Công an Hà Nội “quét vét” hơn 100 “gái gọi dịch vụ” tại các tụ điểm nóng
Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 100 đối tượng “gái gọi dịch vụ” tại các tụ điểm nóng đã bị lực lượng CATP Hà Nội truy quét, bắt giữ.
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện các “quái xế” đánh võng, lạng lách trên đường, bất chấp nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Những đối tượng này còn được gọi là “người vận chuyển” (dựa tên một bộ phim nổi tiếng của Mỹ), bởi lẽ, chỉ với chiếc xe máy, mỗi đối tượng có thể chở chồng chất từ 4 đến 5 cô gái, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm, phóng như bay trên đường, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Nắm bắt được tình hình, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã, các phòng nghiệp vụ và đặc biệt là 15 tổ công tác 141, cần tăng cường công tác rà soát, bắt giữ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Một nhóm “chân dài” bị bắt trên đường đến tiếp khách tại các quán karaoke
Thực hiện chỉ đạo trên, kể từ ngày 1/11 cho đến nay, chỉ riêng lực lượng 141 đã bắt giữ 32 vụ với hơn 100 đối tượng. Đứng đằng sau các “chân dài” là những “ông trùm” bảo kê dịch vụ, chuyên móc nối với chủ các quán karaoke trên địa bàn thành phố. Do nhu cầu được “vui vẻ” của cánh mày râu mỗi khi đến quán hát nên dịch vụ này trong vài năm trở lại đây bỗng nhiên nở rộ. Khi có khách yêu cầu, “ông trùm” bảo kê sẽ điều các nữ tiếp viên ăn mặc hở hang, phấn son lòe loẹt đến tiếp. Mỗi lần, khách hát sẽ trả cho “tay vịn” 200.000 đồng, trong đó, chủ bảo kê được hưởng 70.000 đồng.
Mỗi lượt phục vụ, các “chân dài” nhận được từ 200.000 đồng – 250.000 đồng từ khách hát.
Mùa đông giá rét song các cô luôn mặc váy ngắn vai trần “phục vụ công việc”
Video đang HOT
Trần Thị T, SN 1990, trú tại Thái Bình chia sẻ: “Em mới làm công việc này được 3 tháng. Bọn em được chủ cho thuê nhà ở với giá 1.500.000đ, tiền ăn thì tự túc. Không biết các nhóm khác thế nào chứ nhóm 5 đứa bọn em ở đây chỉ phải trả tiền thuê nhà, chứ không mất thêm phí nào khác…”.
Cũng theo T và “đồng nghiệp”, công việc này khá nhàn hạ, lại được ăn uống thường xuyên nên các cô chỉ cần học cách uống rượu và chiều lòng khách là có tiền. Trừ các khoản chi phí ăn ở, đi lại, quần áo, phấn son… mỗi tháng, trung bình các cô gái này có thể gửi về gia đình từ 4 triệu đến 5 triệu đồng.
Không ít các nữ tiếp viên dịch vụ này hiện đang là sinh viên theo học một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đa số các “chân dài” này xuất thân từ các tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An… và đều chỉ học hết phổ thông. Tuy nhiên, cũng không ít các nữ tiếp viên hiện đang là sinh viên theo học một số trường đại học có tiếng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tệ nạn này vẫn liên tục tái diễn, cho dù cơ quan chức năng thường xuyên vào cuộc quyết liệt? Trao đổi về vấn đề này, luật sư Đỗ Thái Hán – Trưởng Văn phòng Luật sư Doha cho biết: “Hoạt động của loại hình gái gọi dịch vụ và gái bán dâm về cơ bản có những điểm tương đồng, đều là phục vụ khách làng chơi nhưng ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, về chế tài xử lý thì đều ở mức khá nhẹ là xử phạt hành chính. Do vậy, đây chính là kẽ hở cho các hoạt động dịch vụ trên ngày một nở rộ mà chưa có biện pháp ngăn chặn…”. Hy vọng, trong thời gian tới, các nhà làm luật sẽ nghiên cứu để có những chế tài mạnh hơn nữa, góp phần đẩy lùi tệ nạn, trả lại môi trường trong sạch cho người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Tướng Chung một mình thương thuyết với kẻ bắt cóc như thế nào?
Một mình bước vào căn phòng có 2 con tin đang bị khống chế, chỉ chưa đầy 10 phút đối diện kẻ bắt cóc, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã khuất phục được đối tượng bằng sự thương thuyết khôn khéo của người đứng đầu Công an Hà Nội.
Khoảng 6h15 sáng 16/9, bà Đỗ Thị Ánh Hồng (SN 1966, trú tại phòng 401 nhà E6, khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) xuống cầu thang để ra chợ mua đồ ăn sáng cho hai con gái đi học. Khi đến chiếu nghỉ tầng 3, bà Hồng bất ngờ bị nam thanh niên lạ mặt khống chế, ép quay lên nhà.
Trong nhà bà Hồng lúc ấy ngoài bà Hồng còn có 2 chị gái và 2 con gái bà Hồng. Nam thanh niên cầm dao đe dọa đâm chết những người có mặt trong nhà nếu dám kêu cứu. Bà Hồng van xin tha mạng cho cả gia đình và bảo đối tượng cần thứ gì cứ lấy. Tuy nhiên, nam thanh niên này nói không cần bất cứ thứ gì và chỉ muốn được gặp vợ con.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội, cùng cán bộ Công an Hà Nội đưa đối tượng Bình (X) về trụ sở công an.
Bà Hồng hỏi về gia cảnh thì nam thanh niên này bắt bà Hồng phải đi gặp một phụ nữ tên là Bé, ở tầng 3, nhà H7 Thanh Xuân Bắc vì bà Bé biết rõ hiện vợ con anh ta đang ở đâu.
Khi bà Hồng vừa đi khỏi, đối tượng tiếp tục đe dọa, bắt bà Hạnh phải ra khóa trái cửa lại, không cho bất cứ một ai ra vào nhà. Lợi dụng lúc này, bà Hạnh đã bỏ chạy xuống cầu thang. Bực tức vì con tin chạy mất, nam thanh niên lấy dây trói 2 cháu gái con bà Hồng và liên tục dọa giết bà Hương.
Ngay sau khi nhận được tin báo, CATP Hà Nội đã điều động các lực lượng nghiệp vụ tới hiện trường, triển khai các phương án giải cứu với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng cho con tin. Đối tượng nhanh chóng được xác định là Trần Thanh Bình (SN 1986, ở Uông Bí, Quảng Ninh).
Qua thương thuyết, lực lượng chức năng đã vận động đối tượng Bình thả 1 trong 2 cháu bé bị giữ trong nhà. Lúc này, Bình khống chế bà Đỗ Thị Mai Hương (SN 1960, chị gái bà Hồng) và cháu Phạm Đỗ Tùng Lam (SN 2002, con gái bà Hồng).
Đối tượng Trần Thanh Bình.
Một quãng thời gian dài sau đó, lực lượng công an bất thành trong việc thương thuyết, vận động đối tượng. Đến khoảng 9h45, Trần Thanh Bình yêu cầu được gặp người đứng đầu Công an Hà Nội.
Theo thông tin từ Đại tá Dương Văn Giáp - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CATP Hà Nội) - sáng cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung khai giảng một lớp về an ninh, quốc phòng nhưng cũng nắm rõ vụ việc qua báo cáo của các đơn vị nghiệp vụ tại hiện trường. Trực tiếp Thiếu tướng Chung dùng điện thoại của mình gọi vào số điện thoại của bà Hương, để bà Hương chuyển máy cho đối tượng Bình nói chuyện.
Phải đến cuộc gọi thứ 4, đối tượng Bình mới đồng ý gặp Thiếu tướng Chung nhưng với điều kiện người đứng đầu Công an Hà Nội phải đi một mình.
Có mặt tại hiện trường, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung yêu cầu các lực lượng đang ở ngoài hiện trường giãn và rút bớt ra bên ngoài. Một mình Thiếu tướng Chung đi cầu thang bộ lên tầng 4. Bà Đỗ Thị Mai Hương được Trần Thanh Bình yêu cầu ra mở cửa cho một mình Thiếu tướng Chung vào nhà.
Đối diện với kẻ bắt cóc, Giám đốc Công an Hà Nội đã giải thích cho Bình biết hành vi của mình đang làm là vi phạm pháp luật. Nếu chấp nhận thả các con tin, ra làm việc với cơ quan công an, Bình sẽ được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Trần Thanh Bình yêu cầu được gặp vợ con rồi mới ra đầu hàng nhưng Tướng Chung cương quyết yêu cầu đối tượng chấp hành lời kêu gọi buông hung khí. Với tư cách Giám đốc CATP Hà Nội, Thiếu tướng Chung đảm bảo sẽ cho Bình gặp vợ con khi về cơ quan công an.
Trong chưa đầy 10 phút, Trần Thanh Bình đã bị khuất phục bởi sự thương thuyết khôn khéo của người đứng đầu Công an Hà Nội. Bình chấp thuận đi theo Tướng Chung xuống tầng 1 và được đưa lên chính chiếc xe của Giám đốc CATP Hà Nội chạy về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự (số 7 Thiền Quang).
Cũng theo thông tin từ Đại tá Dương Văn Giáp, trên xe dẫn đối tượng về trụ sở công an, Thiếu tướng Chung đã động viên, hỏi vì sao Bình bỏ nhà đi. Bình nói do bức xúc vì đi làm mãi mà không được đi học, chỉ được làm bảo vệ. Trong khi đó, Bình nợ nần nhiều, nên bỏ nhà đi. Trước khi đi, Bình nhắn vợ là đi kiếm tiền trả nợ tiếp, mỗi tháng phải trả hơn 10 triệu đồng.
Tiến Nguyên
Theo dantri
Công an TP Hà Nội tri ân những người có công Chiều nay, 19-7, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Bí Thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội đã đến thăm và tặng quà 2 gia đình là thân nhân các đồng chí thương binh, liệt sỹ nhân dịp kỉ niệm 67 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ 27-7. Thăm và tặng quà gia đình mẹ Liệt sỹ Trần Chí Thanh, đồng chí Giám...