Côn trùng trong văn hóa ẩm thực thế giới
Nhiều nước trên thế giới coi côn trùng như một loại thực phẩm để “thưởng thức”. Nếu như người Việt ăn châu chấu, nhộng… thì Nhật Bản có sushi côn trùng, Campuchia có nhện rang, Trung Quốc có trứng kiến, thậm chí có nơi ăn dòi phomat…
Thế giới côn trùng vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta. Chúng mang đến nhiều điều thú vị cho cuộc sống: từ chữa bệnh, nghiên cứu đến công dụng thụ phấn cho hoa, sinh ra một số chất hữu ích như tơ tằm, mật ong… phục vụ nhu cầu sống của con người. Nhưng không chỉ có thế, các loài côn trùng còn được con người tận dụng và chế biến thành những món ăn đặc biệt, giàu dinh dưỡng (lượng protein trong các món ăn từ côn trùng rất cao).
Với những tên gọi xúp gián, dòi pho mát, bọ cạp xiên rán… thật dễ khiến người ta rùng mình, và chắc hẳn nó chỉ hợp cho những người bạo dạn, vượt qua nỗi sợ hãi để thưởng thức. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng là điều hấp dẫn khiến người ta tò mò khám phá.
Vòng quanh thế giới, những món ăn từ truyền thống đến hiện đại, từ món sang trọng đến bình dân ở nhiều quốc gia, châu lục đều thấy có mặt của côn trùng.
Côn trùng là món ăn truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhật Bản có món sushi côn trùng được làm từ cơm kết hợp với rau củ và vài loại côn trùng. Vùng Sardinia (một vùng tự trị, gồm 8 tỉnh của nước Ý) thì nổi tiếng với món dòi pho mát Casu Marz (lên men pho mát và sữa cừu đến khi xuất hiện những con dòi màu trong suốt, có mùi thơm đặc trưng.
Ở một số quốc gia thì côn trùng còn là món ăn bình dân, món khoái khẩu và thường xuyên có mặt trong bữa cơm gia đình. Như món nhộng rang, châu chấu rang ở Việt Nam, món trứng kiến ở Trung Quốc, ấu trùng dòi ở New Zealand, nhện rang của Campuchia, hay nhiều món từ kiến ở Úc…
Trên thế giới, tùy từng loại côn trùng (theo đặc tính của chúng) mà được ưa chuộng hay kiêng kỵ ở một số nước nào đó. Có thể ở nước này, vùng nọ côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người nhưng nó cũng là đồ đặc biệt kiêng kỵ với vùng khác.
Thói quen ăn côn trùng ở mỗi đất nước, vùng miền khác nhau phụ thuộc truyền thống và sở thích. Người châu Âu dường như xem việc ăn côn trùng là biện pháp cuối cùng, người ta chỉ ăn chúng khi không có các loại thịt khác.
Tuy nhiên ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số loại côn trùng như loài mối hoặc các loại ấu trùng, châu chấu, bọ cạp, sâu… còn được ưa chuộng hơn cả thịt chim, cá hoặc các loại thịt động vật làm thức ăn thông thường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ở nhiều vùng của châu Phi, sâu mopane (một loài ngài sống dựa vào cây mopane) lại là món ăn đặc biệt phổ biến. Còn châu chấu thì có nhiều và rất rẻ ở Mexico: thực khách ở những thành phố lớn của nước này có thể mua một đĩa châu chấu chiên hay rang ngay tại những quán vỉa hè hay trước cổng rạp xiếc, rạp phim để nhấm nháp trong khi xem…
Một số nước châu Á cũng có những món ăn thật đặc biệt từ côn trùng. Món nhện tarantula (rang) là món ăn đặc sản ở Campuchia và luôn được du khách tìm đến nếu có dịp ghé qua. Ngày nay món ăn này dường như đã trở thành nét nghệ thuật đặc trưng của ẩm thực Capuchia.
Món nhện tarantla (Ảnh: internet)
Một loại côn trùng nhưng ở mỗi nơi lại có thói quen thưởng thức khác nhau. Ví dụ như loài kiến thì có nhiều nơi trên thế giới cùng ưa chuộng: ở Úc, món ăn được ưa chuộng nhất là bụng của loài kiến xanh nhỏ. Còn tại Belize người ta hay đào tổ kiến dưới đất để tìm trứng kiến. Người Thái Lan thì có món kiến hay trứng kiến vàng trộn với ớt và nước chanh. Ở Colombia, kiến được rang vàng, cho vào bao giấy, bán tại các rạp chiếu phim..
Theo Amthuc365
Vị bánh đồng quê Pháp
Thỉnh thoảng, trong lúc chờ đợi món bánh "traditional Crepes", một vài cơn gió thoảng qua kéo theo hương sô-cô-la đen ngọt đắng, mùi dâu tây chua chua ngọt ngọt man mát, mùi bơ kem quyện ngào ngạt hương ngọt ngậy... từ các bàn kế bên làm tôi đói cồn cào.
Nhưng lịch sử ra đời của món bánh hơn 500 năm tuổi và ly rượu táo nổi danh của miền Tây Bắc nước Pháp rất đáng để tôi không tiếc công chờ đợi, dù biết trước rằng: Món sẽ đơn giản vô cùng.
Văn hóa, sự tìm tòi và khả năng sáng tạo đã khiến cho những món ăn không còn đơn thuần ở trạng thái nguyên bản nữa, chúng được biến hóa, "cách tân" như một mẫu thời trang kiểu cách, với những màu sắc bắt vị hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tôi nói nhỏ với cô phục vụ rằng, chỉ muốn thưởng thức thử món bánh Crepes theo đúng vị truyền thống, không cách tân chút nào.
Đơn giản đến không tưởng, và hấp dẫn nữa! Cả chiếc bánh Crepes truyền thống chỉ là miếng vỏ bánh tròn được gấp gọn thành hình tam giác, thêm chút bơ và đường. Màu bánh vàng nâu như tờ giấy gói thuốc Bắc, thơm thoang thoảng hương sữa ngọt ngào.
Vỏ bánh được làm bằng bột mì tạo nên độ dai rất thú vị chứ không dễ mềm như lát bánh cuốn tráng bằng bột gạo. Thêm một đĩa nhỏ với những khối bơ vuông thơm ngậy mát, không quá ngấy mà đủ làm mềm thêm miếng bánh xốp xốp, ngọt ngọt, dai dai...
Thong thả đưa lát bánh vào miệng, nhấm nháp thêm chút rượu táo ngon tuyệt từ vùng Bretagne, chỉ thoáng qua chút tê tê nơi đầu lưỡi, rồi ngay tức khắc chan đầy cảm giác khoan khoái, ngọt ngào khắp khoang miệng như hương vị của những trái táo chín đỏ trong mùa bội thu.
Bảo sao ẩm thực Pháp nổi tiếng là tinh tế. Cứ xem cô đầu bếp làm nóng bánh bằng bơ quết nhẹ trên lòng chảo thì cũng đủ thấy, miếng bánh không thể õng ẹo dầu mỡ cho được, đỡ tốn công phơi bánh chờ róc mỡ, làm nguội dần sự háo hức của người ăn.
Cả cái cách người đầu bếp dùng tay hất chảo để miếng bánh nhún nhảy trên không trung cũng thừa lúc tạo cho miếng bánh ngấm bơ mà không bị sũng, rất vừa độ, đủ để ngon.
Anh Olivier Garrivie, bếp phó KS Sofitel Metropole Hà Nội nói rằng món ăn này từng là món quà truyền thống cho lũ trẻ trong nhà vào ngày cuối tuần, hay đôi khi là món ăn nhẹ vào giờ nghỉ khi bọn trẻ đi học.
Thế nên, hình hài của món bánh khi thành phẩm rất đơn giản, không nước xốt, không canh, không nóng sốt nên rất thuận tiện cho việc mang đi xa hoặc ăn bằng tay. Dùng dao dĩa cho sang thôi, chứ vỏ bánh dai và thơm rất dễ tạo phản xạ cho người Việt mình muốn cuộn tròn lại, rồi véo dần mà thưởng thức.
Nhưng khi mà món ăn còn được con người biết đến, xã hội còn phát triển thì món ăn đó còn có "cớ" để thay đổi, để cách tân.
Và vì thế mà trên bàn bếp được bày ngay ở vỉa hè với những dãy bàn ăn ngoài trời đặc chất Pháp, ngoài vị ngọt truyền thống của bánh Crepes, một dãy những đĩa bánh mặn hiện hữu đã khiến tôi tò mò gọi thêm món Crepes có nhân thịt hun khói.
Nào thì miếng pho mát dày dày gợi cảm, lát trứng ốp lết vàng ươm gọi mời, hai lát thịt bê hun khói rất dậy vị...
Độ nóng của vỏ bánh đủ làm lát pho mát uốn mình dính lấy miếng trứng và thịt hun khói, cắn một miếng mà thấy mềm cả miệng.
Và chút hăng nhẹ, chan chát của đám rau gia vị trang trí kế bên rất phù hợp để cân bằng vị giác mà không bị ngán ngấy.
Sự sáng tạo của bánh Crepes quả thực rất quyến rũ. Hấp dẫn và ngon miệng.
Có lẽ bởi nghệ thuật sáng tạo là sự kết nối đặc biệt giữa hương vị của bánh Crepes truyền thống với dư vị của mứt, rượu rum, mật ong, hoa quả tươi... đến vị mặn của pho mát, thịt nguội, hải sản, nước xốt kiểu Mỹ kèm các loại rau rán với dầu ôliu, giấm Balsamic...
Nhưng chỉ cần bạn có yêu cầu ăn bánh Crepes truyền thống, sẽ có ngay một món bánh cũng rất đáng để chờ đợi.
Theo Mon ngon Ha Noi
10 quốc gia có đồ ăn ngon nhất thế giới Mỹ không có món ăn đặc trưng nhưng các đầu bếp ở đây đã tạo ra những món ăn ngon nhất thế giới. Và còn tới 9 nước có những món ăn rất ngon đang chờ bạn thưởng thức. 1. Mỹ Sẽ không có ai rủ bạn đi ra ngoài và ăn đồ ăn của Mỹ vì có thể là do hầu hết...