Công an cấp xã “không đủ tầm” điều tra?
Các chuyên gia tiếp tục phản đối đề xuất giao công an xã, phường… tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu vì e ngại oan, sai, vi phạm quyền con người…
Như đã thông tin, quy định giao công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu trong dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã làm nhiều chuyên gia e ngại vì không “an toàn”.
Tại hội thảo lấy ý kiến về dự luật do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa tổ chức tại TP.HCM, GS-TS Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cơ quan chủ trì soạn thảo) đã lý giải về đề xuất này. Theo ông, thực tế trong quá trình giải quyết án, công an xã, phường… đã hỗ trợ cơ quan điều tra (CQĐT) trong các hoạt động điều tra ban đầu. Tuy nhiên, do pháp luật tố tụng hình sự không quy định nên hoạt động tham gia hỗ trợ của công an xã, phường… chưa được thừa nhận là tài liệu tố tụng, dẫn đến khó khăn, tốn kém, lãng phí thời gian trong điều tra tội phạm. “Chúng tôi muốn luật hóa để hoạt động hỗ trợ của công an xã, phường… được thừa nhận, trở thành tài liệu tố tụng” – ông Anh nói.
Công an đang khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn chết người
“Chia lửa” với CQĐT?
Video đang HOT
Theo một lãnh đạo Công an quận 11 (TP.HCM), hiện nay số lượng cán bộ điều tra của công an cấp huyện không đủ đáp ứng nhu cầu giải quyết án hình sự. Nhất là trong những vụ án đấu tranh băng nhóm, tội phạm có tổ chức, phức tạp… thì phải có 3-4 cán bộ điều tra phụ trách một vụ. Với áp lực giải quyết hồ sơ tố tụng đạt chất lượng, không làm oan, sai trong khi nhiều địa phương có tốc độ phát triển nhanh, án hình sự quá nhiều, nếu không phân cấp bớt thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu cho công an xã, phường… thì khó đảm bảo tiến độ giải quyết án.
Vị cán bộ này cũng thừa nhận nhìn chung chuyên môn, nghiệp vụ điều tra của công an cấp xã, phường chưa đảm bảo nhưng cũng có người có kinh nghiệm, chuyên môn qua quá trình tự rèn luyện, học hỏi vẫn có thể thực hiện hoạt động điều tra ban đầu tốt. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ điều tra, cơ quan điều tra với công an xã, phường…, một khi phân cấp cho công an xã, phường… thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu thì phải tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời tăng cường nhân sự được đào tạo bài bản.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu ( Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) nhận xét đây là một ý tưởng tốt của ngành công an nhưng muốn thực hiện cần phải có lộ trình.
Theo luật sư Hậu, công an xã, phường… tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu cũng tốt vì họ là người có mặt tại hiện trường và tiếp cận tội phạm sớm nhất. Tuy nhiên, nếu Bộ Công an muốn đưa điểm mới này vào luật thì phải kèm theo các điều kiện cần và đủ. Chẳng hạn như cán bộ công an xã, phường phải có trình độ ĐH cảnh sát, qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, được tuyển chọn vào ngành có bài bản. Khi giao quyền thì chỉ bó hẹp ở các hoạt động giữ nguyên hiện trường, lấy lời khai ban đầu, tạm giữ các vật chứng theo đúng quy định…
Nối dài oan, sai?
Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia khác mà chúng tôi trao đổi lại phản đối đề xuất này.
TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) gay gắt: “Việc mở rộng hoạt động điều tra cho công an xã, phường… là một bước lùi trong tố tụng hình sự!”.
TS Hưng phân tích: Công an viên xã, phường có trình độ thường rơi vào các trường hợp cá biệt là cán bộ được tuyển dụng bài bản ở một số phường tại các đô thị lớn. Trong khi đó, luật được ban hành là phải xét đến phạm vi cả nước chứ không chỉ áp dụng ở những nơi cá biệt. “Đừng xem thường chất lượng hoạt động điều tra ban đầu rồi cho rằng cấp xã làm cũng được, không vấn đề gì. Giai đoạn điều tra ban đầu là bước rất quan trọng. Nó cung cấp tài liệu mà khi nhìn vào đó, CQĐT chuyên trách sẽ định hướng được vụ án và quyết định đi theo hướng nào. Nếu có sai sót, nhầm lẫn từ đây thì rất dễ oan, sai”.
Kiểm sát viên Trần Anh Dũng (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao) cũng nhận xét công an xã, phường… không đủ điều kiện, phương tiện để đảm nhiệm việc phân loại, xử lý hồ sơ ban đầu.
Theo ông Dũng, phần lớn các công an viên ban đầu không qua trường lớp đào tạo, họ chỉ là người tham gia hoạt động tại địa phương, được UBND xã, phường đề xuất lên công an cấp huyện để xét duyệt. Dù sau này họ có bổ túc bằng cấp nhưng cũng chỉ hời hợt, không chuyên nghiệp. “Giao cho họ thẩm quyền điều tra là thể hiện sự không chuyên nghiệp trong hoạt động tố tụng hình sự” – ông Dũng nói.Đây là bước quan trọng để xác định người vi phạm có tội hay không, chỉ là vi phạm hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực chuyên môn cũng như khả năng phán đoán mà điều này thì cán bộ xã, phường chưa đáp ứng được.
“Có lẽ dự thảo luật quá tham vọng, đặt ra nhiệm vụ, trách nhiệm quá lớn cho cán bộ công an xã, phường… khi cái tầm của họ chưa đủ để kiêm nhiệm. Phải thẳng thắn nhìn nhận án hình sự bị VKS, tòa trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, điều tra lại đang rất nhiều. Bản thân các điều tra viên làm việc còn sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng thì ai đảm bảo cán bộ xã, phường… sẽ làm đúng chứ chưa dám nói là làm tốt? Tốt nhất để họ làm tốt nhiệm vụ quản lý hành chính, giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương, phối hợp với CQĐT chuyên trách khi được điều động theo quy định là được rồi” – Thẩm phán Vương Văn Nghĩa (Tòa Hình sự TAND TP.HCM) thẳng thắn.
Theo Pháp luật TP.HCM
Cấm bán rượu, bia sau 22 giờ
Đây là một trong nhiều điều cấm trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, được chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo do Bộ Y tế tổ chức ngày 15.7.
Ngoài ra, dự thảo luật còn cấm những trường hợp dưới 18 tuổi; người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới khi tham gia giao thông không được uống bia rượu; cấm uống rượu bia tại các địa điểm cấm bán rượu, trong thời gian làm việc, nghỉ giữa các ca trong giờ làm việc; cấm bán rượu bia tại các cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng vui chơi cho trẻ em...
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) chia sẻ, tới 90% đàn ông Việt uống rượu bia nhưng 25% số này lạm dụng rượu bia, gây hại cho sức khỏe (khoảng 6 cốc bia hơi mỗi ngày).
Theo Dân Việt
Án mạng kinh hoàng, mẹ chết, con thập tử nhất sinh Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân mà một đối tượng mới ra tù đã gây ra án mạng kinh hoàng khi dùng dao đâm hai mẹ con khiến người mẹ tử vong, còn con trai đang trong tình trạng thập tử nhất sinh. Ngày 7-5, CQĐT Công an quận 11, TP HCM cho biết đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Lê Văn Điệp...