Còn xâm lấn thiên nhiên, con người sẽ tiếp tục hứng chịu đại dịch
Nhà sinh vật học hàng đầu nước Mỹ, ông Thomas Lovejoy, cho rằng để ngăn chặn sự xuất hiện của các đại dịch trong tương lai, con người cần tôn trọng thế giới tự nhiên nhiều hơn.
Theo Guardian, các nhà sinh vật học hàng đầu của Mỹ cho rằng việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và sự xâm lấn quá mức vào thiên nhiên của con người chính là nguyên nhân dẫn đến đại dịch Covid-19.
Trung bình mỗi năm có từ 2 đến 4 virus mới được hình thành do quá trình con người xâm lấn vào thế giới tự nhiên, và bất cứ virus nào trong số này cũng có thể biến thành một đại dịch toàn cầu, theo ông Thomas Lovejoy, nhà sinh vật học hàng đầu nước Mỹ – người mở màn cho khái niệm “đa dạng sinh học” vào năm 1980 và được coi là cha đẻ của lý thuyết này.
“Đại dịch này (Covid-19) là hậu quả của sự xâm lấn liên tục và quá mức của chúng ta vào thiên nhiên, cùng nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, cụ thể là thị trường động vật hoang dã, các khu chợ ướt ở Nam Á và thị trường thịt thú rừng ở châu Phi”, ông Lovejoy nhận định.
Những khu chợ buôn bán động vật hoang dã như thế này được các nhà sinh vật học coi là “bom nổ chậm” vì có thể dẫn tới đại dịch toàn cầu tiếp theo. Ảnh: AP.
“Rõ ràng đây chỉ là vấn đề thời gian để một đại dịch như thế này xảy ra”, ông Lovejoy – thành viên cao cấp tại Quỹ Liên Hợp Quốc, và cũng là giáo sư ngành khoa học môi trường tại Đại học George Mason, cho biết thêm.
Bình luận của ông được đưa ra trong dịp công bố một báo cáo của Trung tâm Tiến bộ Mỹ, một viện chính sách thiên tả có trụ sở ở Washington D.C. Báo cáo khuyến cáo chính phủ Mỹ tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Chợ ướt (wet market) là từ dùng để chỉ những khu chợ truyền thống bán động vật sống (kể cả chăn nuôi hay do săn bắt) cũng như các mặt hàng như trái cây và rau quả tươi, thường có điều kiện vệ sinh kém. Chúng có ở khắp nơi tại châu Phi và châu Á, cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người. Khu chợ ướt Hoa Nam ở Vũ Hán – được tin là nơi khởi nguồn của dịch Covid-19 – có bán nhiều loại động vật hoang dã như cáo, chuột, chồn, sói con và kỳ giông.
Giáo sư Lovejoy cho rằng việc tách động vật hoang dã khỏi vật nuôi trong các khu chợ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh. Có được điều này là do sẽ có ít loài vật mới hơn để virus có thể bám vào.
Video đang HOT
“Động vật thuần hoá có thể nhiễm những loại virus này, nhưng nếu chỉ có chúng trong chợ thì sẽ thực sự làm giảm khả năng virus truyền từ động vật hoang dã tới chúng”, ông Lovejoy nhận định.
Theo vị giáo sư hàng đầu, mấu chốt của vấn đề là cần phải giảm những hoạt động mua bán lẫn lộn này tới một mức độ mà xác suất virus nhảy từ động vật hoang dã sang động vật thuần hoá đủ nhỏ để trở nên không đáng lo ngại.
“Khó khăn lớn nhất là nếu bạn đóng cửa tất cả – điều là lý tưởng nhưng sẽ dẫn tới một thị trường chợ đen, khiến chúng ta khó đối phó vì đó là bí mật”, ông Lovejoy nói thêm.
Đại dịch sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1 tỷ USD trong năm nay, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, và 1 nửa số việc làm ở châu Phi có thể sẽ biến mất.
“Đây không phải sự trả thù của thiên nhiên, chúng ta đã làm điều đó với chính chúng ta. Giải pháp là cần phải có một cách tiếp cận tôn trọng thiên nhiên hơn, bao gồm cả việc đối phó với biến đổi khí hậu và tất cả những thứ còn lại”, ông Lovejoy nói.
Quốc Thăng
Số ca nhiễm Covid-19 ở TBN vượt Trung Quốc, y bác sĩ "phơi mình" trước virus
Số ca nhiễm Covid-19 ở Tây Ban Nha đã chính thức vượt qua Trung Quốc trong ngày 30.3, trong bối cảnh các nhân viên y tế bày tỏ sự bất bình vì chính phủ phản ứng chậm với đại dịch.
Theo Guardian, trung tâm hội nghị Ifema ở Madrid, Tây Ban Nha, từng gây ấn tượng với những khu vườn trong nhà tươi tốt, sân khấu trang trí công phu và khu vực thảm đỏ hoành tráng. Giờ đây, nơi này trở thành bệnh viện dã chiến lớn nhất cả nước, nhờ sự vào cuộc của quân đội.
Hàng ngàn giường bệnh được xếp thành hàng ở khu hội nghị, trong bối cảnh Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu thứ hai sau Italia vượt Trung Quốc về số ca nhiễm Covid-19.
Tính đến ngày 30.3, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 85.195 người nhiễm virus, tăng 6.398 ca so với ngày hôm trước và chính thức vượt qua Trung Quốc. Số ca tử vong của Tây Ban Nha hiện lên tới 7.340, mức cao thứ hai trên thế giới sau Italia.
Những con số thống kê mới nhất cho thấy dịch bệnh ở Tây Ban Nha đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Khoảng 12.298 nhân viên y tế được xác định dương tính với Covid-19 ở Tây Ban Nha, theo thống kê chính thức. Con số này tương đương khoảng 14% tổng số ca nhiễm.
Y bác sĩ ở bệnh viện Quiron, Barcelona, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đồng nghiệp mới qua đời vì Covid-19.
Ở một số thành phố của Tây Ban Nha, tốc độ lây nhiễm tăng vọt khiến hệ thống y tế quá tải. "Bệnh viện của tôi có 265 giường, mà nay có tới 700 bệnh nhân", bác sĩ Ana Giménez, công tác tại bệnh viện Infanta Leonor ở Madrid, nói. "Hàng trăm người đang ngồi trên ghế hoặc nằm trên sàn, tất cả các bệnh viện ở Madrid đều quá tải".
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do các y bác sĩ thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi không có gì cả. Chúng tôi không có khẩu trang, chúng tôi không có găng tay, chúng tôi không có áo khoác chống thấm nước", Ana nói. "Chúng tôi như đang 'khỏa thân' trong cuộc chiến chống virus".
Trong khi người Tây Ban Nha dành hàng đêm bên cửa sổ và ban công của họ để hoan nghênh những nỗ lực của nhân viên y tế, chính phủ vẫn hứa rằng nguồn cung vật tư y tế đang trên đường vận chuyển. Trong khi đó, các nhân viên y tế buộc phải tìm cách tự chế các túi rác thành quần áo bảo hộ.
Ước tính 14% số ca nhiễm Covid-19 ở Tây Ban Nha là các y bác sĩ.
"Tôi không chắc liệu mình có lây nhiễm virus cho gia đình và đồng nghiệp hay không", Ana chia sẻ nói. Cô nói mình có các triệu chứng giống cúm cách đây khoảng 10 ngày.
Cô vẫn chưa xét nghiệm, nhưng cấp trên của cô đã yêu cầu những người có triệu chứng nhẹ vẫn phải tiếp tục làm việc.
Chính phủ Tây Ban Nha đang hứng chịu sự chỉ trích từ dư luận vì phản ứng quá chậm chạp, kể từ khi virus bắt đầu lây lan đến quốc gia này. Người phải hứng chịu hệ quả chính là các nhân viên y tế.
Hàng ngày, họ phải đối mặt với những quyết định khó khăn, đó là xem bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào cần dùng máy thở hơn. "Hầu hết chúng tôi, mỗi ngày tan ca và trở về nhà, đều khóc", Ana nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
2 yếu tố hữu hiệu để kiểm soát dịch Những kinh nghiệm trong quá trình chống dịch, khi người dân hiểu và tuân thủ sẽ đóng góp rất lớn vào công tác ngăn chặn nguồn lây. Bộ xét nghiệm của Anh sẽ phân tích máu từ ngón tay, cho kết quả trong 15 phút - Ảnh: Sky News Mở rộng xét nghiệm Ông Anthony Costello - bác sĩ nhi và nguyên là...