Công an – Quân đội hiệp đồng chiến đấu trong Chiến dịch Tây Nguyên

Theo dõi VGT trên

Trong Chiến dịch Tây Nguyên xuân 1975, Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh đã có một kế hoạch tác chiến tài tình, mưu lược nhằm thu hút toàn bộ chủ lực của Quân khu 2 ngụy lên Bắc Tây Nguyên, giam chân chúng ở đó để ta tập trung lực lượng đột phá vào Buôn Ma Thuột. Kế hoạch đã thành công mỹ mãn, làm cho địch hoàn toàn bất ngờ, đến khi nhận ra thì đã quá muộn…

Ở Tây Nguyên, chủ lực của ta chỉ có 2 sư đoàn là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320. Khi chuẩn bị mở chiến dịch, Bộ Tổng Tư lệnh tăng thêm 2 Sư đoàn 316 và 968, cùng các Trung đoàn bộ binh 25 và 95, nâng số đơn vị của ta lên 4 sư đoàn, 2 trung đoàn độc lập và các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, phòng không, thông tin…

Trước đó, cả tình báo Mỹ, Bộ Tổng Tham mưu ngụy và Phạm Văn Phú đều cho rằng mùa xuân này hướng tiến công chính của chúng ta sẽ là Bắc Tây Nguyên, mục tiêu chủ yếu là thành phố Pleiku hoặc KonTum.

Trên thực tế, ngay từ đầu năm 1974, khi xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược ta chủ trương mở chiến dịch ở Nam Tây Nguyên và mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột. Vì vậy nhiệm vụ của chiến dịch đặt ra trước khi n.ổ s.úng là phải giữ bí mật tuyệt đối ý định và tiến hành nghi binh kéo lực lượng chủ lực của địch ra khỏi Buôn Ma Thuột.

Vấn đề giữ bí mật việc Sư đoàn 968 vào thay cho Sư đoàn 10 và 320 ở Bắc Tây Nguyên là nhiệm vụ rất khó khăn cho cả đơn vị rút đi và đơn vị mới đến, vì khối lượng vận chuyển rất lớn bao gồm các đơn vị bộ đội, vũ khí, phương tiện, vật chất. Các trục đường cơ động của ta đều ở gần làng bản, nương rẫy của nhân dân nên dễ bị bọn gián điệp hoặc các toán biệt kích trà trộn nắm tình hình.

Để giữ bí mật các hoạt động của bộ đội, Sư đoàn 968 đã làm việc với 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và thống nhất giao cho Phòng Chính trị Sư đoàn làm việc với các huyện của 2 tỉnh có lực lượng của Sư đoàn hoạt động, thống nhất kế hoạch phối hợp giữa bộ đội và Công an trong việc vận động nhân dân giữ bí mật, phát hiện các hoạt động của gián điệp, biệt kích tung ra vùng giải phóng hoạt động. Ở khu vực Tây Nam Pleiku, các đơn vị của Sư đoàn thường xuyên hoạt động cả ban ngày như các trận địa pháo, cối, phòng không, vận chuyển vũ khí, lương thực, làm đường đều ở gần các làng đông dân như làng Gao, Gao Lang, Plei Ngol, Ple M rông…

Ở các làng này, cán bộ bảo vệ của bộ đội và Công an huyện đã cử các tổ công tác xuống từng làng, gặp các già làng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, quy định của huyện về phòng gian giữ bí mật để cùng nhân dân hiểu và tham gia. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa bộ đội và Công an huyện còn giải quyết tốt vấn đề ngôn ngữ khi giao tiếp với nhân dân, lực lượng Công an đã cử các tổ xuống trực tiếp ở với dân để nắm tình hình và giúp bà con khi cần giao tiếp với bộ đội.

Công an - Quân đội hiệp đồng chiến đấu trong Chiến dịch Tây Nguyên - Hình 1

Thiếu tướng Nguyễn Như Huyền trao đổi với PV Báo CAND.

Ở Phòng Tham mưu Sư đoàn có một tổ trinh sát kỹ thuật thu tin địch bằng máy vô tuyến điện, làm việc liên tục 24/24h trong ngày để theo dõi các toán biệt kích thám báo. Các tin này cũng được thông báo đến An ninh huyện để kịp thời phối hợp theo dõi. Nhiều toán biệt kích đã bị bộ đội, Công an và du kích phát hiện, truy đuổi khi chúng vừa vào vùng giải phóng, một số tên bị bắt đưa về khai thác tin tức.

Các hoạt động này cũng thu được nhiều kết quả, khiến cho Sư đoàn phó Sư đoàn 23 của nguỵ lo lắng, phải lập tức báo với Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân khu là ta đã bắt nhiều binh sỹ của chúng ở Nam Pleiku, đây là vấn đề rất đáng lo ngại cần được chú ý. Những thông tin như thế càng củng cố thêm nhận định của chúng là Việt Cộng đang ráo riết chuẩn bị tiến công ở hướng Pleiku.

Video đang HOT

Cuối tháng 2/1975, Sư đoàn 968 tiếp tục mở gấp 3 tuyến đường, vừa để nghi binh thu hút địch vừa để chuẩn bị đường cơ động cho lực lượng ta vào trận địa chuẩn bị tiến công. Ở Bắc Kon Tum mở thông đường từ Võ Định về hướng An Khê để sẵn sàng đưa lực lượng ra cắt đường 14 Nam Kon Tum.

Trên hướng Pleiku, ta mở đường từ vùng giải phóng Đức Cơ đến Tây Pleiku, chỉ cách sở chỉ huy Quân khu 2 địch từ 7 – 10km. Tuyến thứ 2 từ Đức Cơ ra đường 14 Nam Pleiku, 2 trục đường này kẹp thị xã Pleiku vào giữa và sẵn sàng chia cắt, cô lập nó với Buôn Ma Thuột. Hàng nghìn nhân dân của hai huyện 3 và 5 đã cùng bộ đội tham gia mở đường với khí thế phấn khởi, khẩn trương nhưng rất bí mật. Cán bộ bảo vệ và Công an còn mời các già làng tham gia, vừa để động viên con cháu, vừa theo dõi đề phòng người lạ trà trộn vào làm lộ bí mật. Ở các làng gần địch thường cử nam nữ thanh niên khỏe mạnh cùng bộ đội làm đường, gùi đạn gạo, kéo pháo…

Lực lượng Công an đã đưa ra sáng kiến tổ chức thành từng nhóm 10 người, trong đó có một người phụ trách để đôn đốc anh em làm việc và quản lý chặt chẽ hơn. Với sự kết hợp như thế, trong suốt quá trình Sư đoàn thay quân, xây dựng trận địa, vận chuyển pháo đạn đều giữ được bí mật tuyệt đối…

Trong quá trình mở đường, gặp những tảng đá quá lớn, Sư đoàn cho phép công binh nổ bộc phá để mở đường cho kịp thời gian, nhưng lại gặp sự chất vấn của người dân: “Bộ đội “b.ắn” đá to quá địch nó biết cho máy bay đến thả bom và b.ắn s.úng lớn vào làng c.hết dân thì sao?”.

Trước tình hình đó, bộ đội phải nhờ các cán bộ Công an vốn là người địa phương thông thạo tiếng dân tộc giải thích cho bà con.Trước ta chỉ dùng xe chở vũ khí, lương thực thì có thể đi chậm và vẫn qua được, nhưng bây giờ xe kéo pháo dài hơn, nếu gặp đá lớn xe bị lắc ngang rất mạnh sẽ gây đổ xe. Mặt khác, việc ta nổ mìn cũng nhằm “đ.ánh tiếng” cho địch biết ta đang mở đường, làm cho chúng càng tin ta đang chuẩn bị đ.ánh lớn.

Nhiệm vụ nghi binh đã được tổ chức và diễn ra với kết quả ngoạn mục bằng sự tham gia của các lực lượng thuộc Sư đoàn 968, lực lượng Công an, dân quân du kích và nhân dân các tỉnh Bắc Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi để tiến công đ.ánh chiếm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch là thành phố Buôn Ma Thuột.

Thiếu tướng Nguyễn Như Huyền, Nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng

Theo Công An Nhân Dân

Phá “cánh cửa thép” trên đèo Phượng Hoàng tiến về giải phóng Nha Trang

Sau khi phá "cánh cửa thép" của địch trên đèo Phượng Hoàng - nối Tây Nguyên và đồng bằng, quân ta tiến về giải phóng Nha Trang, Cam Ranh và toàn tỉnh Khánh Hòa.

Một trong những người trực tiếp chỉ huy, tham gia giải phóng Nha Trang, Khánh Hòa là Đại tá Nguyễn Quang Lâm, nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.

Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Lâm nói: "Khi chiến dịch mở ra, tôi cùng với tập thể Đảng ủy, Ban chỉ huy của Trung đoàn 24 trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu từ đầu chiến dịch đến khi kết thúc, tiến vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc giải phóng miền Nam, 30/4/1975".

Là một n.hân c.hứng tham gia giải phóng Nha Trang, Khánh Hòa vào ngày 2/4//1975, ông có thể cho biết vào thời điểm đó, quân ta tiến vào giải phóng đô thị này trong hoàn cảnh nào?

Đầu năm 1975, ta chủ trương mở chiến dịch Tây Nguyên, vì đây là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của Sư đoàn của tôi trong chiến dịch này là đ.ánh vào thị xã Buôn Ma Thuột, đồng thời diệt Sở chỉ huy Sư đoàn 23 thuộc Quân đoàn 2 của địch ở Tây Nguyên.

Từ sáng mùng 10/3/1975, đơn vị tôi tiếp tục áp sát vào các mục tiêu được phân công và chiến đấu đến hết ngày mùng 10. Đến trưa ngày 11/3/1975, quân ta đã làm chủ toàn bộ thị xã Buôn Ma Thuột.

Phá cánh cửa thép trên đèo Phượng Hoàng tiến về giải phóng Nha Trang - Hình 1

Đại tá Nguyễn Quang Lâm, nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 24, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (Ảnh: Viết Hảo)

Sau khi mất Buôn Ma Thuột, Quân đoàn 2 chủ trương đổ quân xuống khu nông trại Phước An để phản công chiếm lại. Sau khi nắm được thông tin, quân ta cấp tốc hành quân và bày sẵn thế trận. Khi quân địch đổ quân xuống thì Sư đoàn 10 đã đ.ánh phủ đầu nên toàn bộ lực lượng của địch bị diệt, bắt sống.

Thừa thắng, Sư đoàn 10 tiếp tục tấn công địch trên đường 21 (Quốc lộ 26) như quận lỵ Khánh Dương, đèo Phượng Hoàng. Sau khi bỏ Tây Nguyên, địch đưa quân chốt giữ ở đèo Phượng Hoàng với ý đồ giữ vùng đồng bằng. Lực lượng của địch ở đây rất mạnh, chúng gọi là "cánh cửa thép". Cuộc chiến diễn ra gay go, quyết liệt. Ta chiếm từng công sự, từng gụ chiến hào và từng quả đồi một. Đến chiều 1/4/1975, quân ta làm chủ hoàn toàn trận địa này.

Đến sáng 2/4, quân ta chia lực lượng thành nhiều mũi, nhiều hướng, tạo thành thế gọng kìm đ.ánh thẳng vào Ninh Hòa. Khi vào thì địch đã bỏ chạy gần hết, dân thì một số nhà hé cửa, còn cửa hàng, cửa hiệu cũng chưa mở cửa... Khi chúng tôi đi qua hết thị trấn Ninh Hòa thì người dân mới mở cửa ùa ra reo hò, hoan hô, chào đón, chúc mừng bộ đội giải phóng.

Đầu giờ chiều ngày 2/4, Sư đoàn 10 tổ chức lực lượng hợp thành theo đường Quốc lộ 1 đ.ánh thẳng qua đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì nhưng địch chống đỡ rất yếu ớt. Sau khi vượt qua Cầu Bóng và đến 17h ngày 2/4/1975, quân ta tiến vào trung tâm thị xã Nha Trang, tức là Tượng đài chiến thắng bây giờ.

Đến sáng ngày 3/4, lực lượng Sư đoàn 10 tổ chức một lực lượng tiến thẳng về Cam Ranh. Chiều 3/4/1975, quân ta vào Cam Ranh và làm chủ hoàn toàn. Ở Cam Ranh, địch hoang mang, bỏ chạy...

Diện mạo Nha Trang vào thời điểm quân ta tiến vào giải phóng như thế nào, thưa ông?

Ngày đó, Nha Trang là thị xã trong chiến tranh nên chủ yếu là đồn bốt, công sở, công sự của địch. Nha Trang hồi đó nghèo, đơn sơ... Bây giờ 40 năm nhìn lại, Nha Trang đã thay đổi rất nhiều.

Cầu Bóng hồi đó chật hẹp, xe cơ giới chúng tôi lội qua sợ sập mà công binh phải khắc phục. Khu vực Chợ Đầm, các trục đường chính như đường Thống Nhất bây giờ thì nhà cửa lụp xụp. Còn Trung tâm Văn hóa hội nghị 46 Trần Phú (bây giờ) thì hồi đó chính là Sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn 2 ngụy sau khi bỏ Tây Nguyên để chạy về Nam Trung Bộ.

Phá cánh cửa thép trên đèo Phượng Hoàng tiến về giải phóng Nha Trang - Hình 2

Quân giải phóng làm chủ Sở chỉ huy Bộ tư lệnh vùng 2 duyên hải của ngụy quân Sài Gòn ở TP Nha Trang - Ảnh tư liệu TTXVN

Thưa ông, sự giúp đỡ, hỗ trợ của người dân khi quân giải phóng tiến vào Nha Trang như thế nào?

Nếu không nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo của nhân dân thì mình gặp khó khăn rất nhiều. Khi biết là bộ đội giải phóng, người dân họ ra chào đón, niềm nở, tay bắt mặt mừng và tạo mọi điều kiện để quân giải phóng chiếm các mục tiêu. Chủ yếu là họ chỉ đường, chỗ đó là cái gì, mục tiêu gì...

Nhờ có dân nên giúp cho Sư đoàn 10 đỡ tổn thất mà nhanh chóng giải phóng được Nha Trang.

Sau 40 năm nhìn lại, Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung đã có nhiều đổi mới, đi lên. Là một người tham gia giải phóng Nha Trang, Khánh Hòa, ông có cảm xúc gì không?

Trước hết, tôi hết sức phấn khởi, tự hào khi nơi đây cũng nơi tôi chọn để lập nghiệp. Tôi hết sức tin tưởng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã làm cho thành phố thay đổi rất lớn, đời sống nhân dân (trong đó có gia đình) khá giả, cải thiện rõ rệt.

Xin cảm ơn ông!

"17 giờ ngày 2-4-1975, sau khi đ.ánh tan các chốt điểm của địch ở đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, được sự hướng dẫn của lực lượng cốt cán (do Ban cán sự nội thành cử ra Ninh Hòa đón quân giải phóng), lực lượng binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 rầm rộ vượt qua cầu Xóm Bóng tiến vào thành phố Nha Trang. Nhân dân từ Đồng Đế đến nhà Thông tin đã đổ ra đường đón bộ đội cách mạng. Những tiếng hoan hô vang dội, vui mừng khôn xiết. Nhà nhà đều treo cờ Mặt trận, người người đều cầm cờ trên tay vẫy chào. Trời mưa tầm tã, nhưng đồng bào vẫn tấp nập tụ họp hai bên đường nô nức chào mừng đoàn quân giải phóng" - trích Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975).

Viết Hảo (thực hiện)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024

Tin đang nóng

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt

Sao việt

06:35:56 20/09/2024
Nam diễn viên này đã công khai bình luận chê bai ngoại hình trên trang cá nhân. Netizen này đã chê bai gương mặt của Võ Tấn Phát nhưng lại dành lời khen ngợi cho diễn xuất hài hước của anh.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Bác thông tin "bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người"

Pháp luật

06:22:31 20/09/2024
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc, chưa xác thực về ảnh hưởng của mưa bão, gây hoang mang dư luận, tiềm ẩn phức tạp về tình hình ANTT.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.