Công an Bình Dương khởi tố vụ án liên quan Nguyễn Phương Hằng: Có thể nhập hoặc tách vụ án?
Theo quy định pháp luật, việc nhập vụ án hình sự liên quan đến Nguyễn Phương Hằng còn tùy thuộc vào vụ việc.
Và ở giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể nhập vụ án để giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 22.4, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương đã khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương).
Tại TP.HCM, bị can Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố vì nhiều lần livestream đưa ra thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của ca sĩ Vy Oanh
Trước khi khởi tố vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác minh đơn thư của 6 cá nhân tố cáo Nguyễn Phương Hằng, gồm các ông, bà: Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Công Vinh, Hàn Ni, Đức Hiển và Đinh Thị Lan.
Và như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng cùng về hành vi trên.
Theo đó, bị can Nguyễn Phương Hằng nhiều lần livestream đưa ra những thông tin không đúng sự thật, xúc phạm đến danh dự, uy tín của nữ ca sỹ Vy Oanh.
Hiện vụ việc vẫn đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM mở rộng điều tra để xác minh đồng phạm, cũng như hành vi “vu khống”, “làm nhục người khác” của bị can Nguyễn Phương Hằng.
Cùng khởi tố vụ án, không ảnh hưởng đến quá trình điều tra
Về việc Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Phương Hằng, nhưng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục khởi tố vụ án liên quan đến bị can này, thì có phù hợp với quy định pháp luật hay không?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định, khi có đơn thư tố cáo của cá nhân, tổ chức và quá trình thụ lý, xác minh, nếu cơ quan điều tra nhận định hành vi của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT khởi tố vụ án hình sự.
Hơn nữa, các cá nhân tố cáo Nguyễn Phương Hằng tại Công an Bình Dương là khác và độc lập với vụ việc Công an TP.HCM đang khởi tố. Do đó, việc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án liên quan đến Nguyễn Phương Hằng theo các đơn tố cáo đang thụ lý là phù hợp.
Ngoài ra, theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, tùy vụ việc mà cơ quan tiến hành tố tụng giữa Bình Dương và TP.HCM có thể nhập hoặc tách vụ án.
“Theo Điều 170 và 242 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), Cơ quan điều tra, Viện KSND có thể nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần…
Vì vậy, nếu cùng hành vi, nhưng bị can phạm tội ở nhiều địa phương, với nhiều cá nhân, tổ chức tố cáo, thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền khởi tố vụ án, sau đó nhập vụ án để giải quyết”, luật sư Nghiêm nhấn mạnh.
Công an Bình Dương khởi tố vụ án liên quan Nguyễn Phương Hằng
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, đối với các đơn thư tố cáo Nguyễn Phương Hằng tại Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương chỉ mới khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can.
Vụ bắt bà Nguyễn Phương Hằng: Dù là ai, nếu vi phạm pháp luật thì đều phải nghiêm trị
Việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Phương Hằng đang được dư luận ủng hộ bởi bà này đã đi quá giới hạn luật pháp cho phép và xã hội cần có trật tự, những quy chuẩn phải được tôn trọng từ ngoài đời thực đến trên mạng xã hội...
Tối 24/3, Viện KSND TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương) về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo Điều 331 Bộ luật hình sự.
Bị can Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan công an.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin Nguyễn Phương Hằng bị bắt, dư luận người dân đã chia sẻ nhiều thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội, đa số ủng hộ việc này bởi bà này đã đi quá giới hạn luật pháp cho phép. Quan điểm rõ ràng là xã hội nào cũng cần có trật tự, những quy chuẩn phải được tôn trọng chung. Người dân được làm những gì luật pháp cho phép, không bị cấm, trong khuôn khổ của pháp luật.
Ý kiến từ cộng đồng mạng
Trên mạng xã hội Facebook, hàng trăm tài khoản chia sẻ, bình luận "rào rào" về hình ảnh Nguyễn Phương Hằng làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, hình ảnh khám nhà Nguyễn Phương Hằng đêm qua (24/3). Facebook Nguyen Manh Hung chia sẻ: "Quá nhàm và nhảm. Bắt là đúng rồi"; Facebook Lệ Thu, Hòa Lưu cùng cảm thán: "Bình yên!"; tài khoản Justin Nguyễn "triệu like"; tài khoản mang tên Thai Nguyen cho rằng: "Cái gì cũng có giới hạn một khi đi quá thì không tốt rồi"; Còn Facebook Giáng Hương không ngần ngại chia sẻ: "Vào tù đi cho mọi người bình yên. Vào đấy livestream cho kiến xem".
Facebook mang tên Thị Vân Mai còn cho rằng "Pháp luật Việt Nam mãi đỉnh" hay như tài khoản Đinh Thị Lam bày tỏ vui mừng: "Vui mừng quá. Hoan hô công an Việt Nam!".
Bạn đọc Ngô Minh Khang bày tỏ: "Dù sao cũng tin vào luật pháp. Luật pháp sao để bà này suốt ngày lên mạng xã hội nói bậy kia chứ. Hoan hô...". Cùng quan điểm trên, bạn đọc Phương Nhi chia sẻ: "Tin pháp luật Việt Nam chứ để bà gào thét gần 1 năm nay. Chỉ cần nghe gọng bà ra rả chửi người này đến người khác mà rùng mình".
Pháp luật không cho phép đi quá giới hạn cho phép
Theo Luật gia, nhà báo Đỗ Minh Tuấn, việc Nguyễn Phương Hằng bị bắt tối qua không bất ngờ với đa số người tỉnh táo, nhưng sẽ quá bất ngờ với "lũ cuội con" vì chúng ảo tưởng bà Hằng bất khả xâm phạm.
Đa số ý kiến bày tỏ đồng tình với việc bắt tạm giam Nguyễn Phương Hằng.
"Ánh trăng vụt tắt sau cả năm trời làm loạn MXH và tôi tin sẽ có nhiều bộ sậu theo Hằng "nhập kho" vì Nguyễn Phương Hằng không hành động một mình mà phía sau là cả một bộ sậu đứng sau hô hào, cổ vũ. Những người này cũng phải bị xử lý", nhà báo Đỗ Minh Tuấn nói.
Nhà báo Đỗ Minh Tuấn cho rằng, đánh giá một cách công bằng thì vợ chồng ông Dũng "lò vôi" và Phương Hằng cũng có những đóng góp cho xã hội, nhưng không có nghĩa là dựa vào chút công trạng để chửi bới, vu khống, xúc phạm bất cứ ai trái quan điểm, kể cả lãnh đạo Nhà nước, chính quyền, báo chí...
Nguyễn Phương Hằng thực chất là kẻ ngáo quyền lực. Sau khi hạ Võ Hoàng Yên bà ta được một bộ phận người xem coi như thần thánh vì sự lẻo mép và ngụy biện nên ảo tưởng sức mạnh đến điên rồ. Thú thật là mỗi lần không may phải nghe tiếng bà này trên FB là tôi ghê sợ vì không hiểu sao một đại gia nhiều tiền lắm của lại có suy nghĩ và phát ngôn phi lý như vậy. Tôi trân trọng những người dám chiến đấu trực tiếp với Nguyễn Phương Hằng như Hàn Ni, Đức Hiển, Đinh Lan...và cả những Youtuber bình thường chỉ bán hàng trên mạng. Họ dũng cảm đấu tranh", nhà báo Đỗ Minh Tuấn bày tỏ.
Hàng trăm cảnh sát cơ động có mặt phong tỏa các tuyến đường quanh nhà đối tượng Phương Hằng.
Theo ông Tuấn, vi phạm nghiêm trọng của Nguyễn Phương Hằng là sẵn sàng tung tiền để vu khống, đánh bay FB của bất cứ ai trái ý, dám "bật" lại bà ta và đám "bậu sậu" mà bản thân nhà báo Đỗ Minh Tuấn cũng đã "bay nick" với bao kỷ niệm.
"Rất may một năm "điên loạn" MXH đã chấm dứt. Và chắc chắn Phương Hằng và đồng bọn sẽ bị điều tra thêm nhiều tội danh khác", nhà báo Đỗ Minh Tuấn nói.
Nhà báo Đỗ Minh Tuấn cho biết, ở vụ án này anh đã mất rất nhiều bạn, nhiều anh em vì những bình luật, những "tút" của anh mà đã thẳng tay hủy kết bạn với những người ca ngợi, "thả tim" cho Nguyễn Phương Hằng.
"Tham gia MXH mà không biết đúng sai thì gián tiếp cổ vũ cho sự vô thiên, vô pháp. Chính sự cổ vũ của những người mù quáng đã tiễn thần tượng Phương Hằng của họ vào tù nhanh hơn", nhà báo Đỗ Minh Tuấn nhìn nhận.
Rào chắn được lực lượng chức năng thiết lập tại giao lộ đường Nguyễn Thông - Ngô Thời Nhiệm.
Còn nhà báo Nguyễn Quyết, Báo Gia Đình mới cho rằng, có thể nói Nguyễn Phương Hằng là một hiện tượng hiếm, trước đây chưa từng có ai. "Chỉ có điều khi không làm chủ được cái tôi, nghĩ mình là vĩ nhân thì hành động sẽ khó kìm chế và dễ đi sai đường", nhà báo Nguyễn Quyết nói.
Còn theo Luật sư Nguyễn Tiến Quang, Công ty luật TNHH Key Việt Nam nhìn nhận, dường như những tố cáo của nhiều người bị Nguyễn Phương Hằng chửi rủa vu khống, cảnh báo hay phạt hành chính của cơ quan chức năng không làm bà ta chùn bước mà ngược lại càng coi thường pháp luật hơn.
Tuy nhiên, bất cứ quốc gia hay xã hội nào dù tôn trọng tự do cá nhân và quyền biểu đạt cùng ngôn luận thì mọi thứ nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Không thể mượn danh chính nghĩa hay dùng lời lẽ vu khống, mượn danh này kia để mạt sát, sỉ nhục và lôi kéo đám đông vào vòng xoáy ngôn từ thù hận kích động, thô tục xấu xí.
Cảnh sát tập trung trước nhà đối tượng Nguyễn Phương Hằng.
"Chúng ta khuyến khích và cổ vũ cho những ý kiến đúng đắn, phát biểu chừng mực và có tính xây dựng để xã hội tốt đẹp hơn, con người sửa chữa sai lầm nhưng không thể chấp nhận chuyện làm nhục người khác, có hệ thống kéo dài và ảnh hưởng xấu đến xã hội như vậy", Luật sư Nguyễn Tiến Quang nói.
Nếu Nguyễn Phương Hằng chỉ dừng lại ở mức bóc phốt, vạch trần sai trái của vài nhân vật danh tiếng cần tu chỉnh mình thì có lẽ không có kết cục này và phần nào đó còn được xã hội ghi nhận. Nhưng một khi bà tự xem mình là "người phán quyết", đứng trên tất cả, chửi bới vu khống và đặt điều không chừa một ai thì luật pháp phải điều chỉnh hành vi phạm pháp này.
"Ngôn từ ghê sợ bà đã dùng, hành vi phản cảm bà gieo rắc và hành xử của đám đông bị bà lôi kéo, kích động không chỉ tổn hại cho nạn nhân trực tiếp của bà mà còn làm xã hội "náo loạn" cùng những quy chuẩn đạo đức bị bóp méo, nhân cách nhiều người bị xô lệch và pháp luật bị xem thường. Nếu Nguyễn Phương Hằng biết điểm dừng mà cá nhân mình được phép, giới hạn mà bất cứ ai sống ở bất kì nơi nào không được phép vượt qua và ý thức đúng quyền tự do ngôn luận thì chẳng phải lĩnh kết cục xấu hôm nay", Luật sư Nguyễn Tiến Quang phân tích.
Nhà Nguyễn Phương Hằng đang trong tình trạng đóng cửa.
Theo nhiều người, việc Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố là kết cục được cảnh báo trước. Đây không chỉ là thượng tôn luật pháp, coi trọng nhân phẩm con người mà còn làm cho môi trường mạng xã hội bớt vẩn đục, răn đe những kẻ lợi dụng mạng xã hội để mạt sát, làm nhục, bôi xấu người khác và tự "phong thánh" cho mình. Hơn nữa, dù là ai nếu vi phạm pháp luật thì cuối cùng cũng bị chính pháp luật trừng phạt./.
Điều 331: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng để phục vụ công tác điều tra, xác minh liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân. Theo quyết định này, bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 16.2 đến 29.4.2022.
Từ năm 2021 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang thụ lý đơn thư của nhiều cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng gồm: ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan, ca sĩ Vy Oanh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh...
Các cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng liên tục livestream và có các hành vi "làm nhục người khác", "vu khống" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Chân dung nữ CEO Nguyễn Phương Hằng vừa bị khởi tố, bắt tạm giam Trước khi nổi tiếng MXH bởi những "lùm xùm" liên quan đến nhiều người nổi tiếng, bà Nguyễn Phương Hằng đã là một doanh nhân có tiếng trong giới. Ngày 24/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi Lợi dụng...