Công an khuyến cáo phụ nữ độc thân tránh xa ‘trai lạ quà khủng’
“Chuyện khó tin như vậy mà không chỉ có cô gái trẻ bị lừa. Nhiều người cả tin, thiếu tỉnh táo trước những cái bẫy quà khủng nên bị lừa mất hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỉ đồng”, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết.
Công an tỉnh Tiền Giang thông tin, mới đây, một cô gái trẻ, cư trú trên địa bàn xã Long An, huyện Châu Thành đến phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh báo bị lừa mất 115 triệu đồng vì tin lời 1 người đàn ông nước ngoài quen qua mạng.
Người đàn ông tự xưng là quân nhân. Ông ta đề nghị cô nhận giúp 1 kiện hàng “từ thiện” từ Nam Phi gửi về Việt Nam và sẽ “đền ơn” cô món tiền “khủng”. Sau đó, có 1 người tự xưng là nhân viên hải quan gọi điện thoại đến yêu cầu cô “nộp phí nhận quà”, rồi lại “nộp phạt” vì trong quà có “Đô la Mỹ”. Cô gái 2 lần nộp tiền vào 1 tài khoản lạ mà chẳng chút nghi ngờ, đến lần thứ ba, “nhân viên hải quan” yêu cầu cô vay mượn bất cứ đâu có thể để nộp thêm tiền thì cô mới sinh nghi. Cô gọi điện thoại cho “anh bạn quân nhân Nam Phi” thì “thuê bao mất sóng”.
Cũng theo nguồn tin từ Công an tỉnh Tiền Giang, “chuyện khó tin” trên còn xảy ra với nhiều người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin khác. Có người bị lừa mất hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỉ đồng.
Đầu năm 2019 đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tiếp nhận 56 tin báo của nạn nhân. Trong đó, có một phụ nữ ở thị xã Cai Lậy bị lừa mất 46,5 triệu đồng. Chị kết bạn qua Facebook với một người đàn ông có nick name Kim James qua Facebook. Tự giới thiệu đang sinh sống ở nước ngoài., sau nhiều lần nói chuyện, ông ta gợi ý sẽ chuyển tiền và hàng hóa về Việt Nam để giúp đỡ người nghèo, gồm quần áo và 30.000 USD, nhờ chị nhận giúp.
Cũng muốn giúp người, chị nhận lời. Chỉ đến khi phải “nộp phí” quá nhiều, lại bị “nhân viên hải quan” nhiều lần thúc giục chuyển tiền, chị mới tỉnh ngộ…
Video đang HOT
“Thủ đoạn của bọn tội phạm lừa qua mạng rất cũ, lặp đi, lặp lại nhiều lần, với nhiều người. Nhưng, vì sao vẫn có nhiều người bị lừa, mà phần lớn lại là phụ nữ”, Trung tá Nguyễn Văn Khánh, Điều tra viên Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Tiền Giang nhận định. “Đối tượng lừa đảo tự vẽ ra một chân dung khá hoàn hảo: là quân nhân độc thân, muốn làm từ thiện, muốn tìm bạn đời, muốn đến Việt Nam sinh sống… Chúng nhắm đến những người phụ nữ độc thân, có những trắc trở trong tình cảm. Sau thời gian nhắn tin, “hẹn hò” qua mạng, chúng bắt đầu thủ đoạn lừa để chiếm đoạt tài sản, sau đó cắt liên lạc”.
Trung tá Nguyễn Văn Khánh cho biết thêm, một thủ đoạn khác là thông báo trúng thưởng khuyến mãi với những phần quà có giá trị rất cao, yêu cầu bị hại chuyển tiền nộp một phần chi phí rất nhỏ để nhận thưởng. Chúng yêu cầu người bị hại chuyển tiền nhiều lần với những lý do khác nhau nhằm chiếm đoạt.
“Khi nhận được các thông tin, thông báo từ mạng xã hội, cần kiểm tra lại thật kỹ; không vội vàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của đối tượng. Đặc biệt cảnh giác với những hứa hẹn tặng “quà khủng” từ những người chỉ biết qua nick name trên mạng, hoặc mời nhận hàng, nộp phí qua điện thoại nhưng lại yêu cầu giữ bí mật, không cho người thân biết”, Điều tra viên Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Tiền Giang khuyến cáo. “Hãnh tỉnh táo trước những cái bẫy quà khủng để tránh gây ra những thiệt hại cho bản thân và gia đình”.
T. Giang
Theo baodatviet
Cảm động người đàn ông 'dành cả thanh xuân' nuôi dưỡng gần 100 trẻ bị bỏ rơi
Mỗi đứa trẻ tại Mái ấm Phúc Lâm là một câu chuyện đau lòng, hầu hết các em đều sinh non, mang trong mình bệnh tật, có em không có hậu môn, bị bệnh tim.
Ông Nguyễn Văn Lâm và các con tại Mái ấm Phúc Lâm. Ảnh: Thanh Niên
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Lâm, ngụ xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đã dang tay cưu mang, đưa những đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng tại Mái ấm tình thương Phúc Lâm (Mái ấm Phúc Lâm - đóng tại xã Long An).
Đến nay, Mái ấm Phúc Lâm đang nuôi 84 đứa trẻ, tất cả đều mang họ Nguyễn. Mỗi đứa trẻ đến đây là một câu chuyện đau lòng, hầu hết các em đều sinh non, mang trong mình bệnh tật, có em không có hậu môn, bị bệnh tim. Với thời gian, Mái ấm Phúc Lâm đã nuôi dưỡng, giúp các em lớn khôn, loại trừ bệnh tật.
Đồng hành cùng ông Lâm từ đứa con đầu tiên là Nguyễn Văn Phúc, em trai ông. Hai người đàn ông độc thân đi chăm trẻ mới lọt lòng, chẳng phải điều dễ dàng gì. Những đêm khuya lắc khuya lơ, ông vẫn dò trên mạng cách bế bồng, đút trẻ ăn. Ông mua sách kỹ năng nuôi dạy trẻ về gối đầu giường.
Để chăm lo cho những đứa trẻ, mỗi tháng ông Nguyễn Văn Lâm phải chi 290 triệu đồng, trong số này có 140 triệu đồng từ các nhà hảo tâm, số còn lại anh Lâm tự chi trả.
Hiện Mái ấm có 14 bảo mẫu chuyên lo việc chăm sóc, nấu ăn phục vụ các cháu. Trong gần 100 đứa con của ông Lâm thì đã có 52 cháu đã đến tuổi phải đi học. Hàng ngày ông Lâm phải cùng với các cô bảo mẫu do ông thuê phải chuẩn bị 52 phần ăn sáng, 52 chiếc cặp cho các cháu kịp giờ để tài xế chở các cháu đi học rồi mới yên tâm đi làm.
Xác định chăm lo cho hàng chục đứa trẻ là công việc rất nặng nề, ông Lâm quyết định không lập gia đình, dành toàn tâm toàn ý nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi.
Năm 2008, khi mới vài tháng tuổi, cháu Nguyễn Hoàng Phúc Toàn được ông Nguyễn Văn Lâm nhận về nuôi dưỡng. Đến nay, Phúc Toàn đã là học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Long An. Trong suốt 5 năm tiểu học, năm nào Phúc Toàn cũng là học sinh giỏi.
Cháu Nguyễn Hoàng Phúc Toàn cho biết: "Ở đây bọn cháu sống rất vui, coi nhau như anh em ruột. Mỗi ngày được uống sữa và ăn 3 bữa, thức ăn có cá, thịt, canh. Hằng tháng, cha Nguyễn Văn Lâm đều mua cho áo mới. Bao nhiêu năm ở Mái ấm, cháu không phải làm việc, chỉ tập trung học bài. Đi học bọn cháu có xe của Mái ấm đưa đón. Cháu luôn cố gắng phấn đấu học thật tốt để không phụ công chăm sóc của cha."
Theo ông Đặng Minh Tân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long An, Mái ấm Phúc Lâm được chính quyền huyện Long Thành cấp phép hoạt động từ năm 2014.
Trước đây, ông Lâm thuê phòng trọ rồi thuê bảo mẫu để chăm sóc các cháu.
Hiện nay, anh đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, giúp chăm sóc trẻ tốt hơn. Mái ấm Phúc Lâm hoạt động không vụ lợi, là mô hình tốt giúp giải quyết những vấn đề xã hội ở địa phương.
Ước mong lớn nhất của ông Lâm là giữ được sức khỏe, cố gắng làm việc để có tiền duy trì hoạt động của Mái ấm, nuôi dưỡng tốt và lo cho các cháu được đi học. Cháu nào có năng lực thì cho học đại học, những cháu năng lực hạn chế hơn thì học hết trung học cơ sở rồi đi học nghề, sau này tự lo cho cuộc sống của bản thân.
Mộc Miên (T/h)
Theo doisongphapluat
An Giang: Cả làng trồng xoài, mình trồng cà na lại ra lắm tiền Nhận thấy sản xuất hoa màu không đạt lợi nhuận, bà con nông dân xã Long An, thị xã Tân Châu (An Giang) chuyển sang mô hình trồng cây ăn trái như: bưởi, ổi, dừa, xoài... Trong đó, mô hình trồng ca na Thái của nông dân Nguyễn Văn Gốc, tổ 15, ấp Long Hòa cho hiệu quả kinh tế khá cao. Cà...