Công an Hà Nội kiến nghị chấm dứt việc “xẻ thịt” gầm đường cao tốc trên cao
Thực hiện ý kiến của UBND TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành rà soát tình trạng “xẻ thịt” gầm đường cao tốc do báo Dân trí phản ánh. Dựa trên kết quả kiểm tra, Công an Thành phố kiến nghị chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc.
Công an TP. Hà Nội xác định có hàng trăm nghìn m2 gầm đường cao tốc bị “xẻ thịt”
Báo cáo số 298/BC-CAHN-PV11 gửi UBND TP. Hà Nội đề ngày 13/3/2013, do Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ký nêu rõ: “Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc kiểm tra nội dung báo Dân trí điện tử đăng ngày 27/2/2013 với nội dung “ Vụ “xẻ thịt” gầm cầu đường cao tốc trên cao: Trách nhiệm bị “đánh võng“, Công an TP. Hà Nội xin báo cáo kết quả như sau:
Về thực trạng, gầm đường cao tốc trên cao đoạn Nguyễn Xiển – Hoàng Liệt – Pháp Vân hiện đang có 193 khoang với tổng diện tích là 193.853m2 do Xí nghiệp Khai thác điểm đỗ xe 6 thuộc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý, khai thác, thực trạng như sau: Hầu hết các khoang được rào, chắn bằng lưới thép, một số khoang rào, chắn bằng tôn; Có 10 khoang (mỗi khoang 350m2) sử dụng để làm nhà xưởng, kho, bãi xe; Các khoang còn lại được sử dụng để trông giữ phương tiện (xe ôtô khách, ôtô tải, xe gắn máy).
Giám đốc Công an TP. Hà Nội kiến nghị chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc
Công ty Khai thác điểm đỗ có công văn số 73/BC-DDX ngày 6/3/2013 gửi Công an Thành phố báo cáo về “Cơ sở pháp lý” của việc khai thác, sử dụng trông giữ phương tiện tại gầm cầu vượt Pháp Vân – Thanh Trì (đoạn Linh Đàm – Nguyễn Xiển). Theo đó, có 8 văn bản làm căn cứ pháp lý để Công ty khai thác, sử dụng.
Công an TP. Hà Nội nhận thấy, việc trông giữ phương tiện và sử dụng vào các mục đích khác nêu trên đều không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, mà chỉ có các công văn về việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý. Trong đó, có Quyết định số 513/QĐ-GTVT ngày 20/5/2011 của Giám đốc Sở GTVT giao cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe tiếp nhận, quản lý; chỉ được sử dụng vào mục đích trông giữ xe ôtô, xe máy trong thời hạn 1 năm, không được thực hiện các dịch vụ khác (lập trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe, hàng quán…); nộp lệ phí sử dụng theo quy định.
Những khoang gầm cầu đoạn Pháp Vân trở thành nơi trung chuyển hàng hóa
Video đang HOT
Một số khoang không được sử dụng trông giữ phương tiện mà sử dụng làm bãi đỗ xe để trung chuyển hàng hóa, hoặc sửa chữa xe ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, gây lộn xộn về trật tự đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.
Có dấu hiệu Xí nghiệp Khai thác điểm đỗ xe 6 giao một số khoang cho cá nhân khai thác, sử dụng.
Sau khi rà soát thực trạng, Công an TP. Hà Nội kiến nghị: Căn cứ khoản 11, Điều 10, Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18/5/2011, của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Trường hợp sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được UBND cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên cao do địa phương quản lý, Bộ GTVT quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh. Sở GTVT là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức sử dụng gầm cầu đường bộ trong khu đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời. Bãi đỗ xe tạm thời phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định”.
Trưởng Ban Bạn đọc, TKTS Vũ Văn Tiến (bìa trái) trao đổi với ông Nguyễn
Văn Thịnh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội về tình trạng
“xẻ thịt” gầm đường cao tốc trên cao
Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, mỹ quan đô thị, Công an Thành phố kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo: Chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc đoạn Nguyễn Xiển – Hoàng Liệt – Pháp Vân để làm bãi đỗ xe trung chuyển hàng hóa hoặc sửa chữa ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, trông giữ phương tiện và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Giao cho các đơn vị chức năng trồng cỏ, trồng hoa để đảm bảo an toàn cho cầu, đường và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị Thành phố. Nếu UBND Thành phố đồng ý cho phép sử dụng gầm đường bộ làm bãi đỗ xe tạm thời thì đề nghị UBND Thành phố ra quyết định để đảm bảo tính pháp lý cho đơn vị sử dụng.
Công an TP. Hà Nội kiến nghị dành diện tích gầm đường cao tốc để trồng hoa
Giao cho các ngành chức năng: Công an Thành phố, Sở Tài chính, Cục thuế kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế; sử dụng vé trông giữ xe, phương tiện; chấp hành quy định của UBND Thành phố về phí, lệ phí của Xí nghiệp khai thác điểm đỗ số 6″.
Sở GTVT Hà Nội vẫn bỏ “ngoài tai” chỉ đạo của cấp trên
Liên quan đến vụ việc này, nội dung văn bản số 788/VP-QHXDGT ngày 4/3/2013, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố về việc kiểm tra việc trông giữ xe tại gầm cầu vượt Pháp Vân – cầu Thanh Trì còn gửi Sở GTVT chủ trì, đề xuất phương án giải quyết, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 6/3/2013. Tuy nhiên, cho đến nay (ngày 22/3/2013) UBND Thành phố vẫn chưa nhận được báo cáo của đơn vị này.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
"Sát thủ" asen và bài toán loại trừ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện 21% dân số Việt Nam đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép do cấu trúc địa chất khiến nhiều vùng trong cả nước có nguồn nước ngầm nhiễm asen. Kangaroo đã chia sẻ về biện pháp xử lý loại độc tố này.
Vụ phát hiện nguồn nước nhiễm asen khiến không ít người Hà Nội ăn ngủ không yên vào năm ngoái
Các báo cáo trên thế giới đã chỉ các nguyên nhân khiến nước nhiễm asen có thể từ cấu trúc địa lý tự nhiên như các khoáng vật chứa sắt và Mangan trong đất đá, than bùn hoặc bùn sét phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Một nguyên nhân khác có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước. Thạch tín từ đá tan vào các mạch nước ngầm. Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm asen. Đối với nước cấp (tức là nước ngầm đã qua xử lý tại các nhà máy nước), sau khi lấy hàng ngàn mẫu về xét nghiệm đã cho thấy thấy nước cấp từ các nhà máy Hạ Đình, Pháp Vân, Yên Phụ có lượng asen vượt mức cho phép tương đối rõ, đều cao hơn tỉ lệ 0,01mg/lít (ba nhà máy được xếp theo thứ tự có hàm lượng asen từ cao xuống thấp).
Cũng vì cấu trúc địa chất, mật độ nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam. Vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có khu vực phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương... là những vùng nhiễm nghiêm trọng nhất. Ở ĐBSCL, nhiều tỉnh cũng bị nhiễm asen với nồng độ cao, như Đồng Tháp, An Giang.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hồng Côn (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQGHà Nội) nói trên VOV vào năm ngoái, tính riêng trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát từ những năm 2000 của trường này cho thấy nguồn nước ngầm ở Hà Nội đều nhiễm asen với mức độ khác nhau. Mức độ nhiễm giảm dần theo độ tuổi và độ sâu của tầng nước, mạch nước càng nông thì độ nhiễm càng cao. Khác với các chất ô nhiễm khác, asen không tạo mùi, màu, vị khác biệt trong nước, nên mức độ ô nhiễm khó bị phát hiện và vì thế mối nguy hại càng được nhân lên. Giới khoa học gọi asen là "sát thủ thầm lặng".
Việc nhiễm asen có thể gây 19 bệnh nguy hiểm, tác động các cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản... và cả gây ung thư, nhất là ung thư da. Theo nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, có 4,6% dân cư bị rối loạn sắc tố da, 32% bị rối loạn vận mạch, 32% có biểu hiện bệnh lý thai sản (nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sảy thai...), 4% xuất hiện khối u tại những gia đình có sử dụng nước uống nhiễm độc asen từ 3 năm trở lên.
Nhận thức được sự nguy hại của asen trong nước, người dân sử dụng nguồn nước giếng tự nhiên ở nhiều vùng đã có một số phương pháp thủ công để tìm cách loại trừ asen như sử dụng giàn mưa, bồn lắng, bể lọc... Nhưng cần có sự đo lường cụ thể chất lượng nước sau xử lý thủ công, mới có thể khẳng định hiệu quả của các phương pháp này.
Ngay cả đối với các khu chung cư hiện đại như Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình, Đại Từ, những năm trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều trường hợp nước tại các trung cư nhiễm bẩn, vẩn đục, ô nhiễm. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các nguồn nước này đều trong tình trạng ô nhiễm, không đảm bảo cho sinh hoạt thường ngày.
Nhiều hộ gia đình trang bị các thiết bị lọc cá nhân để loại trừ mối lo asen
Đến nay, việc xử lý asen trong nguồn nước trên diện rộng vẫn còn là chuyện đau đầu của giới môi trường, đồng nghĩa với việc mối lo lắng của người dân về "sát thủ thầm lặng" này chưa dừng lại. Đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi nhu cầu sống tiện nghi và an toàn cao hơn, cũng là nơi diện tích sinh hoạt không cho phép áp dụng các biện pháp thủ công loại trừ asen, thì mối lo và nhu cầu về một giải pháp hiện đại, triệt để cũng rõ rệt hơn. Băn khoăn thường gặp nhất, là liệu chiếc máy lọc nước trong các gia đình có thể giúp loại trừ asen?
Trao đổi với phóng viên, Ông Đỗ Phú Hải, giám đốc kỹ thuật hãng sản xuất máy lọc nước uy tín trên thị trường, cho hay, asen là nguyên tố khá "cứng đầu" nhưng không phải là không có cách điều trị. Các loại máy lọc RO hiện đang lưu hành của Kangaroo đã được cơ quan y tế chứng nhận loại trừ được asen và tạo ra sản phẩm nước an toàn cho người sử dụng.
Ông Hải cũng tiết lộ thêm, sau nhiều nghiên cứu, thí nghiệm thực tế ở các nguồn nước khác nhau, Kangaroo đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước nhiễm nặng loại độc tố này, đồng thời bổ sung các chất chiết xuất từ vật liệu quý từ thiên nhiên để tạo ra sản phẩm nước tinh khiết và phù hợp nhất với cơ thể người.
Theo Dantri
"Mắt thần" trên đường phố Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai thí điểm xử lý vi phạm giao thông bằng hình ảnh trên quốc lộ, những kết quả đạt được hết sức bất ngờ. Không chỉ "giữ sức" cho CSGT, hình thức xử lý này góp phần đáng kể nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Việc lắp đặt camera giám sát, xử...