Con trai vào phòng cắt nát poster, ảnh idol của chị họ, người mẹ đáp trả 1 câu tỉnh bơ gây phẫn nộ
Người mẹ này khăng khăng con mình không sai sau khi chứng kiến cậu bé phá nát ảnh thần tượng của cháu gái.
Mới đây, cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao với câu chuyện về một cậu em trai đã phá hỏng đồ đạc của chị họ mình trong khi đến thăm nhà họ hàng. Điều đáng nói hơn hết là thái độ của người mẹ trong câu chuyện.
Cụ thể, một cô gái trẻ là fan của một nhóm nhạc thần tương lâu năm. Trong suốt quãng thời gian dài, cô đã sưu tập nhiều hình ảnh, poster, card của thần tượng và lưu giữ cẩn thận trong một chiếc hộp.
Loạt hình ảnh của idol bị cắt phăng không thương tiếc
Thế nhưng, mọi thứ để tan tành mây khói khi cậu em họ cùng mẹ đến thăm gia đình của fan girl kia. Cậu em đã vào phòng chị mình và lôi chiếc hộp quý giá ra để nghịch phá. Các hình ảnh bị cắt, xé hoàn toàn thành nhiều mảnh, không để lại một tấm nào nguyên vẹn.
Tưởng chừng những đứa trẻ tầm 2,3 tuổi mới lỡ nghịch dại như thế, nhưng được biết em họ của cô gái đã lên 7 tuổi. Điều này làm cô gái rất tức giận và buồn bã sau khi mất công thu thập những kỷ niệm về thần tượng.
Công sức sưu tâm của cô gái trẻ trong nhiều năm giờ chỉ còn như vậy
Sau khi xảy ra sự việc, đáng lẽ cậu bé cùng người mẹ phải có động thái xin lỗi, nhưng hành động của họ lại khiến nhiều người bức xúc. Theo đó, người mẹ đã chỉ trích và nói rằng những tấm ảnh là “rác rưởi.” Không những thế, người phụ nữ này không tiếc lời xúc phạm nặng nề. Bà cho rằng những nữ thần tượng “quỷ ma” dã làm điểm số của cô tệ hơn, và con trai bà đã làm điều đúng đắn để giúp chị mình thoát khỏi thần tượng. Người dì nói dù cô thông minh cỡ nào cũng bị những “con quỷ” này lấy đi và họ chẳng giúp ích gì cho cô cả.
Chiếc hộp quý giá của cô gái đã trở nên đống giấy vụn
Cộng đồng mạng không ngừng phẫn nộ sau khi lắng nghe câu chuyện của fan girl xui xẻo. Nhiều người cho rằng, ai cũng có thần tượng cho riêng mình và không ai có quyền can thiệp. Việc thần tượng ai đó không tác động vào điểm số và hoc lực của người hâm mộ. Thái độ trịch thượng khi khăng khăng đổ lỗi và không cho rằng con trai mình đã sai càng khiến mọi người lên án hơn về cách giáo dục con cái của bà mẹ trên.
Vũ Trịnh
Video đang HOT
Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng "stress hơn cả đi làm": Tay gõ bàn phím, tay buộc tóc cho con mới biết việc chăm con chưa bao giờ là dễ dàng
Giờ đây, khi buôc phai trông con giúp vợ, các anh chồng mới chợt nhận ra việc chăm sóc gia đình nhỏ chưa bao giờ là dễ dang...
Thời gian lũ trẻ được nghỉ học kéo dài do dịch bệnh đã tạo nên những xáo trộn về phân công công việc trong mỗi gia đình. Giờ đây, khi giúp vợ một tay để chăm sóc con cái, không ít ông chồng phải lắc đầu: "Chăm con chưa bao giờ là dễ dàng!"
Để đảm bảo việc phòng chống dịch bênh Covid-19, ngươi ngươi nha nha đều đang tích cực và nghiêm túc thực hiện việc cách ly. Không thể phủ nhận những lợi ích tích cực ban đầu mà Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại. Nhưng đi kèm với đó là những thay đổi không nhỏ trong cuộc sống của mỗi gia đình.
Với sự thay đổi này, các đức lang quân cũng nhanh chóng thấu hiểu được những vất vả mà bạn đời của mình phải gánh vác thêm khi không có sự giúp đỡ của người giúp việc, không gưi con đên trương... Bỗng nhiên, những người vợ, người mẹ phải gồng mình mà biến thành siêu nhân.
Từ đó, ngươi đan ông trong gia đinh biên thanh những "anh nuôi" tay ngang. Ho gặp phải không ít những câu chuyện dở khóc dở cười, mơi ngỡ ngàng không hiểu rằng bao lâu nay, vợ mình đã lấy năng lượng từ đâu mà có thể quán xuyến được nhiều việc đến như vậy.
Làm bảo mẫu khó hơn nhiều so với việc đóng vest ngồi thương thảo với khách hàng
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là sự gia han thời gian cách ly xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhịp sống như chậm lại. Những người đàn ông bận rộn nay cũng có đã có thời gian cho gia đình mình, theo cách mà trước nay họ chưa từng trải nghiệm.
Anh Bùi Tuấn Tú (43 tuổi) - một doanh nhân có quỹ thời gian eo hẹp - là giám đốc công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Vì tính chất công việc, anh ít dành thời gian cho con cái chứ chẳng nói đến giúp đỡ vợ việc nhà.
Vợ của anh tự mình quán xuyến hết các công việc lớn nhỏ trong gia đình để cho chồng danh nhiều thời gian lo toan sự nghiệp.
Gia đình có đến ba người con, trong đó cô con gái út mới chỉ năm tuổi. Một mình vợ anh đảm đương việc nội trợ và còn phụ giúp công việc kinh doanh của chồng. Việc bọn trẻ được nghỉ học từ khi dịch bệnh bùng phát đã thay đổi đáng kể thói quen của anh Tú.
Thời gian nghỉ ngơi do dịch bệnh khiến một người bận rộn như anh Tú có thể chơi với các con, phụ vợ việc nhà
"Thấy tôi học cách chăm sóc con gái nhỏ và chơi cùng hai cậu con trai lớn, vài người trêu tôi chuyển sang làm "anh nuôi" tay ngang. Từ quen làm việc với giấy tờ, điện thoại, máy tính, giờ tôi lại học buộc tóc cho con gái, vừa trông con vừa làm việc khi khách có nhu cầu. Kể ra cũng lắm chuyện hài, vài lần đầu tôi còn vụng về nên con bé cứ chê xấu, gào khóc đòi bố buộc lại cho bằng được".
Có lẽ đây là kỉ niệm vừa khôi hài lại vừa đáng nhớ của ông bố doanh nhân này trong những ngày phụ giúp vợ chăm sóc con cái. Bỗng nhiên bất đắc dĩ trở thành bảo mẫu của 3 đứa trẻ, anh Tú đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa và từ đó co cai nhin tích cực hơn về công việc nội trợ của vợ mình.
Sau bao lần học làm bảo mẫu, anh Tú cũng buộc được tóc gọn gàng cho con gái.
Với khó khăn chung của xã hội, nhu cầu mua đất, tậu nhà của khách hàng giảm mạnh. Không tiêp khach, văn phòng làm việc bỗng biến thành "sân chơi thể dục" cho mấy bố con.
Bố và các con cùng thể dục buổi chiều.
"Chiều nào tôi và hai con trai cũng đánh bóng bàn để tập thể lực. Không được ra ngoài thì ta tập trong nhà. Có lúc, đang chơi hăng thì con gái bắt đi tập đàn cùng. Vui thì có vui nhưng mệt thì nhiều hơn. Trước đây, cứ làm việc xong là rảnh tay, bây giờ phải để ý con cái hơn nên mới biết vợ đã vất vả thế nào. Từ giờ, tôi không dám gọi việc nhà là việc vặt nữa".
Con gái vẫn ngồi cạnh ngay cả khi bố tranh thủ làm việc.
Dù đang làm gì, chỉ cần con gái đòi học đàn là bố sẽ chiều.
Anh Tú dần học cách trở thành "người đàn ông của gia đình". Dù tình cảm bố con thêm phần gắn kết vì có nhiều thời gian bên nhau, song anh Tú vẫn muốn được nhanh hết dịch để bọn trẻ tới trường học và mình dễ tập trung xử lí công việc. "Chăm sóc trẻ nhỏ là công việc cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, đôi khi tôi thấy còn khó hơn thương thảo với khách hàng" - anh Tú giãi bày.
Con nhỏ đòi ăn, con lớn đòi chơi: viêc chăm con còn vất vả hơn làm việc tại công ty
Những ngày cách ly, không ít lịch sinh hoạt bắt buộc phải thay đổi, từ đó nhiều anh chông phải làm thay vai trò của vợ mình.
Anh Nguyễn Hữu Kiên (28 tuổi, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là trụ cột trong gia đình có 4 thành viên. Vì tính chất công việc, vợ anh đi làm ca muộn và chỉ có mặt tại nhà khi đồng hồ chỉ 8 giờ tối.
Trước đây, anh không phải bận rộn dành thời gian cho con trai ơ tuôi mâm non vi cháu ăn tối ở lớp, được các cô giáo trông nom sau giờ hành chính. Hiện giờ, khi con được nghỉ học, anh gửi con ở nhà bà nội và se đón con khi đi làm về.
Anh Kiên học làm đầu bếp kiêm việc chăm sóc hai con trước khi vợ đi làm về, đôi khi không biết kêu ai vì "đứa nhỏ chưa ăn xong thì đứa lớn lại gào khóc đòi đi chơi".
"Tôi phải hoàn thành "khóa học" cấp tốc để biết cách tắm cho con, nấu một bữa cơm đơn giản để mấy bố con không phải đợi đến lúc mẹ cháu về. Buổi sáng, vợ tôi dậy sớm nấu sẵn đồ ăn bữa tối cho mấy bố con. Nhưng con trai khó ăn nên tôi vẫn phải cặm cụi nấu đồ mới. Nhờ thế, tôi mới biết rán trứng, luộc rau cũng không hề đơn giản" - anh Kiên cho hay.
Chọn quần áo cũng phải đúng ý cậu con trai, anh Kiên mới thấy "chăm con chẳng hề dễ dàng".
Anh cho biết thêm: " Theo lời vợ dặn, tôi mua cháo dinh dưỡng cho đứa nhỏ. Nhưng cho "đồng chí" ấy ăn hết suất cháo mới lắm gian nan. Có lúc đứa nhỏ chưa ăn xong, đứa lớn lại gào khóc đòi đi chơi, tôi stress hơn cả làm việc ở công ty. Đến cả chọn quần áo cũng phải lục tung cả tủ để tìm đúng cái mà con muốn, bằng không là không chịu mặc. Tự làm mới hiểu vì sao trước đây vợ tôi trông hai đứa mà mệt như đánh vật".
"Tự làm mới hiểu vì sao trước đây vợ tôi trông hai đứa mà mệt như đánh vật" - anh Kiên nửa đùa nửa thật chia sẻ.
Ở góc nhìn khac, người chồng đã có sự chia sẻ cần thiết, không chỉ để phụ giúp viêc nha một phần vơi vợ mà còn là trải nghiệm quý giá cho bản thân. Có trực tiếp chăm con, mới biết người làm vợ, làm mẹ đã chiến đấu với núi việc không tên trong suốt thời gian dài như thế nào.
Chẳng ai sinh ra là đã giỏi hết mọi việc, trước khi chông thấy vợ mình điêu luyện trong việc cho con ăn thì các anh có lẽ đa không nhìn thấy vơ áp lực đên phát khóc vì lo lắng chuyện cân nặng của con cái.
Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi bố nấu đồ ăn bị cháy, chọn nhầm quần áo cho con,... có lẽ sẽ khiến không ít các ông chồng "tái mặt" và thêm khâm phục người phụ nữ của gia đình.
Nhưng du thê nao đi nưa, phụ nữ có "siêu" đến đâu thì vẫn luôn muốn được người đàn ông của mình giúp đỡ, chia sẻ. Dù rằng nhiều khi những chia sẻ đó cũng mang đến khá nhiều thiệt hại như đổ vỡ đồ đạc, cơm cháy cháo khê...
Cuối cùng thì dù trong bất kỳ giai đoạn nào, chỉ cần sự đồng cảm và thấu hiểu của người chồng, chung tay nhau mà tát Biển Đông thì các chị em lại sẵn sàng tiếp tục làm siêu nhân mà xây dựng vun vén gia đình nhỏ của mình mà thôi.
Thanh Hiền - Mạn Ngọc
Hí hửng đòi chị cho đắp mặt làm đẹp, cậu em trai có biểu cảm trông đến tội khi nghe tiếng chân bố về Nhìn hình ảnh bé trai trốn chui lủi sau cửa dân mạng cảm thấy vừa buồn cười vừa thương. Chuyện là, cậu em nhà V.H khá nghịch ngợm nhưng lại hay sợ bố mắng. Hôm nay thấy chị gái đắp mặt nạ làm đẹp, cu cậu cũng hí hửng đua đòi. Nhưng ngay sau đó cậu em trai này đã co rúm người...