Công an đánh chết người, ra toà xử chỉ bị coi là dùng nhục hình
Theo lời chị Tuyết, sau khi anh Kiều bị đánh chết, cơ quan công an ra sức bưng bít, che giấu, ngăn cản người nhà làm lễ mai táng…
Chị Tuyết khóc ngất ngoài phòng xử án
Trong phần tranh luận sáng nay tại phiên tòa, chị gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều tỏ ra vô cùng bức xúc với kết luận các vết thương đánh vào người anh Kiều (trừ phần đầu) chỉ gây xây xát ngoài da. Chị nói: “Nếu chỉ xây xát ngoài da, tại sao nội tạng bị nát hết?”. Vợ của nạn nhân, chị Trần Thị Tâm, nhấn mạnh rằng vì sao khi người dân đánh người thì sẽ bị truy tố tội cố ý gây thương tích, giết người thì bị truy tố tội giết người, trong khi công an đánh người đến chết lại gọi là dùng nhục hình. Luật pháp Việt Nam không cho phép bất cứ ai đánh đập người khác, kể cả lực lượng công an khi xét hỏi phạm nhân.
Chị Tuyết tiếp tục phản ứng gay gắt trước cách hành xử của công an TP. Tuy Hòa: một con người bị còng hai tay dính vào ghế, hai chân cũng bị còng lại, bị năm công an có vũ khí đánh đập dã man, bị bỏ đói từ sáng đến chiều trong khi hàng loạt cán bộ công an thản nhiên ngồi ăn cơm trong tiếng la hét đau đớn của nạn nhân. Chị nói: “Các người có còn là con người không, có lương tâm không? Các bị cáo chối tội đánh vào đầu em tôi gây chấn thương sọ não. Vậy ai là người đánh chết em tôi?”.
Vợ và hai con nhỏ của nạn nhân Kiều
Chị Tuyết là người phát hiện những bất thường về cái chết của em trai mình. Suốt nhiều tháng liền, chị là người đại diện gia đình gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng, yêu cầu điều tra, xử lý hành vi đánh người của các cán bộ công an. “Nếu em tội phạm tội thì có luật pháp xử lý. Tại sao giữa đêm khuya, dù không có lệnh bắt, họ lại ngang nhiên đến nhà còng tay bắt em tôi đi, rồi họ tự cho mình cái quyền được đánh đập người khác”- chị Tuyết uất ức.
Video đang HOT
Theo Xahoi
5 công an đánh chết người: Thay phiên tra tấn nghi can bị còng
Cáo trạng của VKSND TP Tuy Hòa xác định ngày 13-5-2012 những cán bộ công an này đã đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) trong khi xét hỏi anh Kiều do nghi liên quan đến một vụ trộm.
Các bị cáo thừa nhận trong quá trình xét hỏi, họ đã thay nhau đánh nghi can đang bị còng vào ghế.
Ngày 26-3, TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên) mở lại phiên tòa xử năm sĩ quan công an cùng bị truy tố tội dùng nhục hình. Đó là các bị cáo Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an tỉnh Phú Yên), Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa), Phạm Ngọc Mẫn (thượng úy), Đỗ Như Huy (trung úy), Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, đều là cán bộ điều tra, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa).
Kiểm sát viên đồng ý dẫn giải phó Công an TP Tuy Hòa đến tòa
Phiên tòa trên đã bị hoãn vào ngày 10-3 do vắng đến 19 trong tổng số 23 người làm chứng được tòa triệu tập, trong đó hầu hết là cán bộ Công an tỉnh Phú Yên, Công an TP Tuy Hòa. Tại phiên tòa hôm qua, có đến 16 nhân chứng vắng mặt, trong đó có ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xét hỏi anh Kiều.
Năm bị cáo công an tại phiên tòa ngày 26-3. Ảnh: TẤN LỘC
Luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại, nói: "Dù tòa đã nhiều lần triệu tập nhưng ông Lê Đức Hoàn vẫn không đến, điều đó thể hiện ông này là người xem thường pháp luật. Để vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, tôi đề nghị HĐXX ra quyết định dẫn giải ông Hoàn đến tham gia phiên tòa vì ông này được xem là đầu dây mối nhợ của vụ án".
Đại diện VKSND TP Tuy Hòa - bà Ngô Thị Hồng Minh cũng đồng tình với đề nghị của luật sư.
Tuy nhiên, đề nghị này đã bị HĐXX bác bỏ vì cho rằng lời khai của ông Hoàn đã có trong hồ sơ vụ án và lời khai không có gì thay đổi. Tuy nhiên, tòa không lý giải nếu lời khai đã có trong hồ sơ rồi thì tại sao trước đó tòa vẫn triệu tập ông Hoàn đến phiên xử làm gì.
Chủ tọa phiên tòa cũng công bố quyết định đưa đại diện Công an tỉnh Phú Yên, đại diện Công an TP Tuy Hòa tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự. Ngoài ra, Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Yên cũng được triệu tập tham gia phiên tòa.
Thấy té ngã, lăn lộn vẫn lôi lên xét hỏi
Trong ngày đầu tiên, tòa đã xét hỏi Quang, Mẫn, Quyền, Huy. Trước khi trả lời, Quang, Quyền, Huy đã bày tỏ xin lỗi gia đình anh Kiều.
Các bị cáo đều cho rằng việc tham gia xét hỏi do ông Lê Đức Hoàn phân công, chỉ đạo. Cả bốn bị cáo đều thừa nhận: Sau khi đưa anh Kiều từ Công an xã Hòa Đồng đến Công an TP Tuy Hòa, họ đã lần lượt dùng dùi cui đánh vào đùi, chân anh Kiều nhưng không nhớ cụ thể bao nhiêu cái.
Ban đầu anh Kiều bị còng hai tay phía trước, sau đó bị còng ra sau lưng rồi còng dính một tay vào ghế dù chưa hề có lệnh bắt. Giải thích việc này, bị cáo Mẫn nói làm như vậy để người này không chạy trốn (!). Mẫn nói: "Do bị cáo nóng vội, muốn sớm kết thúc chuyên án và do anh Kiều ngoan cố".
Các bị cáo Mẫn, Quyền khai rằng trong giờ ăn cơm, nghỉ trưa, các cán bộ công an có nghe tiếng kêu la của anh Kiều từ trong phòng. Lúc đó trong phòng có Nguyễn Thân Thảo Thành nhưng không hề có ai vào can ngăn. Đến đầu giờ chiều, các bị cáo vào phòng thấy anh Kiều nằm lăn lộn dưới đất, tay vẫn bị còng vào ghế đã ngã nhưng vẫn kéo lên để tiếp tục xét hỏi. Bị cáo Mẫn khai trong quá trình xét hỏi, các cán bộ công an đều không ghi lời khai, không ghi biên bản.
Bỏ lọt đồng phạm?
Tại tòa, Quang tiếp tục khẳng định lời khai trong giai đoạn điều tra là thấy ông Lê Hải Phú, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về trật tự Công an TP Tuy Hòa, đá nhiều cái vào người anh Kiều. "Đó là sự thật. Còn việc không chấp nhận là quyền của Cục Điều tra VKSND Tối cao" - Quang nói.
Cả bốn bị cáo trên đều cho rằng việc đánh vào chân, đùi anh Kiều không gây ra thương tích dẫn đến cái chết. Các bị cáo này đều phủ nhận việc gây ra các vết thương ở vùng đầu, bụng của anh Kiều. Riêng bị cáo Huy cho rằng chỉ "gõ nhẹ" vào đùi anh Kiều một cái để người này tập trung trả lời câu hỏi. "Không biết các đồng chí Mẫn, Quyền có nhầm hay không khi khai tôi đánh Kiều nhiều cái!" - bị cáo Huy nói.
Đại diện VKS chất vấn: "Lời khai trước đây của bị cáo Huy là đánh Kiều 2-3 cái, giờ khai trước tòa chỉ đánh một cái, vậy lời khai nào đúng?". Huy trả lời: "Vì bị cáo thấy hành vi của mình sai nên lúc trước cứ khai nhận như vậy, chờ đến lúc ra tòa thì... khai lại cho đúng!".
Không cho chiếu tài liệu tại tòa
Trong khi đó, hai luật sư bào chữa cho bị cáo Thành cho rằng lời khai của bốn bị cáo trên có nhiều mâu thuẫn, không thống nhất với lời khai trong giai đoạn điều tra, không đúng với bản chất sự việc. Hai luật sư này đề nghị HĐXX cho trình chiếu các tài liệu, chứng cứ trên màn ảnh 2D tại phiên tòa để so sánh, làm rõ lời khai giữa các bị cáo. Tuy nhiên, đề nghị này không được HĐXX chấp nhận.
Luật sư của bị cáo Thành nói: "Hồ sơ vụ án cho thấy bốn bị cáo trên không chỉ đánh người như vậy. Bốn bị cáo này muốn đổ hết tội cho bị cáo Thành. Ngay cả vị trí anh Kiều ngồi khi bị xét hỏi, các bị cáo cũng khai khác nhau".
Theo Pháp luật Việt Nam
Vụ 5 công an đánh chết người: Bốn người thừa nhận dùng dùi cui đánh người! Sáng nay, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bắt đầu đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án 5 công an đánh chết người băng cach dùng nhục hình xảy ra ở Công an TP Tuy Hòa. 7 giờ 30 phút: Gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa - Phú Yên, đã...