Công an làm việc với tài xế lái xe biển xanh chở 3 người trên nóc
Tài xế T. đã bị lập biên bản, tạm giữ giấy phép lái xe sau khi có hành vi lái ô tô chở 3 người trên nóc xe.
Chiếc xe biển xanh ông T. lái được cấp cho một cơ sở giáo dục ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày 3/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết Đội CSGT số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Đ.V.T. (42 tuổ.i, quê Thái Bình) về hành vi chở người trên nóc xe.
Theo cơ quan chức năng, ngày 1/1, mạng xã hội lan truyền hình ảnh, clip phản ánh việc một ô tô mang biển xanh 29A-040.xx chở 3 người trên nóc xe, chạy trên đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) gây mất an toàn giao thông.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh: C.C.).
Kết quả tra cứu của Phòng Cảnh sát giao thông cho thấy biển số được cấp cho một cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Cầu Giấy. Người lái xe được xác định là ông Đ.V.T.
Video đang HOT
Ngày 3/1, Đội CSGT số 6 đã mời lái xe T. đến trụ sở làm việc. Tại cơ quan công an, nam tài xế thừa nhận hành vi vi phạm. Lực lượng chức năng đã tạm giữ bằng lái của ông T. trên môi trường điện tử.
Theo Nghị định số 168/2024, lỗi vi phạm của ông T. sẽ bị phạt tiề.n 4-6 triệu đồng và bị trừ 6 điểm trên GPLX.
Bỏ đề xuất cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiề.n xử phạt
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiề.n xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Dự thảo luật mới nhất trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách dự kiến diễn ra từ 26 - 28.3 đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiề.n xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Dự thảo mới nhất của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã không còn đề xuất trích lại 70% tiề.n xử phạt cho cảnh sát giao thông. Ảnh HOÀNG TUÂN
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án luật do Ủy ban Quốc phòng - An ninh (cơ quan thẩm tra dự án luật) cũng không nhắc tới vấn đề này.
Trước đó, tại khoản 1 điều 5 của dự thảo luật trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất quy định lực lượng được trích không thấp hơn 70% khoản tiề.n xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30% khoản tiề.n thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách T.Ư theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại dự thảo luật mới nhất, nội dung này đã được bỏ. Hiện tại, khoản 1 điều 5 dự thảo chỉ còn quy định huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cùng đó là bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Phải đán.h giá tác động
Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay đây là đề xuất mới tại dự thảo luật nên Chính phủ cần phải có báo cáo đán.h giá tác động, làm rõ tác động đến ngân sách nhà nước thế nào, tính phù hợp với các pháp luật có liên quan thế nào.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung của luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, luật quy định tiề.n thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ông Tùng nêu rõ, việc đầu tư cho lực lượng cảnh sát giao thông, cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là cần thiết. Nhưng đầu tư theo cách trích từ tổng số tiề.n thu được trong lĩnh vực này hay ngân sách nhà nước bố trí theo quy định chung, ông cho rằng cần làm rất rõ, rất rành mạch và phải bảo đảm sự thống nhất. Nếu quy định như dự thảo là không thống nhất với quy định của luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mặt khác, hiện có rất nhiều lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, tại sao mỗi lĩnh vực này quy định trích phần trăm còn các lĩnh vực khác thì không, trong khi cũng có rất nhiều lĩnh vực quan trọng. "Chúng tôi đề nghị nên thiết kế nguyên tắc chung về chính sách như dự thảo luật mà Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 6", ông Tùng nói thêm.
Đề nghị làm rõ
Ông Tùng chỉ rõ việc trích 30% khoản tiề.n thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách T.Ư theo quy định của pháp luật cũng là quy định mới so với dự thảo Chính phủ trình tại kỳ họp 6 và cũng không phù hợp với luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định toàn bộ số tiề.n xử lý tài sản công (biển số xe là tài sản công) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước; sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại phải được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Ông Tùng cho hay, bản thân điều 37 của dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ về đấu giá biển số xe cũng quy định khác. Cụ thể, quy định số tiề.n thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá và chi phí khác được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo ông Tùng, nếu đưa chính sách trích lại 30% vào cũng không thống nhất trong nội dung tại dự thảo, không thống nhất với chính sách chung và các luật có liên quan. Đề nghị giải trình làm rõ thêm theo tinh thần nên giữ như dự thảo đã trình tại kỳ họp 6.
Trong báo cáo tiếp thu, chỉnh lý gửi phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng đã đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ hơn đối với đề xuất trên.
Truy tìm thanh niên dùng xe máy chặn đầu ô tô buýt, dọa hàn.h hun.g tài xế Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội cho biết, đang truy tìm ngươi điều khiển xe máy chưa rõ biển kiểm soát đứng chắn đầu xe buýt trên đường Nguyễn Chí Thanh. Chiều 8/8, Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội cho biết, vào khoảng 16h40 cùng ngày, trên đường Nguyễn Chí Thanh hướng đi Liễu Giai đã xảy ra ùn...