Công an Hà Nội đã tạo niềm tin cho nhân dân
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhận xét như vậy, tại hội nghị kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm 10 tháng qua trên địa bàn TP Hà Nội, tổ chức chiều 21-10.
Công an Hà Nội luyện tập trấn áp tội phạm, sẵn sàng trước mọi tình huống
Tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội đã trình bày báo cáo chi tiết tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm 10 tháng qua trên địa bàn Thủ đô. Số vụ trọng án giảm trên 15% so với cùng kỳ năm 2012; số vụ phạm pháp hình sự, nhất là trọng án do đối tượng là người tỉnh ngoài gây ra chiếm tỷ lệ cao. Tội phạm tham nhũng gây hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, tội phạm buôn lậu diễn biến phức tạp, tội phạm sử dụng công nghệ cao có nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, khó phát hiện hơn trước…
Phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan hình thành các loại tội phạm, đồng chí Giám đốc CATP Hà Nội nêu rõ, với vai trò là nòng cốt, chủ công, trong 10 tháng qua, CATP đã tập trung chỉ đạo lực lượng Công an các cấp triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp để chủ động nắm chắc tình hình, tập trung đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo ANTT địa bàn Thủ đô. Tỷ lệ khám phá phạm pháp hình sự đạt trên 73%; phát hiện, xử lý trên 1.700 vụ – gần 2.000 đối tượng vi phạm về kinh tế; đã thụ lý điều tra 40 vụ – 99 bị can phạm các tội về tham nhũng; phát hiện, điều tra, khám phá hơn 3.200 vụ với 4.100 đối tượng phạm tội về ma túy… TNGT giảm cả 3 tiêu chí; hơn 635.000 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý, phạt hành chính hơn 213 tỷ đồng…
Video đang HOT
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp, nhận xét của lãnh đạo Bộ Công an, UBND TP đối với báo cáo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, biểu dương Hà Nội: “Cơ bản làm tốt công tác đảm bảo ANTT”. Nhấn mạnh: “Dân tin hay không là phải giữ vững ổn định ANTT”, đồng chí Phó Thủ tướng yêu cầu, phòng chống tội phạm là công tác thường xuyên, liên tục, cần được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, UBND TP.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các mục tiêu, sự kiện tại Hà Nội được bảo vệ an toàn, giữ vững ổn định chính trị xã hội, góp phần tích cực phát triển Thủ đô là nhờ “có sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của CATP”. Ghi nhận công tác ATGT được đảm bảo, ùn tắc được giải quyết cơ bản, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt cao, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hà Nội về công tác chuyển hóa địa bàn, xử lý tin báo tội phạm. Trong đó, Công an Hà Nội đã phát huy vai trò nòng cốt, tạo niềm tin trong nhân dân.
Chỉ ra một số tồn tại đối với Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đó là Thành ủy, UBND TP cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức thực hiện các chỉ đạo của trung ương về phòng, chống tội phạm, với tinh thần sẽ phải xử lý nghiêm lãnh đạo nơi nào để tội phạm lộng hành. Đồng chí Phó Thủ tướng gợi mở, Hà Nội cần huy động hơn nữa các lực lượng tham gia giữ gìn ANTT; tăng cường công tác cảm hóa giáo dục người lầm lỗi, chấp hành xong án phạt tù tại cộng đồng, coi trọng phương châm phòng ngừa là chính. Ưu tiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phòng chống tội phạm, đồng chí Phó Thủ tướng đề nghị UBND TP cần có nguồn kinh phí đầu tư cho lực lượng vũ trang phòng chống tội phạm để hiện đại hóa trang thiết bị, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Đối với CATP, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tập trung điều tra, khám phá, triệt phá các băng nhóm tội phạm; tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; phát động thu hồi vũ khí vật liệu nổ; tăng cường quản lý địa bàn, đối tượng, phát hiện nguy cơ tội phạm. Và trước mắt, là mở đợt cao điểm tấn công tội phạm dịp trước Tết đang đến gần.
Hoàng Quân
Theo ANTD
Tội phạm ở TP.HCM: Có dáng dấp của Năm Cam
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã phát biểu như vậy trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống tội phạm.
Vũ khí "nóng", hung khí thu giữ được của các băng nhóm tại TP.HCM - Ảnh: Đàm Huy
Thiếu tướng Phan Anh Minh bày tỏ lo ngại về mối nguy từ các băng nhóm tội phạm ở phía bắc vào TP.HCM tranh giành quyền lợi từ các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm như: karaoke, quán bar, vũ trường... "Các băng nhóm tội phạm có tổ chức này hoạt động có dáng dấp như thời Năm Cam trước đây, trong đó chủ yếu là các đối tượng từ phía bắc. Các băng nhóm này không chỉ thanh toán nhau bằng dao, mã tấu mà có cả thủ đoạn tạt a xít để giải quyết mâu thuẫn, triệt hạ đối thủ", thiếu tướng Minh nhận định.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cũng lo ngại khi trên địa bàn TP.HCM tội phạm bạo lực gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu xã hội đen, từng xảy ra các băng nhóm lớn thanh toán nhau để tranh giành địa bàn... Theo thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an, "vừa rồi Bộ cũng đã tập trung triệt phá, rất nhiều băng nhóm, hoạt động theo tính chất xã hội đen".
"Đánh đấm làm sao để ngăn chặn được tội phạm"
Ghi nhận những nỗ lực của Công an TP.HCM về công tác phòng chống tội phạm thời gian qua, nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng "nếu nhìn vào số liệu về tình hình tội phạm thì chưa vui lắm". "Mà tôi cũng nói với các đồng chí rằng, Quốc hội sắp họp tới đây rất quan tâm đến việc chúng ta chống tội phạm như thế nào, chúng ta "đánh đấm" làm sao để ngăn chặn được tội phạm, làm sao ngăn chặn được nạn cướp giật xảy ra ở TP này. Người ta quan tâm đến cái cụ thể như thế chứ. Kinh tế - xã hội quan trọng nhưng đời sống tinh thần, vật chất và tính mạng của người dân cũng quan trọng lắm các đồng chí à. Chúng ta phải làm, phải chiến đấu thôi", Phó thủ tướng nói, đồng thời chỉ đạo nơi nào tội phạm lộng hành thì nơi đó phải "tính sổ" người đứng đầu. Phó thủ tướng lưu ý lực lượng công an không được bảo kê, dung túng cho tội phạm; phải quyết liệt, đồng bộ để TP.HCM không phải là "túi đựng các loại tội phạm".
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng kiên quyết chỉ đạo: "Tới đây phải tập trung rà soát lại toàn bộ các hoạt động có tính chất tổ chức, có băng, có ổ nhóm".
Nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng Ngày 15/10, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam". Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 10 tỉnh thành trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang và Bình Phước. Tính riêng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân. Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện đến 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ... Đối tượng xâm hại của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (từ 16 - 25 tuổi) ở nông thôn, vùng sâu vùng xa biên giới, có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo. Nạn mua bán người còn hình thành các đường dây tổ chức mua bán bào thai, trẻ sơ sinh tại các bệnh viện ở TP.HCM với giá 30 - 50 triệu đồng/trẻ...
Theo Xahoi
Vụ Tổng Giám đốc đánh nhân viên sân golf: Thành lập Hội đồng xem xét kỷ luật Chiều qua, 27-9, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND TP Hà Nội cho biết, Sở Nội vụ Hà Nội đã có báo cáo đề xuất gửi UBND TP xung quanh việc một số cơ quan báo chí đưa tin hành vi của ông Nguyễn Đức Sơn - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một...