Công an phường giúp dân chống ngập
Thời gian gần đây, mỗi lần đường phố Biên Hòa bị ngập úng do trời mưa lớn thì trên địa bàn P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) lại xuất hiện hình ảnh những chiến sĩ công an phường, bảo vệ dân phố và lực lượng dân quân tự vệ xuống đường giúp dân vượt qua mưa lũ.
Thượng sĩ Ngô Tuấn Anh đang dùng tay khơi thông miệng cống trong cơn mưa lớn chiều ngày 8.9.
Ngày 8.9, cơn mưa lớn và kéo dài từ 18 giờ cho tới khuya đã khiến nhiều tuyến đường qua TP.Biên Hòa (Đồng Nai) như Nguyễn Ái Quốc, Đồng Khởi, Dương Tử Giang, Phạm Văn Thuận, Hưng Đạo Vương, QL1A, QL51… ngập nặng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Ngày từ chập tối, nhận định trời mưa to sẽ gây ngập lụt, Ban chỉ huy Công an P.Trảng Dài đã lên kế hoạch trực chiến. Theo đó, kế hoạch yêu cầu tất cả chiến sĩ công an phường phối hợp với dân quân tự vệ đến chốt chặn ở các điểm trũng, nước ngập sâu nhằm điều tiết giao thông và đảm bảo an toàn cho người đi đường. Ngoài ra, lực lượng công an còn có nhiệm vụ khơi thông cống rãnh để tiêu thoát nước.
Hình ảnh xúc động mà người dân ghi nhận được chiều tối 8.9 tại ngã ba đường Đồng Khởi và Bùi Hữu Nghĩa, đó là thượng sĩ Ngô Tuấn Anh (Công an P.Trảng Dài) dùng tay moi rác bị nghẹt ra khỏi miệng cống giúp dòng nước tiêu thoát nhanh hơn. Không may thượng sĩ Tuấn bị một tấm kiếng cắt chảy máu tay. Sau khi được người đi đường hỗ trợ băng bó, anh Tuấn lại tiếp tục công việc dưới trời mưa lớn.
Nửa đêm còn đứng gác ở cầu
Ở một “điểm nóng” khác là khu vực cầu Săn Máu, do nước dâng cao, chảy xiết và mạnh rất nguy hiểm nên tại đây luôn có 6 chiến sỹ công an và dân quân tự vệ đứng gác tại hai đầu cầu ngăn không cho người dân qua lại, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Đại úy Nguyễn Văn Nghĩa (Công an P.Trảng Dài) kể: “Tối 8.9 không phải ca trực của tôi nhưng anh em được lệnh phải đi hết. Thời điểm đó là hơn 23 giờ, nhận được điện thoại của lãnh đạo tôi chạy xe ra cầu Săn Máu đứng gác với anh em. Đến gần 2 giờ sáng ngày 9.9, khi nước bắt đầu rút bớt chúng tôi mới cho dân qua, sau đó anh em còn ngồi đợi thêm 30 phút nữa cho đến khi nước cạn dần mới rút về”.
Chiều ngày 9.9, trao đổi với Thanh Niên, đại úy Mai Đức Hiền, Phó trưởng Công an P.Trảng Dài, cho biết các công việc trên đều được phổ biến từ trước cho các cán bộ, chiến sĩ và yêu cầu anh em nghiêm túc thực hiện.
“Kế hoạch phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn cũng là nhiệm vụ của công an phường”, đại úy Hiền nói.
Đại úy Hiền cho biết thêm, khi có mưa lớn, công an phường sẽ triển khai lực lượng đến các điểm nóng, mỗi điểm ít nhất 3 người gồm công an, dân phòng và dân quân tự vệ. Nếu nhà dân nào bị nước tràn vào thì giúp ngăn dòng nước lại, hoặc cho xe tải nhẹ đến di dời người và tài sản đến Trung tâm văn hóa – học tập cộng đồng hoặc Nhà văn hóa phường trú ngụ; cắm biển báo nguy hiểm không để nhân dân đi vào khu vực ngập nước, hướng dẫn đi đường khác để lưu thông được thông thoáng và an toàn; rà soát nơi nào cống bị ngẹt làm thoát nước chậm thì tiến hành khơi thông.
Ngoài ra, trong kế hoạch còn có nội dung phối hợp với Hội chữ thập đỏ phường vận động hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người bị nạn.
Khoảng 2 giờ sáng 9.9, nước dâng cao tràn vào hai hộ gia đình ở ở KP.4 và KP.1 (P.Trảng Dài) làm 10 người gồm 3 người già, 3 trẻ em và 4 phụ nữ bị mắc kẹt trong nhà. Nhận được tin báo, cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ tỉnh Đồng Nai đã điều 20 cán bộ chiến sĩ cùng 2 xe cứu nạn, 2 xe chỉ huy xuống hiện trường ứng cứu. Sau hơn 1 giờ, 10 người dân đã được giải cứu an toàn.
Tin, ảnh: Lê Lâm
Theo Thanhnien
Hà Nội cứ mưa là ngập
Sau cơn mưa xối xả vào sáng qua 8.9, cảnh ngập lụt, ùn tắc trầm trọng lại tiếp tục tái diễn trên nhiều tuyến phố của Hà Nội.
Đường Quan Nhân (Q.Thanh Xuân) thường xuyên ngập mỗi khi mưa lớn - Ảnh: M.Hà
Chỉ sau hơn 30 phút mưa dồn dập, nhiều tuyến đường ở vị trí thấp như Quán Thánh, Liễu Giai, Hoàng Hoa Thám... lập tức rơi vào cảnh ngập úng. Mưa lớn cũng khiến những điểm nóng về tắc đường như Nguyễn Trãi, Tố Hữu... trầm trọng hơn. Đường Quan Nhân cũng ngập sâu cả một đoạn dài vài trăm mét, khiến người dân sống tại đây phải vất vả len lỏi qua đoạn đường vừa lầy lội trơn trượt, vừa ngập nước.
Lý giải cho tình trạng Hà Nội cứ mưa to là ngập, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho rằng, nếu mưa cấp tập trong 30 phút mà tới 50 - 70mm thì không hệ thống nào chịu được.
Theo ông Sương, hệ thống thoát nước giai đoạn 1 của Hà Nội có công suất tiêu thoát 170mm/2 ngày (giai đoạn 2 sẽ tăng lên 310mm/2 ngày), nhưng hệ thống này mới chỉ tiêu thoát được cho lưu vực sông Tô Lịch (bơm tiêu thoát ra sông Hồng). Lưu vực phía Tây của TP là sông Tả - Nhuệ, tới nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết cho việc tiêu thoát nước, và cũng chưa hề có dự án thoát nước, mà vẫn dựa vào việc tiêu thoát tự nhiên. Hệ quả là các tuyến đường vành đai như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến thường xuyên ngập úng mỗi khi mưa lớn.
"Tuyến đường Phạm Văn Đồng, TP đã chỉ đạo xây dựng dự án tiêu thoát nước, nhưng do trùng khớp với dự án vành đai 3, giai đoạn 2, nên vẫn chưa thực hiện được", ông Sương nói.
Lãnh đạo công ty thoát nước cũng thừa nhận, nhiều tuyến phố vẫn là trọng điểm úng ngập như Đội Cấn, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt... do hệ thống cống nhỏ, hay như tuyến Thanh Đàm- Vĩnh Hưng... do mới đô thị hóa nên thiếu hạ tầng. "Hệ số mặt phủ (hệ số thấm - PV) trước đây của TP là 0,7 thì nay là 0,95, tức là nước không có chỗ để thấm, do bị bê tông hóa cùng với quá trình xây dựng nhà cửa, nước mưa không thấm tự nhiên xuống đất được mà tràn hoàn toàn xuống hệ thống tiêu thoát nước. Trong khi hệ thống cống không đủ khả năng chịu được lượng mưa lớn", ông Sương cho hay.
Dự án ì ạch
Trên thực tế, nguyên nhân úng ngập còn do nhiều dự án tiêu thoát nước đang đắp chiếu hoặc thi công ì ạch.
Mới đây, lãnh đạo UBND TP đã phê bình Sở KH-ĐT và Công ty Thoát nước Hà Nội vì chậm trễ triển khai dự án xây dựng và cải tạo 3 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1, 2 vay vốn của Chính phủ Bỉ. Các trạm bơm này, theo dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2012 đến 2013, để giải quyết ngập lụt nội thành, nhưng tới nay vẫn chưa hoàn tất.
Đặc biệt, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, với mục tiêu chống ngập úng cho Hà Nội trong lưu vực sông Tô Lịch do nước mưa, đã bị giãn tiến độ mức kỷ lục.
Bắt đầu thi công từ tháng 12.2006, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 10.2010, nhưng sau đó do phát sinh thêm một số hạng mục, nên thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh đến hết năm 2011. Nhưng tới nay, sau gần 10 năm triển khai, dự án này vẫn vướng mặt bằng. Sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này ban đầu hơn 6.000 tỉ đồng, nhưng đến thời điểm hiện tại, giá trị đầu tư đã tăng lên hơn 8.000 tỉ đồng, chủ yếu do tăng vốn giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, việc chậm trễ mặt bằng chỉ là một phần nguyên nhân khiến dự án thoát nước ì ạch, một nguyên nhân nữa là năng lực thi công yếu của nhiều nhà thầu như tại tiểu dự án mương thoát nước Khương Thượng. Dự kiến, nếu thực hiện nghiêm các yêu cầu của TP, thì cũng phải đến cuối năm 2015 dự án mới hoàn thành, trễ hạn 5 năm so với kế hoạch.
Mai Hà
Theo Thanhnien
TP.HCM chi 950 tỉ đồng xây 3 hồ điều tiết chống ngập Ngày 7.9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP vừa lên kế hoạch xây dựng 3 hồ điều tiết để trữ nước chống ngập với tổng vốn đầu tư 950 tỉ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bị ngập nặng mỗi khi mưa - Ảnh Đ.Mười Đây là một phần trong kế hoạch giải quyết ngập...