Công an phối hợp với ngân hàng ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển khoản
Qua công tác tuyên truyền, vận động, Công an huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã phối hợp với ngân hàng kịp thời ngăn chặn các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tránh thiệt hại số tiền lớn cho người dân.
Kịp thời ngăn chặn vụ chuyển 650 triệu đồng
Một trong số đó là vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc. Trong vụ việc này, nhờ sự cảnh giác của nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh Gia Lộc và sự vào cuộc kịp thời của cán bộ Công an huyện Gia Lộc mà bà B.T.L. (SN 1958, ở tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc) đã không bị mất 650 triệu đồng. Chiều 12/10, bà B.T.L. bất ngờ nhận được điện thoại của một người đàn ông lạ mặt, tự giới thiệu là cán bộ Công an TP Hà Nội.
Anh N.V.N trình báo sự việc với Công an huyện Gia Lộc.
Qua điện thoại, người đàn ông nói rằng bà B.T.L. có liên quan đến hành vi mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền và trong một tài khoản mang tên bà có số tiền lên đến 1,6 tỷ đồng… Đối tượng yêu cầu bà B.T.L. phải chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để hợp pháp hóa nguồn tiền và chứng minh mình không liên quan đến vụ án nêu trên; nếu không sẽ bị bắt giam trong thời hạn 2 tháng… Trong khi bà B.T.L. còn bàng hoàng chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đối tượng tiếp tục yêu cầu bà cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và phải giữ bí mật toàn bộ nội dung trao đổi để phục vụ công tác điều tra. “Khi nghe đối tượng nói như vậy, tôi rất hoảng loạn. Tôi trình bày với anh ta rằng mình không có tài khoản, chỉ có số tiền 650 triệu đồng đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng AgriBank…” bà B.T.L. kể lại.
Khi nghe thấy bà B.T.L. nói như vậy, đối tượng tiếp tục yêu cầu bà phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm này ra rồi chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp. “Tôi không biết lúc đó ma xui quỷ khiến thế nào mà cứ răm rắp làm theo yêu cầu của đối tượng. Khoảng 15h cùng ngày, tôi đã mang theo 4 quyển sổ tiết kiệm đi đến Ngân hàng AgriBank, chi nhánh Gia Lộc để rút tiền”- bà B.T.L. cho biết. Trước đó, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Công an huyện Gia Lộc đã phối hợp trao đổi; đề nghị các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện phối hợp, tăng cường các biện pháp tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản; đồng thời phô tô, dán thông báo tại mỗi ô cửa tiếp nhận hồ sơ để cảnh báo cho toàn thể khách hàng đến giao dịch, nâng cao cảnh giác.
Video đang HOT
Theo đó, các cán bộ nhân viên trong quá trình giao dịch phát hiện có nghi vấn, nhân viên ngân hàng ngoài việc giải thích ngay cho khách hàng biết về các phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này để ngừng giao dịch; đồng thời sẽ thông báo đến Công an huyện Gia Lộc. Vì thế, ngay sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường của bà B.T.L., nhân viên ngân hàng đã kịp thời thông báo cho Công an huyện Gia Lộc. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Gia Lộc đã phân công cán bộ đơn vị kịp thời có mặt. Các cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Gia Lộc đã giải thích, động viên để bà bình tĩnh, trình bày lại sự việc. Sau khi được cán bộ Công an huyện tuyên truyền, giải thích, bà L. mới biết mình vừa may mắn không bị lừa mất số tiền trên.
Chủ động phòng ngừa
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Trần Anh Ngọc, Trưởng Công an huyện Gia Lộc cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung, địa bàn huyện Gia Lộc nói riêng, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng phức tạp; phương thức thủ đoạn của các đối tượng thường xuyên thay đổi. Mặc dù các cơ quan chức năng đã thường xuyên tuyên truyền với nhiều hình thức nhưng vẫn có nhiều người “rơi” vào cái bẫy của các đối tượng lừa đảo dẫn đến việc tiền mất, tật mang gây bức xúc trong nhân dân.
Trước tình hình trên, Công an huyện Gia Lộc đã xây dựng kế hoạch tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn huyện. Đơn vị đã chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo 138 huyện và Ban Chỉ đạo 138 các xã, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phối hợp phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; xây dựng, triển khai các chương trình, quy chế phối hợp liên ngành để phòng, chống hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về phía Công an huyện đã chủ động tiếp nhận đầy đủ, phân loại, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, chú trọng các nguồn tin liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tổ chức khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Đồng thời, kịp thời phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản và triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt…
Mới đây, vào ngày 4/10, nhờ được tuyên truyền kịp thời, một người dân trên địa bàn đã phát hiện bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kịp thời trình báo sự việc đến Công an huyện Gia Lộc nên đã tránh được vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, anh N.V.N. (SN 1971, trú tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc) nhận được điện thoại của một người đàn ông tự giới thiệu là cán bộ Công an TP Hà Nội. Qua điện thoại, đối tượng nói rằng anh N. có liên quan đến hành vi mua bán người, lừa đảo xuyên quốc gia và rửa tiền. Đối tượng đồng thời đề nghị anh N. mua một chiếc điện thoại mới rồi thuê phòng tại nhà nghỉ, giữ bí mật toàn bộ nội dung cuộc trao đổi.
Theo lời kể của anh N. thì ban đầu anh cũng rất hoang mang và sợ hãi khi nhận được điện thoại của đối tượng. Vì thế, anh đã làm theo mọi yêu cầu của người đàn ông xa lạ. Khi biết anh đã vào nhà nghỉ, đối tượng hướng dẫn anh tải ứng dụng Viber trên điện thoại mới, gọi video để anh N. quan sát hình ảnh của một số người đang mặc quần áo Công an và Viện kiểm sát đang làm việc nhằm tăng thêm sự tin cậy. Sau cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 2h, đối tượng này yêu cầu anh N. cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Anh N. trình bày với đối tượng về việc có số tiền gần 450 triệu đồng đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SEABank. Khi nghe anh N. nói vậy, đối tượng yêu cầu anh phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm; đồng thời lập một tài khoản mới tại Ngân hàng Vietcombank rồi gửi tiền vào và cung cấp mã OTP cho đối tượng.
Do hoảng loạn lại muốn sớm được minh oan, khoảng 14h cùng ngày, anh N. đã cầm theo sổ tiết kiệm đi đến Ngân hàng SEABank chi nhánh huyện Gia Lộc để rút tiền. Trên đường đi từ nhà đến ngân hàng, anh N nhớ đến các nội dung thường xuyên được tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh và các thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đã đến Công an huyện Gia Lộc trình báo. Quá trình làm việc, cán bộ Công an huyện Gia Lộc đã tuyên truyền, giải thích cho anh N. về các hình thức lừa đảo hiện hành, đề nghị anh không thực hiện giao dịch chuyển tiền…, vì thế, anh N. không thực hiện chuyển tiền.
Thành lập Hội đồng định giá tài sản liên quan vụ Việt Á tại Bình Thuận
Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận vừa ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc tố giác, tin báo để chờ kết luận của hội đồng định giá trong tố tụng hình sự về vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chiều 22/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc tố giác, tin báo về tội phạm hai vụ việc có dấu hiệu vi phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Thuận. Lý do tạm đình chỉ là để chờ Hội đồng định giá vụ việc trong tố tụng hình sự cấp tỉnh tiến hành định giá và có kết luận.
CQĐT Công an Bình Thuận đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết, chờ kết luận của Hội đồng định giá có liên quan đến CDC Bình Thuận.
Liên quan vụ kit test Việt Á, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã 4 lần yêu cầu định giá tài sản liên quan việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.
Ngày 17/7, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký Quyết định thành lập Hội đồng định giá vụ việc để định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp tỉnh và tổ giúp việc Hội đồng.
Được biết, tháng 6/2022, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Bình Thuận đã thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về việc chấp hành quy định của pháp luật về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch COVID -19 tại CDC và Bệnh viện tỉnh Bình Thuận.
Liên quan vụ việc, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án về các tội đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ nâng khống giá sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Việt Á và nhiều địa phương. Quá trình điều tra, do có tới hơn 60 địa phương có liên quan nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ủy thác cho Công an các tỉnh, thành điều tra. Đồng thời thống nhất giao Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh, thành thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Ngoài ra, cùng ngày, CQĐT Công an Bình Thuận còn ra quyết định tạm đình chỉ vụ việc có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xảy ra tại UBND huyện Tuy Phong. Lý do tạm đình chỉ là chờ kết quả giám định lại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo hồ sơ, ngày 19/5/2017, ông Huỳnh Văn Điển, lúc đó là Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ký quyết định cho doanh nghiệp thuê hơn 41 ha đất ở khu vực Láng Lớn, Vĩnh Hảo để chăn nuôi và cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất 50 năm với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Thuận, trường hợp trên phải thực hiện thủ tục lập dự án đầu tư trước và có quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, sau đó mới thực hiện thủ tục thuê đất. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ, dự án này chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Mặt khác, khu vực này không phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển chăn nuôi.
Từ sai phạm này, Thanh tra tỉnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận để tiếp tục điều tra dấu hiệu tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật
Vờ yêu qua facebook rồi đem "người yêu" bán ra nước ngoài Ngày 1/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai cho biết đã triệt phá thành công một đường dây đưa phụ nữ sang nước ngoài bán làm vợ. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mua bán người, chuyển hồ...