Công an Bình Dương xác nhận vụ ‘tử vong vì 5 cơ sở y tế không cấp cứu’ là có thật
Ngày 17-8, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, Công an Bình Dương đã thông tin ban đầu về vụ việc tử vong vì 5 cơ sở y tế không cấp cứu.
Đại tá Trần Văn Chính – phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương – phát biểu tại cuộc họp báo ngày 17-8 – Ảnh: BÁ SƠN
Đại tá Trần Văn Chính – phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương – cho biết ngay sau khi báo chí phản ánh vụ việc, công an tỉnh đã chỉ đạo Công an thành phố Dĩ An khẩn trương xác minh.
Công an xác định sự việc ông N.D. (57 tuổi, quê huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, ở trọ tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An) được người nhà đưa tới các cơ sở y tế nhưng không được tiếp nhận điều trị, sau đó phải về phòng trọ rồi tử vong là có thật.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an thành phố Dĩ An đã cùng UBND thành phố làm việc với 4 cơ sở y tế gồm: Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng, Phòng khám Nam Anh, Bệnh viện Quân y 4. Cơ sở y tế thứ năm không tham dự cuộc họp này là Bệnh viện Đa khoa An Phú, nhưng theo trình bày của người nhà ông N.D., họ cũng đưa ông D. đến cơ sở này nhưng không được nhập viện.
“Hiện vụ việc đang ở giai đoạn bước đầu. Cơ quan công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan liên quan để xác định mức độ vi phạm và xem xét có dấu hiệu vi phạm hình sự hay không. Nếu có cơ sở sẽ xử lý nghiêm, đúng mức độ vi phạm” – đại tá Trần Văn Chính cho biết.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Chương – giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương – cho biết sau khi xảy ra sự việc, sở đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế trong địa bàn tỉnh phải tiếp nhận bệnh nhân, dù là bệnh nhân COVID-19 hay bệnh nhân thông thường.
Ngay cả Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An là đơn vị y tế công lập, từ cuối tháng 7-2021 đã có bảng thông báo “hạn chế tiếp nhận bệnh nhân” để chuyển thành bệnh viện điều trị COVID-19 thì nay cũng được yêu cầu phải bố trí lại, có phương án tránh lây nhiễm chéo và phải tiếp nhận cả bệnh nhân thông thường.
Ông Nguyễn Hoàng Thao – phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương – cho biết sự việc người dân tử vong vì không được tiếp nhận điều trị là sự việc đau lòng. Bên cạnh việc chấn chỉnh các cơ sở y tế, hiện nay Bình Dương đang nỗ lực nhiều biện pháp để tới hết tháng 8-2021 có thể giảm mức độ ảnh hưởng của COVID-19.
Phải công khai kết quả xử lý
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật vụ việc “tử vong vì 5 cơ sở y tế không cấp cứu” được các cơ quan báo chí phản ánh. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan trên phải công khai kết quả xác minh, xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trước đó, vào lúc 20h ngày 13-8, ông D. bị nôn ói, gia đình gọi xe cấp cứu không được đã nhờ người quen lấy xe tải chở ông tới các cơ sở y tế. Tuy nhiên, sau một hồi đi lòng vòng quá bất lực vì bị tới 5 cơ sở y tế từ chối điều trị, tới 1h sáng ngày 14-8, người thân đưa ông D. trở lại phòng trọ và ông đã tử vong ba tiếng sau đó.
Hà Nội, TP HCM sẽ huy động dữ liệu camera của người dân
Bộ Công an đang xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông minh và sẽ sẽ huy động tối đa camera hiện có của người dân ở Hà Nội, TP HCM.
Ngày 4/2, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó CSGT (Bộ Công an) nói Thủ tướng vừa phê duyệt đề án "Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính".
Trong đề án để cập đến việc huy động tối đa hệ thống camera hiện có của các doanh nghiệp và người dân ở Hà Nội, TP HCM; việc huy động này dưới hình thức tự nguyện vì mục đích giám sát và xử phạt vi phạm giao thông.
Theo Đại tá Bình, tại Hà Nội và TP HCM đã đưa hệ thống hàng nghìn camera giám sát vào hoạt động từ nhiều năm trước, tuy nhiên quy mô còn nhỏ và thuộc nhiều đơn vị khác nhau quản lý; hình ảnh camera từ các hộ dân, doanh nghiệp chưa được tận dụng, tích hợp vì mục đích chung.
Hệ thống camera giám sát hiện có trên phố Xã Đàn, TP Hà Nội. Ảnh: Bá Đô
"Đề án là cơ sở để hai thành phố lớn xây dựng trung tâm chỉ huy hiện đại, có thể tích hợp hệ thống camera hiện có của các quận, phường, các doanh nghiệp, nhà dân", Đại tá Bình nói.
Quy định pháp luật hiện hành chưa bắt buộc người dân, doanh nghiệp phải kết nối, chia sẻ dữ liệu trên hệ thống camera giám sát. Do vậy Đề án chỉ dừng lại ở việc huy động, kêu gọi người dân tự nguyện kết nối các camera do mình sở hữu vào hệ thống chung, để khi có các sự việc về an ninh trật tự, an toàn giao thông sẽ phối hợp, chia sẻ với cơ quan chức năng.
Ngoài việc tích hợp camera toàn dân, trong tương lai, Hà Nội và TP HCM sẽ tích hợp bản đồ số quản lý các camera lắp đặt trên địa bàn thành phố và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện khuôn mặt, nhận diện biển số xe, giam sát các vi phạm trật tự an toàn giao thông...
Cán bộ Cục CSGT sử dụng máy tính tích tích hợp với hệ thống camera để xử phạt xe vi phạm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Bá Đô
Theo Đề án, Hà Nội và TP HCM sẽ lắp đặt camera chuyên dụng để giám sát giao thông thông minh, xử lý vi phạm tại các khu vực nút giao có đèn tín hiệu giao thông, điểm đen tai nạn giao thông, khu vực công cộng...
Ngày 3/2, Thủ tướng phê duyệt Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát trên toàn quốc có tổng mức đầu tư 2.150 tỷ đồng và chia làm ba dự án khác nhau. Trong đó dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung, phục vụ cho kết nối, chia sẻ dữ liệu camera trên toàn bộ các tuyến cao tốc và Quốc lộ 1A do Cục CSGT làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư khoảng 850 tỷ đồng.
Hai dự án còn lại có cùng tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng, do Công an TP HN và TP HCM làm chủ đầu tư, xây dựng, nâng cấp Trung tâm chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát.
Lập chốt đo thân nhiệt trên quốc lộ ở miền Tây Các tuyến quốc lộ vào một số tỉnh ở miền Tây có lực lượng kiểm tra thân nhiệt, tiếp nhận khai báo y tế những người từ địa phương khác đến. Chiều 4/2, Sở Y tế Sóc Trăng phối hợp với công an tỉnh này rà soát lại những tuyến đường có nhiều người dân ra, vào địa phương để thành lập các...