Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng ‘bình ổn’
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế ( Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.
Sớm nhận định dấu hiệu bất thường
Với nhiệm vụ là cơ quan tham mưu đảm bảo an toàn cho nền kinh tế của Thủ đô, khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước thông qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC bán vàng miếng SJC cho người dân, Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội đã dự báo những nguy cơ về an ninh trật tự, an ninh tiền tệ có thể xảy ra trên địa bàn Thủ đô.
Trong đó, có thể có nhóm đối tượng được hưởng lợi về chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế hoặc các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng danh nghĩa cá nhân để mua vàng SJC số lượng lớn.
Các đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh vàng bạc phát hiện có sai phạm. Ảnh: CACC
Ngày 7/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị Công an TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan xác minh việc lan truyền thông tin ngân hàng thiếu vàng để bán; tại nhiều điểm bán vàng có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn cho thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.
Đồng thời, đề nghị triển khai các giải pháp phối hợp đảm bảo an ninh tại các địa điểm bán vàng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, hạn chế tình trạng các đối tượng có dụng ý xấu thuê người xếp hàng mua gom vàng, gây mất an ninh trật tự.
Xuất hiện nhiều nhóm đối tượng xếp hàng thuê mua vàng ‘bình ổn’
Qua quá trình trinh sát, xác minh làm rõ, tổ công tác của Phòng An ninh kinh tế đã xác định một số đối tượng có biểu hiện thuê người xếp hàng mua vàng tại một số chi nhánh ngân hàng Vietcombank, Agribank… được giao bán vàng “bình ổn” trên địa bàn Hà Nội.
Video đang HOT
Vàng SJC được bán cho các cơ sở kinh doanh vàng bạc không có giấy phép với giá chênh lệch cao hơn so với ngân hàng thương mại Nhà nước bán. Ảnh: CACC
Bước đầu xác định có khoảng 4- 5 nhóm riêng biệt và trong mỗi nhóm có một đối tượng đứng ra gom vàng sau khi số khách hàng (nghi vấn được thuê) giao dịch mua vàng xong với ngân hàng.
Các nhóm này đều hoạt động theo phương thức chuyển khoản tiền trước cho thành viên trong nhóm, sau khi lấy được số xếp hàng sẽ chờ đến lượt để giao dịch mua vàng.
Sau khi nhận được vàng từ ngân hàng, số người mua sẽ tập trung giao vàng cho đối tượng chính. Một số đối tượng di chuyển sang các điểm khác để tiếp tục xếp hàng mua vàng.
Theo dõi di biến động của các đối tượng chính, các trinh sát xác định điểm đến là các cơ sở kinh doanh vàng bạc.
Điển hình như cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H. trên địa bàn phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do bà Đ.T.T. làm chủ đã có 4 người đi xếp hàng mua vàng.
Ngoài chồng bà T. còn có 3 cá nhân khác đi xếp hàng mua vàng tại các ngân hàng thương mại Nhà nước. Tại các điểm bán vàng, 3 cá nhân này đã mua được 4 lượng vàng, sau đó di chuyển về cửa hàng B.T.T.H. Xác minh ban đầu xác định các cá nhân liên quan đến cửa hàng này đã xếp hàng mua tổng cộng 14 lượng vàng SJC.
Ngày 17/6, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an TP, Phòng An ninh kinh tế đã phối hợp Cục Quản lý thị trường Hà Nội thành lập 3 tổ công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật hoạt động mua, bán vàng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trên địa bàn TP Hà Nội.
Kiểm tra tại cửa hàng B.T.T.H. phát hiện chồng của bà T. đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ 1 cá nhân với giá 81 triệu đồng/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản, không có hoá đơn chứng từ. Cửa hàng kinh doanh vàng bạc B.T.T.H. không được cấp phép mua bán vàng miếng SJC.
Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ đối với một số mặt hàng trang sức mỹ nghệ đang được bày bán. Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính đối với 1 lượng vàng SJC, 232 chiếc nhẫn trang sức màu vàng và 48 chiếc nhẫn trang sức màu trắng.
Tại phố Hà Trung, tổ công tác số 3 Phòng An ninh kinh tế và Cục Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra tại Công ty TNHH MTV kinh doanh vàng bạc T.L. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện công ty này đang thực hiện mua 1 lượng vàng SJC từ một cá nhân với giá 81 triệu đồng/lượng, thanh toán theo hình thức chuyển khoản. Tổ kiểm tra đã lập biên bản và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính.
“Vụ việc mua vàng với giá cao hơn ngân hàng bán ra cho thấy đã có hiện tượng người kinh doanh cửa hàng vàng bạc sẵn sàng chi tiền chênh lệch để mua được vàng miếng SJC, đi ngược với quan điểm bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước” – Trung tá Nguyễn Đắc Tài, Đội trưởng Đội An ninh tiền tệ Phòng An ninh kinh tế nhìn nhận.
Hầu hết các cơ sở này đều không được cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng SJC, ngoại tệ nhưng luôn sẵn sàng mua vàng miếng SJC với giá cao để tích trữ, sau đó bán ra với giá cao hơn, gây bất ổn thị trường vàng.
Trong thời gian tới, Phòng An ninh kinh tế sẽ tiếp tục nắm thông tin về tình hình thị trường vàng, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Cục Quản lý thị trường kiểm tra các điểm giao dịch vàng, ngoại hối trên địa bàn thành phố, đưa ra những dự báo sát thực tiễn, qua đó, tham mưu các cấp có những giải pháp bình ổn thị trường vàng.
30 lô sầu riêng xuất đi Trung Quốc bị cảnh báo, yêu cầu điều tra nguyên nhân
Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk, Hà Nội và các doanh nghiệp, cơ quan liên quan thực hiện truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo.
Văn bản gửi đi nêu rõ, Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của quốc gia này.
Theo yêu cầu của GACC và quy định của Việt Nam về truy xuất an toàn thực phẩm đối với các lô hàng bị cảnh báo, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các doanh nghiệp có lô hàng vi phạm phải tuân thủ các nội dung quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
Xuất khẩu sầu riêng được kỳ vọng mang về 3 tỷ USD trong năm 2024
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp (cung cấp hợp đồng thu gom lô hàng, danh sách cơ sở thu gom, vườn trồng cung cấp lô hàng, danh mục thuốc BVTV và phân bón đã sử dụng tại vườn trồng cung cấp lô hàng);
Tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm. Sau đó, gửi báo cáo kết quả về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 1/4/2024.
Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Sở NN&PTNT các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk và TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo.
Cùng với đó, thẩm tra báo cáo về nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo và biện pháp khắc phục của doanh nghiệp; rà soát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có lô hàng bị cảnh báo theo quy định của pháp luật.
Báo cáo kết quả kèm hồ sơ liên quan phải gửi về Cục Bảo vệ thực vật để có cơ sở phản hồi tới GACC trước ngày 3/4/2024, tránh việc nước nhập khẩu có các kết luận ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản.
Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng sầu riêng Việt Nam. Trong năm 2023, Trung Quốc đã chi 2,1 tỷ USD để mua 493.000 tấn sầu riêng của Việt Nam, tăng 1.036% về trị giá và tăng 1.107% về lượng so với năm 2022.
Thị phần sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ 5% năm 2022 tăng mạnh lên 34,6% năm 2023. Giá sầu riêng nhập khẩu trung bình từ Việt Nam đạt 4.332,2 USD/tấn.
Sầu riêng cũng trở thành trái cây tỷ USD của Việt Nam. Xuất khẩu sầu riêng của nước ta cũng được kỳ vọng sẽ thu về 3 tỷ USD trong năm nay.
Liên quan các gói thầu của AIC, kỷ luật Đảng ủy Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận Ngày 21.3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận có thông báo về việc thi hành kỷ luật Đảng ủy Sở GD-ĐT và đề nghị kỷ luật 2 cựu giám đốc sở này do liên quan đến gói thầu mua sắm của AIC. Tại kỳ họp thứ 34 và 35 của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bình Thuận, diễn ra...