Công an Hà Nội thông tin 16 trang web mạo danh công ty chứng khoán để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Ngày 24/11, Công an TP. Hà Nội đã thông báo 16 trang web mạo danh công ty chứng khoán và những chiêu trò, phương thức của các đối tượng lừa đảo để người dân kịp thời nắm bắt.
Thời gian qua, Công an TP.Hà Nội nhận được nhiều đơn thư phản ánh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên không gian mạng có dấu hiệu giả mạo website các công ty chứng khoán để giao dịch chứng khoán.
Phát hiện nhiều cá nhân nhận được đường dẫn website, app giao dịch sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của các đối tượng trên mạng xã hội (chưa xác định được nhân thân) để giao dịch mua bán chứng khoán mục đích huy động vốn của các nhà đầu tư, sau đó chiếm đoạt tiền.
Việc huy động vốn này được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Hình ảnh thật và hình ảnh giả mạo website Công ty Cổ phần chứng khoán kiến thiết Việt Nam
Về phương thức hoạt động của các đối tượng lừa đảo, Công an TP. Hà Nội cho biết, các đối tượng hướng dẫn, đề nghị cá nhân truy cập vào các đường link lừa đảo để thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhiều Ngân hàng. Sau khi cá nhân truy cập vào đường link sẽ mở ra giao diện giống với giao diện của tổ chức, các công ty chứng khoán để mua bán các mã chứng khoán. Sau khi chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng chỉ định, nhà đầu tư không rút được tiền từ tài khoản đã đăng kí trên giao diện giao dịch chứng khoán giả mạo và bị mất tiền.
Để làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn TP.Hà Nội, bảo vệ tài sản của người dân, Công an TP.Hà Nội đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP.Hà Nội, tăng cường cảnh báo đến các công ty chứng khoán thành viên và các công ty chứng khoán trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ đạo các công ty chứng khoán thực hiện: Cảnh báo liên tục, thường xuyên phương thức, thủ đoạn phạm tội nêu trên đến khách hàng bằng nhiều hình thức (email, sms, trực tiếp tại quầy, trên app của công ty…).
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Thường xuyên rà soát các đường link lạ trên không gian mạng, các website, fanpage sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu của công ty chứng khoán. Khi phát hiện các đường link, website, fanpage nghi vấn, cần thông báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời cảnh báo ngăn chặn hạn chế thiệt hại xảy ra.
Khi nhận được khiếu nại của khách hàng về việc bị mất tiền trên tài khoản do giao dịch chứng khoán qua đường link giả mạo, các công ty chứng khoán cần hướng dẫn khách hàng đến cơ quan công an, nơi xảy ra vụ việc, để trình báo trong thời gian sớm nhất.
Các đường link đã được các đối tượng phát tán trên địa bàn TP Hà Nội gồm:
Video đang HOT
1. http://www.zh7.com/rk/vip45;
2. DKtrade.com;
3. http://af968501.xyz/00BBJPBF;
4. http://www.zh7.com/rk/vip25;
5. http://www.rzwej.xyz,
6. http://a.f968501.xyz/o0bbjpbf;
7. ứng dụng Stock X;
8. app.lfmchain.com;
9. http://www.zmh7.com/rk/vip20;
10. http://af968501.xyz/O0BBJBBF;
11. Upbit.wang;
12. VietDainmondStock;
13. app CSI http://rt.censimk.com/app9092/;
14. http://vn1direct.me;
15. http://vn1direct.me/trading;
16. http://vn1direct.me/login;
Cựu cán bộ lừa xin việc chiếm đoạt nhiều tỷ đồng lĩnh 13 năm tù
Trong thời gian công tác, Hải đưa ra các thông tin gian dối về xin học, xin việc trong lực lượng Công an và xin chuyển công tác cho người có nhu cầu, nhằm qua đó chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Ngày 27/10, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Ngọc Hải (SN 1982, quê Ninh Bình, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 BLHS.
Phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Ngọc Hải.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, từ năm 2015- 2017, Hải công tác tại một cơ quan của huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Hải không có khả năng xin học, xin cho người khác vào làm việc trong lực lượng Công an. Nhưng với mục đích lừa đảo, Hải đã đưa ra thông tin gian dối là bản thân có nhiều quan hệ, có khả năng xin học tại các trường trong lực lượng Công an, hoặc xin chuyển đổi công tác cho những người có nhu cầu.
Tin tưởng điều Hải nói là thật, nhiều người đã nhờ Hải xin việc, xin học. Sau khi nhận tiền, Hải không thực hiện được như đã hứa mà sử dụng vào mục đích cá nhân. Quá thời hạn cam kết, các bị hại truy hỏi và đòi tiền thì Hải mới trả lại hơn 600 triệu đồng cho hai người rồi bỏ trốn.
Một trong số các bị hại là anh Nguyễn Trung Ph (ở huyện Đông Anh, Hà Nội). Khoảng tháng 6/2015, anh Ph quen biết Hải. Hải nói có nhiều mối quan hệ nên có thể xin học cho người có nhu cầu ở các trường trong lực lượng Công an.
Tưởng thật, anh Ph đã nhờ Hải xin cho con trai mình đang theo học hệ dân sự chuyển sang học hệ đào tạo chính quy tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Hải nhận lời và yêu cầu anh Ph phải chi phí 700 triệu đồng.
Anh Ph đã mang tiền và giao tại nhà Hải ở quận Hà Đông (Hà Nội). Sau khi nhận tiền, Hải viết giấy biên nhận. Tuy nhiên, quá thời hạn cam kết, Hải không thực hiện được như đã hứa, cũng không trả lại tiền cho anh Ph mà chiếm đoạt rồi bỏ trốn.
Một bị hại khác là anh Tạ Quang P (công tác tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ). Khoảng tháng 7/2015, anh P quen Hải và được Hải tiết lộ thời điểm tháng 10/2015, sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ thành bộ Hà Nội. Do đó sẽ có thay đổi sắp xếp về nhân sự nên Hải sẽ xin chuyển công tác cho anh P từ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ về Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội. Đổi lại, anh P phải chi phí 650 triệu đồng.
Tin tưởng Hải, anh P đã hai lần chuyển cho Hải 650 triệu đồng như yêu cầu. Nhưng quá thời hạn cam kết, Hải không xin chuyển việc được cho anh P như đã hứa nên anh P đòi lại tiền. Đến nay, Hải mới trả cho anh P 430 triệu đồng.
Ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh Ph và anh P, cũng với thủ đoạn trên, Hải còn lừa đảo nhiều người khác. Viện kiểm sát xác định, tổng số tiền Hải đã chiếm đoạt của nhiều bị hại là hơn 3 tỷ đồng. Số tiền này, Hải mới khắc phục một phần nhỏ. Hiện Hải còn chiếm đoạt hơn 2,4 tỷ đồng. Sau khi phạm tội, Hải bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã từ ngày 15/10/2021.
Tại phiên tòa, bị cáo Hải thừa nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng đã xác định. Bị cáo xin lỗi các bị hại và cho biết, rất hối hận về hành vi mà bị cáo đã gây ra. "Bị cáo phấn đấu, được ghi nhận nhiều thành tích trong thời gian công tác, nhưng chỉ vì vết trượt này mà bị cáo đã mất hết, gia đình ly tán...", Hải trải lòng tại phiên tòa.
Ngoài hành vi phạm tội như trên, Hải khai thêm, bị cáo từng mang một phần tiền của bị hại lên gặp bà H. (cán bộ một cơ quan tại Hà Nội) để nhờ "lo việc", nhưng bà H chỉ nhận tiền chứ không giúp gì. Lời khai của bị cáo Hải cũng được thể hiện trong hồ sơ vụ án. Theo đó, cơ quan điều tra đã thu được một giấy nhận tiền có nội dung "Chị H nhận của Hải 400 triệu đồng để giải quyết công việc".
Cơ quan điều tra tạm tách rút hành vi liên quan đến bà H để tiếp tục làm rõ và xử lý sau.
Tham dự phiên xét xử, các bị hại đều đề nghị HĐXX buộc bị cáo Hải phải trả lại nốt số tiền còn chiếm đoạt của họ. Một bị hại đề nghị HĐXX cho bị cáo Hải hưởng mức án nhẹ, để bị cáo sớm trở về đi làm, lấy tiền trả lại cho bị hại.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo phạt Hải 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo Hải phải bồi thường nốt số tiền 2,4 tỷ đồng còn chiếm đoạt của các bị hại.
Về trường hợp của bà H, HĐXX kiến nghị Viện KSND TP Hà Nội tiếp tục cho điều tra đối với bà H để xử lý theo quy định của pháp luật.
Lại mất tiền sau cuộc gọi giả danh cán bộ công an Công an quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đang đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 14 triệu đồng. Ngày 18/10, Công an Hà Nội cho biết, ngày 15/9, Công an phường Điện Biên tiếp nhận đơn trình báo của anh H (SN 2000; trú tại Ba...