Confession của dân Ngoại thương nhận được nhiều đồng cảm: Đi làm mệt thể chất 1, về nhà gặp bố mẹ mệt tinh thần 10
“Mình rất mệt nhưng lại không muốn về nhà”, bạn có đang cảm thấy thế này không?
Cuộc sống của bất kì người trẻ nào cũng chất đầy nhiều thứ áp lực đến từ việc học hành, công việc, các mối quan hệ tình cảm. Gia đình – nơi tưởng chừng như là chốn về yên bình, ấm áp nhất sau một ngày mệt mỏi không phải lúc nào cũng là một tổ ấm đúng nghĩa. Với nhiều người, áp lực đến từ gia đình còn nặng nề hơn bất kì thứ khó khăn thử thách nào. Rất nhiều người phải trải qua cảnh tan làm có nhà nhưng không muốn về.
Mới đây, 1 confession trên trang FTU Confession đã khiến dân tình đồng cảm với câu chuyện đi làm không mệt, về nhà mới mệt. Chủ thớt cho biết sau 8-12 tiếng làm việc mỗi ngày, người này rất áp lực khi phải về nhà và nghe những tiếng càm ràm, cằn nhằn đến từ ba mẹ. Các vị phụ huynh có xu hướng giải toả những cảm xúc tiêu cực lên con cái dù cô bạn cũng đã có 1 ngày rất dài vật lộn với công việc.
Mệt mỏi nhưng lại không muốn về nhà (Ảnh minh hoạ)
“ Về nhà sau một ngày làm việc, mình chỉ nghe thấy tiếng càu nhàu của mẹ. Vừa đặt chân về đến nhà, mẹ mình nói bóng gió với em mình rằng mình không nấu cơm cho mẹ mình và em mình ăn đâu, nên em mình tự đi nấu đi. Bố mình dạo này do Covid, làm ăn không được như trước. Hơi một chút là bố đá thúng đụng nia, lấy lý do để chửi. Mình hiểu rằng đôi khi công việc không giải tỏa được căng thẳng, người ta luôn có xu hướng về giải tỏa lên chính gia đình của mình. Nhưng nực cười thay, bố mẹ mình lại chọn cách giải tỏa tiêu cực nhất. Và mình là người phải chịu đựng mặc dù ngày làm việc nào của mình thực sự rất dài?“.
Chủ thớt cũng đã nghĩ đến chuyện chuyển ra ở riêng nhưng lại bị can ngăn vì sợ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Vậy nên, cảm giác hiện tại của cô thực sự là “kiệt quệ”.
Sau khi được đăng tải, confession này đã nhận được nhiều sự đồng cảm của dân mạng. Nhiều người thấu hiểu sự rã rời khi phải gồng mình ở cả chỗ làm lẫn ở nhà. Chưa hết, việc không được nghỉ ngơi thoải mái, tái tạo năng lượng khi ở nhà khiến họ trì trệ và không còn chút cảm hứng trong công việc.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
- Mình cũng tương tự này. Muốn chuyển ra thì mẹ khóc lóc bảo bỏ bố bỏ mẹ. Ở nhà thì lúc nào cũng ồn ào ầm ĩ bố mẹ cãi nhau. Thực sự ức chế lắm.
- Có ai như mình phải nuôi gia đình rồi không có 1 ngày nào được yên? Đang ăn cơm tối thì bố mẹ cãi lộn rồi hất đổ cả mâm cơm. Nhiều khi chỉ muốn bỏ đi để được tự do dù chỉ một chút thôi cũng được.
- Thật sự hoàn cảnh này bỏ thì thương mà vương thì nợ.
- Bạn nên nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ chứ cứ thế này sẽ stress lâu ngày rồi khổ lắm. Người mình mệt mỏi sẽ không làm gì ra hồn đâu.
Dưới đây là nguyên văn confession đang nhận được nhiều sự chú ý:
[MÌNH KHÔNG HẠNH PHÚC]
Mình là cựu sinh viên đã ra trường được một vài năm. Công việc của mình tốt, đổi lại mình cần mất hơn 8 tiếng thậm chí 12 tiếng một ngày cho nó. Mình chấp nhận và không hề kêu than một lời. Nhưng gia đình mình thì không.
Về nhà sau một ngày làm việc, mình chỉ nghe thấy tiếng càu nhàu của mẹ. Vừa đặt chân về đến nhà, mẹ mình nói bóng gió với em mình rằng mình không nấu cơm cho mẹ mình và em mình ăn đâu, nên em mình tự đi nấu đi. Bố mình dạo này do Covid, làm ăn không được như trước. Hơi một chút là bố đá thúng đụng nia, lấy lý do để chửi. Mình hiểu rằng đôi khi công việc không giải tỏa được căng thẳng, người ta luôn có xu hướng về giải tỏa lên chính gia đình của mình. Nhưng nực cười thay, bố mẹ mình lại chọn cách giải tỏa tiêu cực nhất. Và mình là người phải chịu đựng mặc dù ngày làm việc nào của mình thực sự rất ‘dài’?
Mình rất mệt nhưng lại không muốn về nhà.
Mình đã nghĩ đến việc chuyển ra ở riêng. Nhưng tất cả mọi người đều can ngăn vì nếu ra ở riêng thì tình cảm gia đình cũng dứt.
Không ai yêu mình nên mình đâu lấy được chồng để chuyển đi.
Mình có nghĩ được một kế hoạch dài hơi khác nhưng mình cần thời gian để thực hiện nó. Còn bây giờ, lúc 11:25 ngày 25/5/2020, mình kiệt quệ.
Biến cửa sổ thành tác phẩm nghệ thuật
Các bức tranh vẽ trên cửa sổ quả thực muôn hình muôn vẻ, sống động và khiến mỗi người đều cảm thấy con người, kể cả khi giam mình trong phòng, trí tưởng tượng của họ vẫn không ngừng bay bổng, đầy phóng khoáng.
Quy định giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia do dịch bệnh Covid-19 hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy cuồng chân, bức bối khi không thể ra khỏi nhà. Phong trào vẽ tranh trên cửa sổ đã giải quyết phần nào cảm xúc ấy. Người khởi xướng phong trào này là anh Pejac, một nghệ sĩ đường phố người Tây Ban Nha. Anh gọi vui đây là một phần của "chiến dịch" đầy lùi những ảnh hưởng cảm xúc tiêu cực của Covid-19 khởi đầu với những bức tranh vẽ trên cửa sổ kèm dòng hashtag "#StayArtHomePejac" trên mạng xã hội Instagram.
Trên những cánh cửa sổ, mọi người có thể tùy hứng sáng tạo các ý tưởng hội họa, miễn làm sao có sự tương tác với không gian bên ngoài. Từ ý tưởng của nghệ sĩ Pejac, phong trào vẽ tranh trên cửa sổ đã được hưởng ứng tại nhiều nơi trên thế giới. Các bức tranh vẽ trên cửa sổ quả thực muôn hình muôn vẻ, sống động và khiến mỗi người đều cảm thấy con người, kể cả khi giam mình trong phòng, trí tưởng tượng của họ vẫn không ngừng bay bổng, đầy phóng khoáng.
Nghệ sĩ đường phố Tây Ban Nha Pejac cho rằng, không khó để vẽ một bức tranh trên cửa sổ sao cho có sự kết nối với cảnh quan bên ngoài. Chỉ cần quan sát và lập ý tưởng cho những gì định vẽ. Ngoài cách vẽ trực tiếp, có thể chụp lại cảnh bên ngoài cửa sổ. Vẽ phác thảo tư thế của người và vật trên giấy hoặc điện thoại, máy tính sau đó cắt hình đã vẽ ra, ướm lên cửa sổ và bắt đầu vẽ theo đường nét của hình cắt. Nhiều người đã làm theo hướng dẫn này và phong trào khoe ảnh chụp tác phẩm nghệ thuật trên cửa sổ trở nên sôi nổi trên Instagram.
"Tôi tin rằng trong mỗi người đều tiềm tàng phẩm chất của một nghệ sĩ. Và nếu bạn chỉ cho họ cơ hội kích hoạt khả năng ấy, họ sẽ có khả năng tạo ra những điều tuyệt vời. Trong những ngày giãn cách xã hội, tôi tin rằng sự sáng tạo là một trong những liệu pháp xua tan sự lo lắng và buồn chán". Đó là điều mà nghệ sĩ Pejac muốn truyền tải qua chiến dịch mà anh là người khởi xướng.
Biệt Sa
Bị sếp gọi bằng "mày", nàng công sở ngay lập tức bỏ việc và phản ứng bất ngờ của cư dân mạng Căng thẳng, áp lực là thứ mà dân công sở phải đối mặt; đừng vì những giọt nước tràn ly mà hất đổ đi hết những thành quả tích luỹ được. Căng thẳng, áp lực là câu chuyện không thể tránh khỏi đối với chị em công sở. Nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ núi công...