Con trai tử vong, bố nguy kịch do ngộ độc rượu methanol
Sau cuộc nhậu, người bố 69 tuổi nhập cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất tình trạng nguy kịch, vài giờ sau con trai 41 tuổi vào viện nhưng không qua khỏi.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, ngày 30/9, cho biết nam bệnh nhân 69 tuổi, ngụ quận Bình Tân, nhập viện trưa 29/9 với biểu hiện ngộ độc methanol rất rõ. Bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa rất nặng, hôn mê, suy hô hấp cấp, trụy tim mạch.
Các bác sĩ cho ông thở máy, dùng thuốc vận mạch, nâng huyết áp, lọc máu sớm để cải thiện tình trạng nhiễm toan. Hiện, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng, hôn mê sâu, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng. “Trường hợp này tiên lượng rất dè dặt”, bác sĩ Quang nói.
Người con trai vào viện buổi tối cùng ngày, cùng biểu hiện nhiễm toan rất nặng, hôn mê sâu. Sau khoảng một giờ lọc thận cấp cứu, bệnh nhân ngưng tim, tử vong.
Theo bác sĩ Quang, kết quả xét nghiệm độc chất của người bố ghi nhận ngộ độc methanol với nồng độ chất này trong máu là 160 mg/dL. Trong khi đó, theo y văn, nồng độ này ở từ mức 20mg/dL đã có thể gây ngộ độc. Nồng độ methanol trong máu trên 50 mg/dL thường phải lọc máu cấp cứu và trên 80 mg/dL đã có khả năng tử vong cao.
Theo bác sĩ Quang, rượu thường dùng để uống là rượu ethanol làm từ ngũ cốc, giá thành cao hơn. Trong khi đó, cồn methanol là hoá chất, chỉ dùng trong công nghiệp vì rất độc với người, sản xuất từ gỗ lên men, giá rẻ hơn. “Một số người bán trộn hai loại này lại để giảm giá thành, tăng lợi nhuận, khiến người mua uống vào có thể ngộ độc”, bác sĩ Quang chia sẻ.
“Methanol khi uống vào trong máu có thể chuyển sang dạng chất gây độc, tác động đến rất nhiều cơ quan”, bác sĩ Quang phân tích. Chất này có thể tác động gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp cấp, suy tim, tụt huyết áp, sốc nặng, suy thận cấp, mù mắt… Việc điều trị thường khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.
Video đang HOT
Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất, ngày 30/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tình trạng bệnh nhân ngộ độc rượu methanol vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu đang ở mức báo động. Theo phó giáo sư Hồ Thượng Dũng (phó giám đốc bệnh viện), trong tháng 9, bệnh viện tiếp nhận 12 ca ngộ độc rượu methanol, trong đó 6 trường hợp tử vong.
“Đặc biệt hai tuần gần đây, có những ngày bệnh nhân nhập viện liên tiếp nhau”, phó giáo sư Dũng nói. “Nạn nhân phần lớn là người lao động, hoàn cảnh khó khăn sau thời gian dài giãn cách chống dịch”. Có những người may mắn giữ được tính mạng nhưng di chứng nặng nề, mù mắt vĩnh viễn, giảm thị lực…
Trộn methanol vào rượu uống rất nguy hại với sức khỏe người dùng, trái pháp luật. Bệnh viện Thống Nhất báo cáo những trường hợp này với Sở Y tế TP HCM, Công an và các cơ quan chức năng.
6/12 ca ngộ độc rượu công nghiệp tử vong tại bệnh viện Thống Nhất trong tháng 9
Chỉ trong tháng 9-2021 bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cấp cứu cho 12 ca ngộ độc rượu công nghiệp, trong đó có 6 ca tử vong.
Bệnh viện đã báo cáo tình trạng trên cho Sở Y tế và cơ quan công an.
Cấp cứu cho bệnh nhân Đ.V.N (69 tuổi, ngụ quận Bình Tân) ngộ độc rượu với nồng độ Methanol máu hơn 160mg/dl - Ảnh: Bệnh viện Thống Nhất
Chiều 30-9, Bệnh viện Thống Nhất cảnh báo về tình trạng gia tăng các ca ngộ độc rượu công nghiệp (methanol) ghi nhận tại bệnh viện này trong tháng 9-2021.
PGS.TS. Hồ Thượng Dũng - phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - cho biết trong tháng 9-2021, bệnh viện tiếp nhận 12 ca cấp cứu ngộ độc rượu, trong đó 6 ca đã tử vong và một số ca rất nặng. Quá trình thử độc chất bệnh viện xác định nguyên nhân là do ngộ độc methanol.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Quang, trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc bệnh viện Thống Nhất, cho hay rượu nấu từ gạo, mì là rượu ethanol có giá cao hơn. Còn rượu công nghiệp chứa methanol có giá bán rẻ hơn nhiều.
Thông thường 2 loại rượu này cũng khó phân biệt. Tuy nhiên để có giá bán phù hợp với nhu cầu của người lao động ít tiền thì người bán thường trộn rượu công nghiệp vào rượu gạo để hạ giá bán.
Khi uống rượu chứa độc, chất methanol vào cơ thể rất gây hại cho tim mạch, hệ hô hấp, gây suy thận cấp, não, trụy mạch, co thắt võng mạc làm mù mắt và nhiều biến chứng khác...
Theo y học, nếu nồng độ methanol trong máu trên 50mg/dl thì có thể gây ngộ độc đến mức phải lọc máu và trên 80mg/dl khả năng tử vong cao.
"Tuy vậy, cá biệt có ca ngộ độc tử vong bệnh viện ghi nhận có nồng độ methanol trong máu lên đến hơn 160mg/dl hoặc có ca ngộ độc cấp cứu còn rất trẻ, mới 26 tuổi..." - bác sĩ Quang thông tin.
Điển hình như, ngày 29-9, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhân Đ.A.P (39 tuổi, ngụ Bình Tân) ngộ độc methanol nặng, dù được lọc máu liên tục nhưng bệnh nhân đã tử vong. Trước đó 1 ngày, cha của bệnh nhân Đ.A.P là ông Đ.V.N (69 tuổi) ngộ độc methanol cũng được cấp cứu tại Thống Nhất, hiện vẫn đang hôn mê sâu.
Giữa tháng 9-2021 bệnh viện cũng cấp cứu cho 2 thanh niên (ngụ huyện Bình Chánh) ngộ độc methanol, dù không tử vong nhưng một người bị mù vĩnh viễn còn một người giảm thị lực 50%.
Bệnh nhận T.V.B (38 tuổi, ngụ quận Bình Tân) đang cấp cứu tại bệnh viện Thống Nhất vì ngộ độc Methanol - Ảnh: BVTN
Bác sĩ Hồ Thượng Dũng cũng cho hay bình thường bệnh viện chỉ thỉnh thoảng mới tiếp nhận cấp cứu do ngộ độc rượu công nghiệp.
"Nhưng chỉ trong tháng 9-2021 bệnh viện tiếp nhận đến 12 ca, 6/12 ca tử vong. Đa số các trường hợp là người lao động nghèo. Gặp hoàn cảnh giãn cách kéo dài cũng phát sinh tâm lí buồn, chán và mua rượu rẻ tiền uống rồi dẫn đến ngộ độc. Đây cũng là một hệ quả về tâm lí từ giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Bệnh viện đã báo cáo về tình trạng trên cho Sở Y tế và cơ quan công an..."- bác sĩ Hồ Thượng Dũng chia sẻ.
Ngộ độc rượu xử lý thế nào cho đúng? Khi bị ngộ độc rượu bạn cần có phương án xử lý đúng nếu không sẽ gây nên tình trạng nguy hiểm. Ngộ độc rượu Ảnh minh họa. Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu mang lại cho người uống...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Nam chính Thám Tử Kiên: Được gọi là Huỳnh Tông Trạch Việt Nam, nhìn lại ảnh cũ 20 năm trước suýt không nhận ra
Hậu trường phim
23:38:50 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025