Công an Thanh Hóa bắt nhiều đối tượng sản xuất, buôn bán hàng tấn pháo nổ
Công an TP Thanh Hóa liên tiếp triệt phá, bắt giữ nhiều vụ buôn bán, sản xuất pháo nổ với quy mô lớn, liên tỉnh với nhiều đối tượng tham gia.
Ngày 12/12, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian gần đây, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và môi trường – Công an TP Thanh Hóa phát hiện nhóm kín trên Telegram do một đối tượng (ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) trực tiếp quản lý, thường xuyên trao đổi, liên lạc mua bán pháo hoa, pháo hoa nổ với các đối tượng trên địa bàn cả nước.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 4/12, Công an TP Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây buôn bán pháo nổ nói trên gồm: Võ Công Phước (SN 1997, trú ở khu phố 5, phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); Nguyễn Văn Hưng (SN 1984, trú tại xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai); Bùi Khắc Lâm (SN 1998, trú ở thôn Minh Thành, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình); Đỗ Văn Long (SN 1989, trú tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) và Lý Đình Khang (SN 2001, trú tại khu Hưng Long, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ).
Các đối tượng cùng tang vật (Ảnh: CACC)
Quá trình truy bắt, khám xét, công an đã thu giữ 70kg pháo nổ các loại, 20kg thuốc pháo.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, từ tháng 10/2023 đến nay đã nhập lậu pháo từ Trung Quốc về Việt Nam và bán ra thị trường hơn 5 tấn pháo nổ các loại.
Các loại pháo nổ được nhóm đối tượng nhập về Việt Nam (Ảnh: CACC)
Sản xuất pháo hoa giả
Video đang HOT
Ngày 8/12, Công an TP Thanh Hóa đã phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo hoa giả làm sản phẩm của Bộ Quốc phòng.
Các đối tượng bị bắt gồm: Trịnh Đức Anh (SN 1987, trú tại khu đô thị Việt Hưng, phường Long Giang, quận Long Biên, TP Hà Nội) là đối tượng trực tiếp điều hành đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là pháo hoa.
Vũ Thị Trang (SN 1988, trú tại thôn Tân Thành, xã Yên Tâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) là đối tượng chuyên quảng cáo, mua bán pháo hoa giả.
Trần Văn Vũ (SN 1998, trú tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) là đối tượng trực tiếp tham gia gia công, sản xuất pháo hoa giả tại kho sản xuất của Đức Anh.
Phạm Thị Nụ (SN 1988, trú tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) là đối tượng chuyên cung cấp vỏ hộp, tem nhãn mác giả cho đối tượng Đức Anh để phục vụ sản xuất pháo hoa giả.
Cơ quan công an kiểm tra sản phẩm pháo hoa giả. (Ảnh: CACC)
Khám xét nơi ở của các đối tượng này, công an đã thu giữ 500 giàn pháo hoa các loại với tổng trọng lượng 600kg; 400kg các thành phẩm dùng để sản xuất pháo; 2kg bột thuốc pháo hoa; hơn 50.000 tem nhãn giả pháo hoa Bộ Quốc phòng và nhiều vật chứng khác phục vụ cho việc sản xuất pháo hoa giả.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, từ tháng 10/2023 đến nay đã câu kết với nhau để sản xuất và tung ra thị trường nhiều tấn pháo hoa giả với tổng số tiền giao dịch hơn 4 tỷ đồng.
Hai cha con Thiện "soi" hầu tòa vì cho vay, thu lợi bất chính gần 100 tỷ đồng
Ngày 26/7, TAND thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thái Thiện (còn gọi là Thiện "soi", SN 1965) và Lê Thái Phong (con Thiện "soi", SN 1992, cùng trú thị xã Phú Mỹ) với hai tội danh Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và Rửa tiền.
Phiên tòa nhận được sự quan tâm lớn của dư luận vì sự nổi tiếng giàu có của cha con Thiện soi, nhất là hình ảnh căn biệt thự dát vàng của gia đình này nổi bật ngay mặt tiền đường lớn tại địa phương...
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 26/7 đến 8/8. HĐXX triệu tập 44 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó có nhiều người là đại diện theo ủy quyền của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong sáng 26/7, phiên tòa đã được HĐXX quyết định tạm hoãn xét xử do thiếu nhiều bị hại và người có nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng, ngày 4/8/2020, ông L.N.T (SN 1980, ngụ thị xã Phú Mỹ) đến Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Mỹ tố cáo Lê Thái Thiện có hành vi cho vay tiền với lãi suất cao. Ông T. đã trả tiền và cấn trừ nhiều tài sản cho Thiện, nhưng số tiền nợ gốc và lãi quá nhiều, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Hai cha con Thiện "soi" bị đưa ra xét xử tội "Rửa tiền" và "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của ông T., Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Mỹ đã tiến hành điều tra và xác định Thiện hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiền với lãi suất cao. Mức lãi suất do Thiện và người vay tiền thỏa thuận, trong đó có nhiều khoản vay với lãi suất từ từ 3.000đ/1 triệu/1 ngày đến 4.500đ/1 triệu/1 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày, người vay phải thanh toán tiền gốc và lãi một lần, nếu không thanh toán được khoản vay hoặc không thanh toán khoản tiền lãi thì số tiền lãi đó sẽ cộng dồn vào tiền gốc và lập hợp đồng vay tiền mới, đồng thời tiếp tục tính tiền vay nợ như cách tính nêu trên.
Đến năm 2018, Thiện để con trai là Phong giúp thực hiện các hoạt động, giao dịch liên quan đến việc cho vay tiền với lãi suất cao và thu hồi nợ. Những người vay tiền đã thanh toán tiền trực tiếp hoặc thông qua hệ thống ngân hàng cho Thiện và Phong. Khi những người vay tiền không còn khả năng thanh toán thì phải dùng tài sản của mình như đất đai, nhà cửa và các tài sản khác để thanh toán, cấn trừ các khoản tiền gốc và lãi cho Thiện.
Biệt thự Thiện "soi" dát vàng nổi bật tại thị xã Phú Mỹ.
Từ năm 2018 - 2020, hai cha con Thiện đã cho 9 người vay tổng số tiền hơn 322 tỷ đồng với mức lãi suất vay từ 109%/1 năm đến 146%/1 năm. Thiện và Phong đã thu tổng số tiền các khoản gốc hơn 277 tỷ đồng, tổng số tiền lãi các khoản vay hơn 124 tỷ đồng. Tổng số tiền mà hai cha con Thiện thu lợi bất chính khi thực hiện hành vi "cho vay lãi nặng" gần 100 tỷ đồng.
Sau đó, Thiện và Phong đã thực hiện hành vi "rửa tiền" bằng hình thức sử dụng hơn 59 tỷ đồng thu lợi bất chính từ việc cho vay lãi nặng vào việc chuyển nhượng các thửa đất, vật liệu xây dựng của người những người vay.
Đối với hành vi "cho vay lãi nặng" của Phong, Cơ quan Công an xác định từ năm 2017 đến 2020, Phong đã cho 23 người vay tiền với lãi suất cho vay từ 9% -10%/1 tháng, tức là từ 108% - 120%/1 năm. Tổng số tiền Phong cho vay hơn 1,1 tỷ đồng, sau đó nhận lại hơn 1,44 tỷ đồng. Trong đó, số tiền gốc 831 triệu đồng và tiền lãi hơn 616 triệu đồng. Tổng số tiền Phong thu lợi bất chính từ việc cho 23 người vay tiền là hơn 493 triệu đồng.
Quá trình khám xét nơi ở của Phong, Công an thu giữ 2 khẩu súng bắn đạn bi và 2 bình xịt hơi cay. Kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an xác định 2 khẩu súng là đồ chơi nguy hiểm, không phải là vũ khí quân dụng.
Ngày 15/4/2021, UBND thị xã Phú Mỹ đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Phong bằng hình thức phạt tiền về hành vi "tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép".
Thiện "soi" từng bị TAND huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) xử phạt 30 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" vào năm 1997
Xử lý trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật xúc phạm Công an thị xã Phú Mỹ Ngày 12/7, Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã tiến hành làm việc với bà P.T.Y.X (thường trú TP Hồ Chí Minh) và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà X với mức phạt 7,5 triệu đồng. Trước đó, ngày 21/6, Công an thị xã Phú Mỹ phát hiện tài khoản tiktok...