng Thường đã rất nhiều lần lừa anh H. để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Theo kết quả điều tra ban đầu, từ ngày 29/6/2020 đến tháng 4/2022, Đào Thị Mộng Thường trong vai Đào Ngọc Minh đã đưa ra rất nhiều thông tin gian dối như bố của Ngọc Minh chết có để lại tài sản, anh Bi và chị Thy không chia tài sản và có gây sức ép với Ngọc Minh, không đưa tiền cho Ngọc Minh để lo cuộc sống nên Ngọc Minh đã đi sang Hong Kong, Trung Quốc (vì trước đó Ngọc Minh đã giới thiệu với anh H về việc quê mẹ của Ngọc Minh là ở Hong Kong). Lúc này, Ngọc Minh nói với anh H. về việc đang ở Hong Kong, hiện hết tiền và bị anh, em bên mẹ xé hết giấy tờ tùy thân, không có tiền để làm lại giấy tờ và thủ tục để sang Canada nên đang rất cần tiền để làm những thủ tục trên và nhờ anh H. cho Ngọc Minh vay tiền để lo công việc, sau khi lấy được tiền thừa kế của bố mẹ để lại thì Ngọc Minh sẽ trả lại tiền cho anh H. Do tin tưởng nên thời điểm này anh Nguyễn Việt H. đang ở Nghệ An đã vay mượn tiền của bạn bè để chuyển tổng số tiền 2,6 tỷ đồng cho nhân vật Đào Ngọc Minh qua tài khoản của Đào Thị Mộng Thường. Sau khi nhận được số tiền này Đào Thị Mộng Thường đã rút tiền mặt ra để tiêu xài cá nhân.
Với thủ đoạn tương tự, trong quá trình quen biết với nhân vật Đào Ngọc Minh, anh Nguyễn Việt H. đã chuyển tiền cho mượn, cho tặng nhân vật Đào Ngọc Minh với số tiền hơn 12 tỷ đồng. Anh H. cũng đã nhiều lần đề nghị gặp mặt Đào Ngọc Minh nhưng Đào Thị Mộng Thường đều đưa ra nhiều lý do khác nhau để tránh việc gặp mặt. Sau nhiều lần như thế anh H. đã nghi ngờ nên ngày 27/4/2022, anh H. hẹn gặp chị nuôi của Đào Ngọc Minh là Đào Thị Mộng Thường ở một khách sạn tại Đà Nẵng, tại đây anh H. có điện thoại cho nhân vật Đào Ngọc Minh thì phát hiện Đào Thị Mộng Thường nghe điện thoại của Đào Ngọc Minh. Lúc này anh H. mới tá hỏa phát hiện Đào Thị Mộng Thường chính là Đào Ngọc Minh, nhân vật Đào Ngọc Minh không hề có thật.
Tá hỏa vì bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt với số tiền quá lớn, ngày 28/8/2023, nạn nhân đã đến Cơ quan điều tra để cầu cứu lực lượng chức năng vào cuộc. Sau khi tiếp nhận đơn trình báo của anh Nguyễn Việt H., Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ. Qua xác minh ban đầu xác định nhân vật Đào Ngọc Minh không hề có thật mà chỉ do đối tượng dựng lên nhằm mục đích lừa đảo. Việc xác định nhân thân đối tượng cũng gặp nhiều khó khăn do từ đầu đối tượng đã dùng lai lịch giả để lừa dối nạn nhân. Chính vì thế, nhằm tập trung lực lượng, phương tiện nhanh chóng truy bắt đối tượng, Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự xác lập chuyên án để vào cuộc điều tra.
Ngay sau đó, nhiều tổ công tác đã đi các tỉnh xác minh thông tin về nhân thân đối tượng, từ các thông tin nắm được xác định Đào Ngọc Minh chính là “nhân vật” do Đào Thị Mộng Thường có địa chỉ tại tỉnh Đồng Tháp dựng lên nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Từ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, Cơ quan điều tra triệu tập Đào Thị Mộng Thường để làm việc. Tại đây, Đào Thị Mộng Thường đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Khám xét nơi ở của Đào Thị Mộng Thường, Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ các tài liệu liên quan đến vụ án.
Đối tượng sau đó được đưa về trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để điều tra, làm rõ. Tại đây, Đào Thị Mộng Thường thừa nhận trong quá trình đóng vai nhân vật Đào Ngọc Minh, đối tượng đã đưa ra nhiều thông tin, nội dung khác nhau để lừa anh H. chuyển cho Thường tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.
Trước những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, ngày 8/9/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đào Thị Mộng Thường để tiếp tục đấu tranh, mở rộng vụ án.
Lại mất tiền vì dính "bẫy" hacker
Đối tượng hack Facebook thường nhắm đến "con mồi" là các Việt Kiều hoặc người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài.
Sau khi ra tay thành công, các hacker nhắn tin qua lại với người nhà các bị hại này đến khi nào tiền được vào tài khoản thì chúng mới "chuồn" khỏi Facebook.
Dù thủ đoạn này không mới nhưng thời gian gần đây, liên tiếp nhiều bị hại vẫn mất tiền dễ dàng.
Ngày 12/6 vừa qua, trong lúc đang đi làm, ông Huỳnh Văn Ánh (57 tuổi), một Việt kiều đang sinh sống tại Sydney (tiểu bang New South Wales, Australia) nhận được tin nhắn từ chủ tài khoản Facebook "Thuy Pham" của một người tên Thủy cũng là Việt kiều đang sinh sống cùng tiểu bang. Sau vài câu xã giao hỏi thăm, Facebook "Thuy Pham" nhắn với ông Ánh rằng mình có người thân ở Việt Nam đang cần tiền gấp để chữa bệnh nhưng chưa chuyển tiền về được. Vì vậy, chủ tài khoản này nhờ ông Ánh nói người nhà bên Việt Nam chuyển gấp 15 triệu đồng vào số tài khoản Lê Minh Ngọc, số tài khoản 060269515131 tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. "Thuy Pham" còn cam kết với ông Ánh "tối đi làm về sẽ chuyển trả lại tiền".
Sau khi đọc được tin nhắn, không chút nghi ngờ gì, ông Ánh gọi điện về Việt Nam cho người cháu ruột đang sinh sống tại phường Thuận An, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tiếp đó, ông Ánh chụp lại "lệnh gửi tiền thành công" và gửi qua messenger cho Facebook "Thuy Pham" nhưng không liên lạc được. Ngay lúc đó, ông gọi điện thoại trực tiếp vào số di động cho bà Thủy thì bà Thủy bất ngờ nói không hề biết sự việc... Lúc này, ông Ánh mới tá hỏa biết mình bị lừa, bà Thủy mới biết Facebook của mình vừa bị kẻ xấu hack.
Nguyễn Nhật Tân (phải, trú tỉnh Quảng Trị) bị Công an TP Huế bắt giữ vào đầu tháng 2/2023 sau khi hack Facebook, sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo.
Trao đổi qua điện thoại với PV Báo CAND, ông Ánh cho biết, trong quá trình tài khoản Facebook "Thuy Pham" nhắn tin cho ông để nhờ người thân ở Việt Nam chuyển tiền vào tài khoản thì có cuộc gọi hình ảnh đến, có hiện lên mặt bà Thủy nên ông hoàn toàn tin tưởng. Qua tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ ông Ánh mà vừa qua, cũng có một số Việt kiều cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự. Hầu hết, các đối tượng sau khi hack Facebook thường đánh vào tâm lý, ở quê nhà, người thân bên vợ (hoặc bên chồng) đang bị bệnh nằm cấp cứu cần tiền gấp để phẫu thuật hoặc là bị tai nạn nghiêm trọng phải có tiền để nhập viện. Những người Việt kiều xa nhà nghe vậy rất lo lắng, hoang mang nên gọi về nhờ người thân ở Việt Nam chuyển gấp...
Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế cho biết, thời gian gần đây, Công an TP Huế đã tiếp nhận được nhiều đơn thư trình báo của các bị hại ở Thừa Thiên-Huế có người thân đang sinh sống ở nước ngoài trình báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng hack Facebook. Mới đây, bà Dương Thị Thanh H. (trú phường Gia Hội, TP Huế) trình báo bị kẻ xấu lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 500 triệu đồng. Cụ thể, Facebook "B.L" của bà Nguyễn Thị B. - là người thân của chị H, đang sinh sống tại bang Florida (Mỹ) nhắn tin qua messenger với bà H hỏi thăm, chuyện trò. Sau đó, tài khoản này nhắn tin với bà H cần chuyển tiền gấp cho người thân bên thông gia đang bị tai nạn cấp cứu nên đưa số tài khoản nhờ bà H chuyển tiền gấp và sẽ gửi về trả lại bà H sau. Ngay sau đó, bà H đã nhiều lần chuyển tiền, với tổng số tiền gần 500 triệu đồng vào tài khoản VIB của Lê Anh Quân theo số tài khoản 777334336 theo đề nghị mượn tiền từ tài khoản Facebook "B.L".
Trước đó, cuối tháng 3/2023, bà N.T.M.L (trú đường Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh, TP Huế) là cán bộ hưu trí cũng đến Công an TP Huế trình báo bị lừa số tiền 70 triệu đồng. Theo bà L, con trai bà là Ngô Nhật H đang ở Nhật. Hôm đó, "con trai" gọi video nhưng do bà không kịp nghe máy và có nhắn tin qua lại với bà. Sau đó, bà L gọi lại thì "con trai" chỉ nhắn lại rằng: "Con đang bận, có gì nhắn tin". Khi bà nhắn tin thì "con trai" trả lời: "Chiều nay bạn con đưa tiền cho con rồi. Giờ mẹ chuyển tiền cho bạn con, bạn con đang cần gấp". Sau đó, bà L hỏi tài khoản thì "con trai" nhắn tài khoản tên Phạm Thùy Linh, số tài khoản 58110001524128 Ngân hàng BIDV. Sau đó, bà đã 2 lần chuyển vào tài khoản vừa kể với số tiền 70 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, bà gọi điện vào Facebook H thì không được. Đến khi gọi điện thoại cho con trai thì mới biết mình bị lừa. Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, sau khi hack Facebook, các đối tượng nghiên cứu rất kỹ từng cuộc hội thoại, từng dòng tin nhắn giữa mối quan hệ của chủ tài khoản bị hack Facebook với những người thân. Thậm chí, các đối tượng đã biết được trước đó, giữa những người này từng có nhắn tin nội dung mượn tiền. Sau khi nghiên cứu kỹ càng thì đối tượng giả vờ là chủ tài khoản Facebook để nhắn tin với người thân, bạn bè để mượn tiền cho người thân ở Việt Nam đang cấp cứu cần phẫu thuật, chữa bệnh, nộp tiền đi du học... rồi sau đó chiếm đoạt.
Lý giải về việc nhiều bị hại thắc mắc vì sao đối tượng lừa đảo lại gọi điện và có hiện lên hình ảnh của chính chủ tài khoản Facebook, lực lượng nghiệp vụ Công an cho biết, sau khi hack Facebook, các đối tượng đã dùng công nghệ Deepfake gọi video call đến người thân của bị hại để mượn tiền rồi chiếm đoạt. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ công nghệ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như: Mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thật đến kinh ngạc.
Đặc điểm chung của những cuộc gọi video như vậy thường có âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn giống như cuộc gọi video trong khu vực sóng wifi yếu để nạn nhân khó phân biệt thật, giả. Với chiêu thức dùng công nghệ Deepfake, vừa qua, nhiều bị hại ở TP Huế bị các đối tượng giả thông tin là người nhà đang cấp cứu ở bệnh viện và đã lừa đảo số tiền lớn... Cũng không ít đối tượng lừa đảo đã sa lưới Công an.
Cơ quan Công an khuyến cáo, khi nhận được cuộc gọi video nghi ngờ là sử dụng Deepfake, người dùng cần bình tĩnh kiểm tra thông tin và tốt nhất tìm cách liên lạc trực tiếp với chủ tài khoản vừa gọi video để xác nhận thông tin.
Nhận 5.000 euro từ một Việt kiều, nguyên nhóm đi đâm người rồi lãnh án tù Do có mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc, nữ Việt kiều Đức đã thuê người đánh dằn mặt người phụ nữ ở Trà Vinh với giá 5.000 euro. Các bị cáo tại phiên tòa xét xử ngày 8-6 - Ảnh: PHẠM HƠN Ngày 8-6, TAND tỉnh Trà Vinh xét xử sơ thẩm các bị cáo Nguyễn Hoàng Phúc (30 tuổi), Cao Việt Nhân...