Con trai Trần Lực giận dỗi vì không được ở nhà bò
Trong khi bé Suti – con gái nhạc sĩ Minh Khang – bật khóc ngay khi bốc phải căn nhà ít cơ sở vật chất nhất, bé Bờm lại tỏ ra tiếc nuối vì không được ngủ tại nhà gần chuồng bò.
Tập đầu tiên của chương trình Bố ơi! Mình đi đâu thế? phiên bản Việt lên sóng VTV3 vào 12h ngày 1/11. Chuyến hành trình của 4 cặp bố con bắt đầu lúc 5h. BTC đến tận nhà để đánh thức 8 nhân vật chính. Tại nhà Minh Khang, người mẫu Thúy Hạnh ra mở cửa trong khi bố con nhạc sĩ vẫn ngủ say. Trong khi đó, Hoàng Bách đã dậy từ sớm, bé Tê Giác cũng rất ngoan ngoãn thức dậy và vệ sinh buổi sáng mà không cần thúc giục.
Tại Hà Nội, khi bị bố Trần Lực đánh thức, bé Bờm tỏ ra khá cáu kỉnh. Cu cậu liên tục càu nhàu: “Con tưởng bố cho con thoải mái. Bây giờ đã dậy rồi à? Chán quá! Con phải đi đánh răng hả bố”.
Còn trong căn hộ của mình, Phan Anh cũng đánh thức bé Bo dậy, nấu mì trứng cho hai bố con ăn sáng. Nhưng đến khi xuất phát, Bo khóc nức nở vì nhớ mẹ. Bố Phan Anh phải dỗ mãi cô nàng mới chịu đi.
Bốn gia đình tập trung tại Nhà thờ Đức Bà (TP.HCM). Điểm đến đầu tiên là một ngôi làng ở Hóc Môn, thuộc ngoại thành TP.HCM. Bốn cặp bố con sẽ tới đó ở 2 ngày 1 đêm và trải nghiệm cuộc sống ở thôn quê. Khi người đại diện của ban tổ chức – Mr. Leng Keng – thông báo sẽ tạm giữ toàn bộ thiết bị công nghệ và đồ chơi của các bố con, bé Tê Giác liền lên tiếng thắc mắc: “Máy quay phim cũng sử dụng công nghệ mà? Không được dùng đồ công nghệ nhưng sao các chú lại sử dụng máy quay phim?”, còn bé Bờm thì than thở: “Chán!”.
Các cô bé, cậu bé nhanh chóng vui vẻ, hoà đồng và bắt đầu chuyến du lịch đầy hứng khởi. Tuy nhiên, không khí có phần trùng xuống khi các bé tới thăm ngôi nhà bố con mình sẽ ở. Các cặp bố con phải hòa nhập vào cuộc sống của người dân nông thôn ngay trong đêm đầu tiên không có mẹ. Sau khi bốc thăm, bố con Trần Lực sẽ ở nhà hoa, Minh Khang nhà bò, Phan Anh nhà gỗ, Hoàng Bách nhà heo.
Ngay khi biết mình bốc phải căn nhà số 2 – nhà bò, bé Suti đã oà khóc và thút thít: “Con không biết chơi với con bò!”. Minh Khang chia sẻ: “Bé khóc do sợ mùi phân bò. Ngay cả tôi cũng nghĩ: ‘Chết rồi phải làm sao đây’. Nhưng mình cũng phải tìm các thuyết phục bé, vì lá thăm này là con chọn. Sau này ra đời, cái gì con đã chọn, con phải cố gắng vượt qua, biết chịu trách nhiệm với những gì mình làm”.
Trong bốn cặp bố con, Phan Anh và bé Bo hài lòng nhất với kết quả bốc thăm khi được ở nhà gỗ. Riêng cậu bé Bờm, trái ngược hoàn toàn với Suti, cậu ấm nhà Trần Lực đặc biệt “bồ kết” căn nhà bò và tỏ ra chẳng vui vẻ khi phải ở nhà hoa.
Video đang HOT
Sau khi trở về căn nhà đã bốc thăm. Hai bố con ca sĩ Hoàng Bách bắt đầu tính toán cho bữa trưa của mình. Bé Tê Giác tỏ ra rất vâng lời bố và luôn có những câu hỏi thú vị trong suốt cuộc hành trình.
Trong khi đó, Trần Lực lại gặp phải chướng ngại vật không nhỏ khi cậu con trai phụng phịu mãi vì không được ở “nhà Bò mơ ước”. Liên tục đòi ngủ ngoài vườn nhưng khi ra đến nhà lều ngoài vườn, cậu bé đổi ý và mặc cả bố cho mình trở về khách sạn ngủ. Sự hồn nhiên, xen chút nhõng nhẽo nhưng tinh nghịch của cậu bé khiến khán giả bật cười.
Trở về với căn nhà bò của bé Suti, ngôi nhà khá bẩn, đầy rơm, rác và xác gián. Minh Khang bắt đầu công việc quét dọn, và an ủi con gái, đưa ra cho con thấy những điều thú vị, cũng như mặt tích cực của căn nhà này. “Ở nhà con đâu bao giờ được ở ngoài vườn mát đâu! Lâu ngày được nằm võng con thích không?” – anh đưa ra ví dụ. Sau khi nhận được lời khuyên răn, dỗ dành của bố, bé Suti nhanh chóng vui vẻ và lại tỏ ra thích thú.
Sau khi tới thăm căn nhà bố con mình sẽ ở trong chuyến đi đầu tiên, các cô bé, cậu bé nhanh chóng tụ tập để kể về nơi ở của mình.
Đến giờ ăn trưa, ban Tổ chức đã chuẩn bị các phần ăn trưa tại điểm tập trung. Các bố con đến nhận và mang về nhà để ăn. Trong khi 3 bạn nhỏ là Bo, Bờm và Suti đều có bố đi cùng và hỗ trợ mang đồ ăn về, bé Tê Giác phải tự mình đi bưng vì bố Hoàng Bách quá mệt nên ngủ quên.
Bé Tê Giác nhất định không cho mọi người gọi bố dậy vì hai bố con đã thống nhất, tới 10h30 Hoàng Bách sẽ dậy chuẩn bị đồ ăn cho con. Cậu bé quyết định cầm từng món về nhà với suy nghĩ “Mình sẽ làm bất ngờ cho bố!”.
Vì mải nhìn ngắm xung quanh, Tê Giác đã làm đổ gần nửa đĩa đậu xào. Khi mọi thứ được mang về nhà, cậu nhẹ nhàng bày thức ăn, bàn ghế và gọi bố dậy ăn cơm.
Chia sẻ về hành động rất người lớn của con trai, Hoàng Bách nói: “Ở nhà vẫn hay nói với vợ là con trai chắc không yêu và không thân với bố lắm vì bố hơi nghiêm khắc. Con có vẻ quấn quýt mẹ vì mẹ dịu dàng hơn với con. Đến trưa hôm đấy, mới thấy, con trai cũng rất hiểu và yêu bố. Bách cũng không ngờ là có cơm trưa sẵn. Thật sự con hay đến mức thế, bố cũng không biết nói như thế nào. Việc đó làm Bách muốn khóc”.
Trong khi đó tại nhà Trần Lực, Bờm viện cớ thức ăn cay quá nên bẽn lẽn bỏ ra nhà ngoài vườn chơi. Trần Lực chia sẻ: “Bờm thật ra mải chơi, không nhai. Đi thế này lo nhất là về ăn uống. ‘Ông ấy’ nghĩ ra đủ trò: giả vờ ốm, ho… lắm chuyện lắm! Hôm nay là Bờm ăn rất tự nhiên mà không cần bắt ép”. Sau bữa cơm, các bố con chuẩn bị ngủ trưa để lấy lại sức sau chuyến đi dài. Tập 1 kết thúc bằng tiếng chuông đánh thức 4 cặp bố con dậy. Tập 2 của chương trình với những thử thách đầu tiên dành cho 4 cặp bố con sẽ được phát sóng vào lúc 12h trưa ngày thứ bảy ngày 8/11 trên VTV3.
Theo Danviet
Trần Lực: 'Hơn 50 tuổi, tôi vẫn là bạn thân của con'
Có 4 người con, cậu cả đã ngoài hai mươi trong khi bé út mới 3 tuổi, câu chuyện làm bố của Trần Lực có không ít bi hài khi anh từng có những phi vụ lời ru chia ba.
Từng là nam diễn viên ghi dấu ấn đẹp trong lòng khán giả truyền hình với vai diễn trong các phim Mẹ chồng tôi, Giải hạn, Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong, Trần Lực tiếp tục gặt hái được thành công với vai trò đạo diễn khi thực hiện các phim Chuyện nhà Mộc, Tết này ai đến xông nhà, Cocktail cho tình yêu... Thời gian này, cái tên Trần Lực hiếm khi xuất hiện trên truyền hình. Song mới đây, ông bố 6X bất ngờ tái ngộ khán giả màn ảnh nhỏ khi tham gia chương trình truyền hình thực tế, Bố ơi, mình đi đấu thế? cùng với cậu con trai thứ 3 - bé Bờm (6 tuổi).
- Sau nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh để tập trung cho công việc tại hãng phim tư nhân, lý do gì khiến anh quyết định tham gia một chương trình truyền hình thực tế cùng với con trai?
- Vì con trai nên tôi quyết định tham gia chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế?. Ngày xưa tôi đi đóng phim mấy tháng trời, mỗi lần về nhà, thấy con trai đầu lòng lớn ngộc lên, nhìn con mà ứa nước mắt vì khoảng thời gian nó trưởng thành, mình không được chứng kiến. Chính vì cậu cả bị thiệt thòi như thế nên với những đứa bé sau này, tôi luôn muốn dành thời gian cho con. Thật ra tôi rất, rất bận. Khi bắt đầu tham gia chương trình Bố ơi, mình đi đâu thế?, bộ phim Đại ca U70 của hãng phim đang ở trong khâu hậu kỳ - một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Đáng lẽ, tôi - với tư cách là người đứng đầu hãng phim - phải ngồi cùng với đội dựng, âm thanh, hoà âm để kiểm soát sản phẩm của hãng phim thật tốt trước khi ra mắt công chúng. Nhưng vì con, tôi lại phải làm việc với ông đạo diễn và đành phải để mọi người ở nhà làm. Mọi thứ cũng khó khăn hơn khi tham gia chương trình không được mang theo điện thoại. Thế nhưng, tôi phải đi để con được trải nghiệm và tiếp xúc với bên ngoài.
- Anh hơn con trai tới gần 50 tuổi và trong buổi họp báo ra mắt chương trình, MC Phan Anh lại tiết lộ, anh bộc lộ điểm yếu là tuổi già. Khoảng cách tuổi tác ảnh hưởng như thế nào tới hai bố con khi tham gia các trò chơi của chương trình?
- Không phải chỉ trong chương trình này, trong cuộc sống hàng ngày cũng thế, tôi luôn muốn tạo một không khí vui vẻ trong gia đình bằng cách chơi với các con. Đôi khi phải đặt mình vào vị trí của chúng và nguyên tắc muốn chơi được với trẻ con là mình phải trẻ ra cho nên với tôi khoảng cách tuổi tác không có gì cản trở. Những ông bố nhiều tuổi thường được trải nghiệm nhiều trong cuộc sống nên chuyện chăm con không phải là sự vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những việc người bố không thể làm thay các bà mẹ. Trong chương trình toàn các ông bố nên mọi người sẽ thấy ông nào cũng vụng về hết. Quan trọng là cứ yêu thương các con thì chẳng cứ gì phải là tuổi tác... Còn Phan Anh chỉ nói đùa thế thôi. Các trò chơi trong chương trình đâu tới mức mình không làm được. Tôi hơn mấy ông bố khác là trước đây, tôi đi đóng phim nhiều, cũng phải ở nhà dân, lại toàn đóng bộ đội, ở rừng rú với người dân tộc, khổ lắm. Chính những đội còn lại mới bị sốc.
Trần Lực và con trai thứ ba tham gia chương trình truyền hình thực tế Bố ơi, mình đi đâu thế?.
- Nhiều gia đình, đặc biệt là những người nổi tiếng, không muốn đưa con lên sóng truyền hình. Bản thân anh suy nghĩ như thế nào khi quyết định cho con tham gia chương trình thực tế?
- Trước hết, tôi là một ông bố. Tôi không phải là Trần Lực, không phải là gì cả đối với con tôi. Chúng nó mới là sếp của tôi. Tôi ở trong vai trò một ông bố đưa con đi trải nghiệm nên không suy nghĩ gì. Nhiều người kỹ càng nên muốn giấu hình ảnh của con đi, với tôi thì không. Đây là một trải nghiệm mà con tôi cần trải qua. Và điều đó có hiệu quả thực sự. Lúc trước, Bờm học mẫu giáo, ở nhà sống trong nhung lụa, sự bao bọc của người thân, giờ tham gia chương trình, mọi người xem sẽ thấy, cháu ngã lăn ngã lóc cũng phải tự đứng dậy, khóc cũng không ai dỗ lại tự nín. Giờ thì cậu Bờm tự tin hơn khi bước vào lớp một.
- Nghe việc anh bỏ công, bỏ việc để đưa con đi tham gia chường trình, có vẻ như anh rất mực chiều các con?
- Tôi nghĩ ông bố nào cũng chiều con nhưng mỗi người có một cách riêng. Đối với tôi, con cái là tất cả, là cuộc sống của tôi rồi nên chuyện chiều và yêu con là tất nhiên. Tuy nhiên, vợ tôi có thể ép con ăn nhưng tôi thì không, mặc kệ, đói quá sẽ tự tìm đồ ăn. Tôi có "tổng động viên" là 4 đứa. Cậu cả hiện đã hai mấy tuổi, còn cô thứ hai tên là Bông (7 tuổi), đến cậu Bờm (6 tuổi, cuối cùng là cậu út Bách (3 tuổi). Nhà tôi lúc nào cũng như cái nhà trẻ. Đông con rất vui nhưng cũng rất mệt. Tôi có những vụ lời ru chia ba, tay bế cậu út, chân đẩy nôi cho cậu hai với cô ba rồi à ơi ru con... Những buổi như thế rất nhiều bởi làm sao một mình mẹ chúng nó trông được, kể cả có người đến hỗ trợ cũng vậy thôi. Trẻ con chúng khôn lắm, bố mẹ là trên hết. Như lũ trẻ nhà tôi, chúng nhất định không chịu để bác giúp việc ru ngủ, cứ phải là bố cơ.
- Ba cháu nhỏ nhà anh tuổi sát nhau, sẽ không tránh được những lúc chành chọe, đánh nhau. Khi đó, ông bố Trần Lực sẽ "xử án" thế nào?
- Một ngày, tôi cũng không có nhiều thời gian dành cho con. Buổi sáng đánh thức các con dạy, cho chúng đánh răng, rửa mặt rồi đưa cô Bông và cậu Bờm ra bến xe, bắt xe đi học. Sau đó, quay về nhà, đưa cậu út tới nhà trẻ. Buổi chiều, khoảng 5h là 3 đứa về nhà. Mệt nhất là khoảng thời gian từ chiều đến tối. Bọn trẻ nhà tôi sống tình cảm lắm, về gặp nhau cái là đùa, nhiều khi đùa quá là thành đánh nhau. Khi đó, với mỗi đứa con, lại phải có cách xử trí riêng. Như với con gái, phải nhẹ nhàng, tinh tế. Còn với cậu Bờm, có tính cách hồn nhiên, tồ tồ, tôi phải nghĩ cách khác để gần gũi với con. Cậu con cả cũng giúp bố mẹ quan tâm tới các em, nhưng theo kiểu khác. Bốn anh em chúng nó ngồi với nhau là xoắn lấy nhau, tôn ông anh cả như sư phụ, ngưỡng mộ lắm.
- Anh có chia sẻ, con trai cả thiệt thòi hơn khi trong khoảng thời gian trưởng thành, bố thường xuyên phải đi đóng phim xa nhà. Sau này, anh sửa sai bằng cách dành nhiều thời gian bên các cháu bé hơn. Vậy còn cậu lớn?
- Cậu cả bây giờ là đồng nghiệp của tôi, cũng là đạo diễn và đang làm việc tại hãng phim Đông A. Hai bố con tôi như bạn bè, cà phê cà pháo, uống bia với nhau suốt rồi tâm sự những câu chuyện trong cuộc sống, gia đình, chuyện yêu đương. Chính vì ngày xưa không dành được nhiều thời gian cho con nên bây giờ, cứ có thời gian tôi sẽ rủ con đi theo, đi uống bia hơi cũng cho con đi ngồi cùng để hai bố con gần gũi nhau hơn.
- Cậu cả đã nối nghiệp bố. Với ba con nhỏ, anh định hướng các cháu như thế nào?
- Tôi không hướng điều gì cả, để cho các cháu tự nhiên. Không phải cứ con nhà văn nghệ sĩ là đi làm nghệ thuật đâu. Còn những thứ cần thiết cho con sau này như học đàn, nhạc, tôi vẫn cho cháu đi. Với lời mời đóng phim, tôi nghĩ đó là chuyện bình thường, là một trải nghiệm để sau này cháu biết, đóng phim là như thế nào. Tôi vẫn ở vai trò một ông bố và mong muốn nhất là các con mình tốt lên thôi.
Đạo diễn phim Chuyện nhà Mộc và cậu con trai thứ ba - kém anh gần 50 tuổi.
- Tay bế tay bồng con như thế, anh lấy đâu thời gian để làm kinh tế nuôi "đoàn tàu"?
- Chuyện đó là chuyện bình thường, mình sống cả đời, làm cả đời. Với tôi, làm việc để làm gì? Chính là để nuôi các con mình. Con là trên hết, không gì có thể đánh đổi với con mình cả. Thật ra công việc của tôi bây giờ khác ngày xưa. Trước mình là nghệ sĩ, ai mời đóng phim, thấy vai hay thì đóng hoặc làm đạo diễn. Nhưng từ ngày có hãng phim tư nhân, thời gian dành vào đó rất nhiều, lại thêm một lũ lít nhít thế này nên khó mà theo đoàn được. Có thể mình vẫn sắp xếp đi được nhưng đi rồi rất nhớ con.
- Thời gian tới, anh có những dự định gì cho phim ảnh?
- Về phim truyền hình sắp tới, tôi mới hoàn thành kịch bản 30 tập chuyển thể từ tiểu thuyết Gánh hàng hoa của ông Khái Hưng. Phía nhà đài hiện đã duyệt. Kịch bản do đạo diễn Hà Sơn viết. Bên cạnh đó, cũng có những dự án phim màn ảnh rộng. Tuy nhiên, chúng tôi mới bắt đầu nên không muốn nói trước bước không qua. Một năm vừa sản xuất phim vừa chuẩn bị các dự án tiếp theo.
- Anh vừa chia sẻ, ngày xưa đi làm phim khổ, phải ở rừng rú, ở nhờ nhà người dân... Nhưng giờ, đời sống làm phim đã thay đổi rất nhiều. Từng là diễn viên, rồi đạo diễn và giờ với tư cách nhà sản xuất phim, anh đánh giá thế nào về sự "chuyển mình" đó?
- Thật ra sự thay đổi này chưa hẳn tích cực. Những người làm nghệ thuật để cho ra một tác phẩm nghệ thuật, phải tập trung, toàn tâm toàn trí vào làm, có thế họ mới sáng tạo được. Ngày xưa chúng tôi làm khổ sở mà vẫn làm được vì chúng tôi làm với một tâm thế kỳ lạ lắm. Hồi đó yêu nghề, khổ mấy cũng chịu được, tiền ít cũng xong. Nhưng giờ cuộc sống thay đổi, phát triển, không thể như ngày xưa được. Dẫu vậy, điều kiện để làm phim hiện vẫn còn kém.
- Điều kiện làm phim còn kém song vẫn có những phim được đầu tư tới hàng chục tỷ không bán được một tấm vé và được phát miễn phí. Anh nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi nghĩ chuyện được vé hay không là rất bình thường. Những kiểu phim như thế chán lắm rồi, cứ làm cũng chẳng bán được vé đâu. Tôi nghĩ phải thôi làm dòng phim tuyên truyền đó đi, tuyên truyền cũng phải có nghệ thuật. Phải giỏi lắm mới có thể làm những bộ phim tuyên truyền vì khán giả bây giờ khác rồi. Ngày xưa hô khẩu hiệu được, bây giờ cũng vẫn là hô hào cũng chẳng có ai xem. Với tôi, ngay cả làm phim nghệ thuật, cũng phải làm thế nào để thu được vé hoặc bán được.
Theo Zing
Thoát trận mưa bom thảm khốc và những dòng thư của một người Việt từ Ukraine Chị Trần thị Nhung một trong những gia đình sống ở tầng 5 khu phố Slovaxkaya may mắn thoát chết trong gang tấc, khi cô chạy qua sân trường một quả đạn pháo nổ tung sau lưng chị và một quả cày ngay trước mặt, cách chị Nhung chỉ 40-50 mét, một cảnh tượng không khác gì trong phim "Cánh đồng hoang"... Tác...