Công an lên tiếng về clip đánh nhau giữa CSGT với người dân
Đại diện Trạm CSGT Tuy Phước (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) cho rằng, lời tố cáo trên mạng xã hội là không đúng bản chất vụ việc, một đại úy CSGT đã bị tấn công sưng mặt, chảy máu đầu trong quá trình xử lý xe vi phạm.
Sáng 18.11, thượng tá Võ Văn Chín, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng CSGT (Công an tỉnh Bình Định) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan mời chủ phương tiện, lái xe 37C-041.77 để xử lý vụ việc liên quan đến clip “đánh nhau giữa CSGT với những người đi trên xe tải” theo đúng quy định của pháp luật.
“Tuy nhiên, đến thời điểm này họ vẫn chưa đến làm việc. Về vụ việc này, chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Riêng 2 CSGT của Trạm CSGT Tuy Phước liên quan đến vụ việc, chúng tôi cũng đã yêu cầu họ báo cáo giải trình, ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đó, chứ không có chuyện bao che gì cả”, thượng tá Chín khẳng định.
Qúa trình giằng co giữa CSGT Bình Định và nhóm người đi trên xe tải. Ảnh cắt từ clip
Trước đó, ngày 17.11, trên mạng xã hội chia sẻ clip dài 10 phút kèm theo lời tố cáo CSGT Bình Định đuổi theo, dừng xe giữa đường không đảm bảo an toàn giao thông. Khi dừng xe, CSGT không yêu cầu xuất trình giấy tờ mà lại thách thức, hăm dọa lái xe, do xe tải không có lỗi nên CSGT định giật đứt đèn sau xe tải để bắt lỗi. Tuy nhiên, lái xe và phụ xe tải biết ý định này nên CSGT không thực hiện được, sau đó dẫn đến CSGT đánh nhau với người ngồi trên xe tải rồi lên xe tuần tra đi.
Đại diện Trạm CSGT Tuy Phước (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) xác nhận, 2 CSGT xuất hiện trong clip trên là cán bộ của đơn vị. Tuy nhiên, nội dung tố cáo trong clip này không đúng với bản chất sự việc đã diễn ra trước đó.
Theo Trạm CSGT Tuy Phước, tối 7.11, Tổ CSGT trực trên QL1, đoạn trước trụ sở Trạm CSGT Tuy Phước (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) phát hiện xe tải 37C-041.77 chở bò, trên xe có 4 người (vượt 1 người so với quy định) lưu thông theo hướng Nam – Bắc nên đã yêu cầu dừng lại kiểm tra.
Thế nhưng, lái xe không chấp hành mà bỏ chạy. Trên đường đi chiếc xe này làm rơi vãi phân, nước tiểu bò ra đường gây ảnh hưởng môi trường. Lúc này, lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước thông báo cho tổ CSGT đang tuần tra trên QL1 đoạn phía Bắc tỉnh Bình Định chặn xe tải 37C-041.77 để xử lý.
Đến khoảng 0h30 ngày 8.11, Tổ CSGT phát hiện chiếc xe vi phạm đang lưu thông trên QL1 đoạn thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ nên yêu cầu dừng để kiểm tra nhưng lái xe không chấp hành mà tiếp tục bỏ chạy.
Video đang HOT
Đại úy Tấn bị rách đầu sau quá trình giằng co.
Tổ công tác có 5 người, 2 thành viên trong tổ là trung tá Trần Chí Dũng và đại úy Lê Thành Tấn lên xe tuần tra đuổi theo, yêu cầu xe tải tấp vào lề đường nên buộc phải dừng lại.
Lúc này, đại úy Tấn yêu cầu lái xe tải xuống xe, xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tuy nhiên, những người trên xe tải không chấp hành mà còn có những lời lẽ xúc phạm đến người thi hành công vụ.
Nói xong, nhóm người trên xe tải mở cửa kính, lấy điện thoại ra quay phim. Sau đó, đại úy Tấn dùng đèn pin chĩa thẳng lên kính, do không quay phim được nên 2 người trên xe tải đã mở cửa, bước xuống. Vì vậy, 2 bên tranh cãi rồi xảy ra vụ việc giằng co, đánh nhau giữa đại úy Tấn với những người ngồi trên xe tải.
Trước sự việc trên, trung tá Dũng chạy lại can ngăn. Tuy nhiên, những người trên xe tải vẫn xông vào tấn công và hô to “CSGT đánh người”. Khi đại úy Tấn chạy vào xe tuần tra thì bị 3 người trên xe tải lôi ra, 2 bên tiếp tục giằng co.
Theo đại diện Trạm CSGT Tuy Phước, do đường vắng, bị nhóm người tấn công chảy máu đầu, sưng mặt nên đại úy Tấn phải lên xe tuần tra rời đi, để lại hiện trường gậy và đèn pin bị rơi trong lúc giằng co.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Định cho biết, sẽ yêu cầu Phòng CSGT báo cáo cụ thể vụ việc liên quan để có hướng xử lý tiếp theo.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
Theo Danviet
CSGT dừng xe vi phạm tốc độ trên cao tốc là không cần thiết?
CSGT có quyền dừng các phương tiện để kiểm tra, nhưng việc dừng xe để xử lý vi phạm trên cao tốc có thực sự an toàn và cần thiết?
Vụ một tài xế Lexus bị tông tử vong và một CSGT bị thương phải đi cấp cứu trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên mới đây là vụ tai nạn rất nghiêm trọng. Vụ tai nạn có nguyên nhân từ việc tài xế xe Lexus vi phạm tốc độ bị CSGT dừng xe xử lý. Trong lúc làm việc với CSGT, một chiếc xe tải lao tới tông vào đuôi chiếc Lexus rồi tiếp tục tông vào tài xế và một CSGT. Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đang thụ lý để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên hôm 15/9 (Ảnh: Đất Việt)
Theo luật định, quá trình thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát các vi phạm, CSGT có quyền dừng các phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn cần phải đặt ra đó là việc dừng xe để xử lý vi phạm trên cao tốc có thực sự an toàn và cần thiết?
CSGT được dừng xe vi phạm trên cao tốc trong trường hợp nào?
Luật sư Trần Sỹ Tiến (Công ty luật Hà Nội VDT) cho biết, việc CSGT ra hiệu lệnh dừng các phương tiện trên đường cao tốc được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an. Trong đó, Điều 5 của Thông tư này quy định: Cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
Theo Điều 12 của Thông tư này, việc dừng phương tiện phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật; Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ hiện hành, quy định: Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Như vậy Điều 26 Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ là việc dừng các phương tiện của CSGT phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể trước hết là theo Luật Giao thông đường bộ, còn Thông tư số 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an là văn bản dưới luật nên phải tuân thủ theo luật.
Theo luật sư Tiến, trên đây là cơ sở để ông cho rằng CSGT không nên dừng các phương tiện trên đường cao tốc, trừ trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng hay nguy cơ nghiêm trọng ví dụ như trường hợp tài xế có dấu hiệu say rượu hoặc phê ma túy khi lái xe, sẽ dẫn tới việc điều khiển xe không chuẩn, không an toàn; dừng xe khi có dấu hiệu phạm tội. Hay hiểu theo một cách khác, đối với những vi phạm ở mức xử phạt hành chính, thì CSGT không cần phải dừng xe khẩn cấp.
"Trong vụ việc đáng tiếc xảy ra trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên, việc tài xế xe Lexus đi quá tốc độ cho phép và CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe trên đường cao tốc là chưa thực sự cần thiết. Việc dừng xe để xử lý vi phạm có thể được lực lượng CSGT thực hiện ở cuối chặng gần nhất của đường cao tốc để đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc", luật sư Tiến nêu quan điểm và cho biết đã từng có vụ việc xảy ra tai nạn trên đường cao tốc khi lực lượng CSGT dừng xe để xử lý vi phạm.
Đồng quan điểm, luật sư Tạ Quốc Long (Công ty luật Đức Bảo) cho rằng, để tránh vụ việc không mong muốn xảy ra như vừa rồi, nếu không phải trường hợp khẩn cấp (không nhất thiết phải dừng phương tiện) nên áp dụng hình thức phạt nguội hoặc dừng phương tiện nơi an toàn hơn (hay phương tiện đã ra khỏi đường cao tốc). Như vậy hiệu lực quản lý vẫn bảo đảm và sự an toàn của con người sẽ được bảo vệ tối đa.
Chiếc xe tải màu trắng sau khi tông vào đuôi chiếc Lexus (Ảnh: Zing)
Cũng theo luật sư Tiến, việc xem xét trách nhiệm của tài xế xe tải gây tai nạn còn phải chờ vào kết quả của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nếu xe Lexus 20L-8888 đã dừng đỗ vào làn dừng xe khẩn cấp rồi mà xe tải vẫn tông vào thì lỗi hoàn toàn của tài xế xe tải.
Cần có quy định việc CSGT lập chốt xử lý xe vi phạm
Một vấn đề nữa được đặt ra sau vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên hôm 15/9 vừa qua đó là việc CSGT lập chốt xử lý xe vi phạm trên cao tốc cần ở những điểm quy định được phép dừng xe.
Về vấn đề này, luật sư Trần Sỹ Tiến cho rằng, Thông tư số 01/2016/TT-BCA cho phép CSGT được lập chốt kiểm tra, giám sát, xử lý xe vi phạm trên đường bộ nói chung, đây là lỗi không theo kịp với thực tế của luật, cần phải xem xét lại. Nên có quy định rõ ràng về các điểm dừng đỗ, thời điểm, phạm vi... để đảm bảo an toàn cho CSGT và người tham gia giao thông, an toàn phải được đặt lên trên hết. Theo luật sư, phương án phạt nguội theo kết quả của camera ghi hình vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất./.
Theo An Minh/VOV.VN
CSGT dọn đá rơi vãi trên đường, đảm bảo an toàn giao thông Phát hiện nhiều đá, sạn rơi vãi dày đặc trên quốc lộ 19, các chiến sĩ CSGT tỉnh Bình Định mượn vật dụng của nhân dân để dọn sạch mặt đường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Chiều 4/5, nhiều người đi đường cũng như người dân rất cảm phục hành động của các chiến sĩ...