Công an Hà Nội ‘căng mình’ trong cao điểm 30 ngày đêm cấp CCCD gắn chip
Để phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như hoàn thành mục tiêu cấp CCCD gắn chip trước ngày 31/8, Công an tại nhiều địa phương ở Hà Nội tăng cường quân số, làm việc từ 7 giờ sáng đến 22 giờ tối hàng ngày.
Trường hợp người dân khó khăn trong việc đi lại đều được cán bộ Công an phường đến tận nhà hỗ trợ.
Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa ban hành mệnh lệnh số 01, nhằm triển khai đợt cao điểm cấp thẻ CCCD gắn chip (CCCD) trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 25/8 và xong trước ngày 31/8/2022.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, từ ngày 25/7 đến nay, tại một số điểm cấp CCCD gắn chip trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân…, lực lượng Công an đã thực hiện 3 ca làm việc từ 7 giờ đến 22 giờ đêm để hoàn thành mục tiêu.
Công an phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) lấy dấu vân tay làm CCCD gắn chip cho người dân.
Tại điểm cấp CCCD của Công an phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), từ 19 giờ, đã có rất đông công dân trên địa bàn tới làm thủ tục. Anh Nguyễn Lê H. (sinh năm 1988, trú tại ngõ 5 Hoàng Quốc Việt) không nghĩ thời gian làm thủ tục lại diễn ra nhanh chóng đến vậy, chỉ mất khoảng 20 phút tính cả thời gian chờ đợi là đã có thể cầm giấy hẹn ra về, chờ ngày trả kết quả.
Theo anh Nguyễn Lê H., cuối năm 2022, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực sử dụng, Việc tích hợp thông tin của sổ hộ khẩu vào thẻ CCCD gắn chip điện tử sẽ giúp cho các thủ tục hành chính sau này thuận tiện hơn, hạn chế đi lại nhiều lần.
Bà Trương Thị Huyền Ngọc (sinh năm 1985, trú tại đường Lạc Long Quân ) cho biết: “Tôi và gia đình bận công việc suốt tuần, nên rất mừng khi Công an phường mở điểm tiếp nhận làm CCCD gắn chíp vào buổi tối, kể cả hai ngày cuối tuần. Được giải thích qua công tác tuyên tuyền của tổ dân phố, tôi mới nhận biết được nhiều lợi ích của CCCD mới cũng như sự thuận lợi khi dùng tài khoản Định danh điện tử”
Chia sẻ về quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong đợt cao điểm này, Trưởng Công an phường Nghĩa Đô cho biết: “Chúng tôi chia làm 3 ca mỗi ngày, mỗi ca có 5 cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm thủ tục tại phường. Việc trao đổi nghiệp vụ sử dụng thiết bị, công nghệ thông tin được tiến hành thường xuyên, để anh em chiến sĩ kịp thời cấp CCCD gắn chíp cho người dân một nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn”.
Theo Trưởng Công an phường Nghĩa Đô, trong đợt cao điểm này, bên cạnh việc cấp CCCD gắn chíp, cán bộ phường cũng tăng cường hướng dẫn người dân mở tài khoản Định danh điện tử (ĐDĐT). Mặc dù quy định làm việc đến 22 giờ đêm, nhưng có những ngày đơn vị hoạt động qua 23 giờ, thậm chí chờ đến khi hết công dân thì cán bộ phường mới ra về. “Mọi người đều cảm thông, chia sẻ công việc với nhau, bữa cơm của anh em cán bộ chiến sĩ cũng vội vàng, tất cả đều vì mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có CCCD gắn chíp”.
21 giờ đêm 28/7, cán bộ Công an phường Nghĩa Đô vẫn tận tình phục vụ người dân làm thủ tục cấp đổi CCCD gắn chip.
Video đang HOT
Thiết bị lấy dấu vân tay hiện đại được Bộ Công an trang bị cho các đơn vị nghiệp vụ.
Không khí làm việc khẩn trương để cấp CCCD cho người dân.
Quy trình chờ cấp đổi CCCD gắn chip diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Trong đợt cao điểm cấp CCCD gắn chip, người dân được hướng dẫn mở tài khoản định danh điện tử.
22 giờ đêm, vẫn còn rất đông người dân đến chờ làm thủ tục.
Tại điểm cấp CCCD gắn chip của Công an phường Cống Vị (quận Ba Đình), Đại úy Nguyễn Ngọc Hiếu, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát khu vực cho biết, Công an phường đã huy động 100% quân số và các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nhân dân. “Nếu tính cả các tổ cấp CCCD lưu động, thì chúng tôi dự kiến 1 ngày có thể cấp được gần 200 thẻ cho người dân”.
Theo Đại uý Nguyễn Ngọc Hiếu, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt của Công an TP Hà Nội và Công an quận Ba Đình, nhất là sự đồng tình của người dân đã giúp quá trình thu nhận hồ sơ cấp CCCD trên địa bàn thuận lợi, số hồ sơ làm CCCD thu nhận tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, vì lý do bận công việc nên một số ít người dân chưa sắp xếp được thời gian, dẫn đến khó khăn trong bố trí lực lượng đảm bảo thu nhận hồ sơ. Cũng có những trường hợp người dân có hộ khẩu trên địa bàn phường nhưng trong các đợt trước chưa kịp làm thủ tục vì công tác ở tại một tỉnh khác, lần này đã về để làm thủ tục chuyển CCCD gắn chip.
Tại phường Cống Vị, tổ cấp CCCD lưu động dự kiến 1 ngày cấp được gần 200 trường hợp.
Theo Công an TP Hà Nội, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực ngày 31/12, do đó CCCD gắn chip được tích hợp các thông tin sẽ là giấy tờ để công dân thực hiện giao dịch.
Tại Công an phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân), cũng ghi nhận rất đông lượng người dân đến làm thủ tục cấp đổi CCCD gắn chip. Lãnh đạo Công an phường cho biết, công tác tuyên truyền đã được phổ biến rộng rãi đến nhân dân về thời gian, địa điểm; đồng thời, Cảnh sát khu vực đã gửi giấy mời đến các hộ gia đình; hướng dẫn chu đáo, áp dụng hệ thống mạng xã hội như Zalo, Facebook để truyền tải nhanh nhất thông tin đến người dân, giúp quá trình làm thủ tục cấp CCCD được nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
Để phục vụ tốt nhất cho người dân cũng như hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/8, Trung tá Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính Công an quận Thanh Xuân cho biết: “Công an quận đã tổ chức 3 bộ máy đi 3 điểm thu lưu động trong toàn quận, mỗi máy đạt 300 hồ sơ/ngày. Trường hợp nào khó khăn trong việc đi lại chúng tôi cũng phối hợp đến tận nhà vận động tuyên truyền và cấp tại nhà cho công dân”.
Liên quan đến đợt cao điểm này, Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu lập danh sách đối với các trường hợp không thể thu nhận do các yếu tố khách quan như đang chấp hành án phạt tù; chết; chuyển hộ khẩu về tỉnh/ thành phố khác; có hộ khẩu thường trú nhưng đã xuất ngoại; vắng mặt tại địa phương không rõ nơi đến; vắng mặt tại địa phương nhưng rõ địa chỉ nơi đến tại tỉnh/ thành phố khác, bị sai cấu trúc số định danh cá nhân chờ hủy/ xác lập lại số định danh cá nhân; thôi quốc tịch; điều trị bệnh tâm thần, đao, liệt…
Công an quận Thanh Xuân đã tổ chức 3 bộ máy đi 3 điểm thu lưu động, mỗi máy đạt 300 hồ sơ/ngày.
21 giờ ngày 27/7, rất đông người dân đã có mặt tại UBND phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.
Quy trình công dân làm thẻ CCCD gắn chip chỉ mất 5-10 phút/bộ hồ sơ, gồm: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin, nhận dạng, lăn tay, chụp ảnh. So với trước đây, thủ tục đã được rút ngắn rất nhiều.
Giám đốc Công an TP Hà Nội nhấn mạnh, từ ngày 31/12/2022, sổ hộ khẩu giấy sẽ hết hiệu lực sử dụng, thẻ CCCD gắn chip điện tử được tích hợp các thông tin sẽ là giấy tờ để công dân thực hiện giao dịch thay thế sổ hộ khẩu. Vì thế, công dân đủ điều kiện được cấp nên tranh thủ thời gian đến trụ sở công an xã, phường, thị trấn thực hiện thủ tục cấp CCCD gắn chip, đảm bảo quyền lợi cá nhân của chính mình.
Theo Bộ Công an, tính đến nay, toàn quốc đã có hơn 65 triệu thẻ CCCD gắn chip cấp cho người dân. Đây là một bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Kể từ 18/7, Bộ Công an bắt đầu phê duyệt, cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Nhiều người đã được cấp tài khoản ở mức độ 2. (Tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam có hai mức. Mức 1 gồm các thông tin cá nhân và ảnh chân dung; mức 2 có thêm thông tin về vân tay. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như thẻ CCCD gắn chip khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD).
Số vụ, số người bị thương do tai nạn giao thông giảm sâu
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) vừa có báo cáo chi tiết kết quả triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Trật tự ATGT cơ bản được đảm bảo
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGTQG Khuất Việt Hùng, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp áp lực về lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao do dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và tập trung nhiều đợt cao điểm nghỉ lễ như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần (nghỉ 9 ngày), dịp 30/4 - 1/5, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 về cơ bản được bảo đảm, số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục được kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: giảm 663 vụ (-10,41%) và giảm 793 người bị thương (-17,69%).
Đuôi xe khách bị xe tải tông từ phía sau cùng chiều trong vụ TNGT nghiêm trọng tại Khánh hòa ngày 13/7. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm trật tự ATGT trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn nhiều hạn chế như: Còn xảy ra không ít vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là vụ lái xe say rượu gây TNGT tại Bắc Giang đêm ngày 2/6/2022 làm 3 người chết gây bức xúc dư luận xã hội. Số người chết do TNGT trong tháng 3 - 4/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 4,69% và 14,07%), TNGT tháng 6 năm 2022 tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Riêng 6 tháng đầu năm số người chết do TNGT tăng 2,44%, trong đó, số người chết do TNGT đường bộ, đường thủy nội địa và hàng hải đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ tái diễn tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Lãnh đạo Ủy ban ATGTQG chia sẻ, nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự ATGT ở các địa phương còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT giữa các cơ quan, lực lượng có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát tải trọng phương tiện và kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; ý thức chấp hành các quy định pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém và cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.
Qua tìm hiểu, về TNGT 6 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra 5.703 vụ TNGT, làm chết 3.314 người, bị thương 3.690 người. So với 6 tháng đầu năm 2021, số vụ TNGT giảm 663 vụ (-10,41%), tăng 79 người người chết (2,44%), giảm 793 người bị thương (-17,69%); có 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 10 địa phương có số người chết giảm trên 20% so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Thái Nguyên, Quảng Bình, Lai Châu, Sơn La, Bạc Liêu, Cà Mau, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Quảng Trị, Bình Thuận; còn 26 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó 12 địa phương có số người chết tăng trên 10% so với cùng kỳ gồm: Bình Định, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Đà Nẵng, Điện Biên, Yên Bái.
Đang quan ngại là có 13 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làm chết 37 người, bị thương 29 người tại các tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế. Xảy ra 1 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy tại Quảng Nam, làm chết 17 người.
Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 50 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân, do TNGT, sự cố phương tiện: 29 vụ (chiếm 58%); ảnh hưởng của thiên tai: 10 vụ (chiếm 20%); lưu lượng phương tiện đông: 09 vụ (chiếm 18%); thi công sửa chữa đường: 02 vụ (chiếm 4%)...
Tập trung giám sát ATGT những đợt cao điểm cuối năm
Để tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 48 của Chính phủ và Kế hoạch số 36 của Ủy ban ATGTQG về Kế hoạch Năm ATGT thông 2022; nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đặt ra trong năm 2022 kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương ít nhất 5% so với năm 2021, 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban ATGTQG đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả Năm ATGT 2022; phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 32/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trong quý IV/2022 và chỉ đạo, huy động các lực lượng chuyên ngành tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong các đợt ra quân đảm bảo trật tự ATGT từ nay đến hết năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT chị đạo các đơn vị bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trọng điểm, kế hoạch bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông; tiếp thu kiến nghị của lực lượng cảnh sát giao thông và người dân, tiến hành rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh; có phương án tổ chức, bảo đảm giao thông hiệu quả, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức cảnh báo, điều tiết, bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong mùa mưa, lũ. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
Đặc biệt, Bộ Công an khẩn trương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về ma túy, nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, vi phạm tốc độ trên đường bộ, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, cảng, bến thủy nội địa không phép... Mở cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp lễ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và nghỉ tết Dương lịch 2023; đồng thời, rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp, kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các "điểm đen", điểm tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.
Các Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc Phòng, Xây dựng, Tài chính, Y tế... thành viên Ủy ban ATGTQG theo nhiệm vụ Chính phủ giao tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT; triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện an toàn giao thông đường bộ; trình Quốc hội phương án điều tiết kinh phí xử phạt vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương; tập huấn hướng dẫn thực hành cấp sơ cứu TNGT...
Ngoài ra, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương, các đô thị loại 1, các địa phương có đông khách du lịch... xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông. Trước mắt, cần tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; ưu tiên sử dụng lề đường, vỉa hè cho người đi bộ và bố trí trạm dừng đón/trả khách cho xe buýt; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố; thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, các điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết và tổ chức giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT mùa mưa, lũ...
Không có chuyện hơn 4.000 người tâm thần đã được cấp giấy phép lái xe ở Hà Nội Đại diện Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết đây là sự hiểu lầm. Liên quan đến thông tin 'Thu hồi giấy phép lái xe đã cấp cho hơn 4.000 người bị tâm thần' gây hiểu lầm, đại diện Phòng CSGT - CATP Hà Nội cho rằng: 'Đã có sự tiếp cận nguồn tin không chính thống, từ đó hiểu không...