Con trai quỳ gối bên mẹ bị ung thư, cuộc gọi cho người cha bị dập trong vài giây, hé lộ lý do bỏ đi liên quan đến danh tính đứa trẻ
Sau khi câu chuyện được chia sẻ đã khiến mọi người không thể cầm được nước mắt.
Ngày 30/11, trang The Paper đưa tin, mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh cậu bé 11 tuổi ở huyện Lâm Tuyền, Phụ Dương, An Huy (Trung Quốc) quỳ khóc bên cạnh người mẹ bị ung thư được chia sẻ khiến mọi người không khỏi đau lòng và xúc động.
Người cậu họ Viên của đứa trẻ 11 tuổi cho biết, vào 1 giờ sáng ngày 28/11, mẹ em đã qua đời tại Bệnh viện Nhân dân huyện Lâm Tuyền vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Người phụ nữ qua đời tên Viên Kim Lệ, năm nay 40 tuổi.
Năm 2016, cô bị chẩn đoán ung thư vú, sau đó các tế bào ung thư đã di căn đến gan và các cơ quan khác. Tháng 11/2020, Viên Kim Lệ bị chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Được biết, đoạn video được quay vào ngày 15/11, lúc đó Viên Kim Lệ được đưa vào bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo.
Lúc này, đứa con trai 11 tuổi nước mắt lưng tròng, chạy đến bên giường bệnh gục đầu lên trán mẹ, xin mẹ cố gắng vượt qua cơn bạo bệnh, đồng thời hứa rằng sau này sẽ chăm chỉ học hành để thi đỗ Đại học, báo đáp công ơn cho mẹ. Thấy con khóc, Viên Kim Lệ xúc động nhưng không thể nói chuyện bình thường, cô chỉ có thể dùng lòng bàn tay chạm nhẹ vào mặt đứa trẻ.
Theo anh Viên, em rể anh – chồng Viên Kim Lệ, đã mất liên lạc trong nhiều năm. Anh hy vọng, em rể có thể trở về Lâm Tuyền để gặp gia đình. Chiều ngày 30/11, một nhân viên của Liên đoàn Phụ nữ thành phố Phụ Dương cho biết, vợ chồng Viên Kim Lệ không có giấy đăng ký kết hôn mà chỉ làm đám cưới ở ngoài.
Được biết, chồng Viên Kim Lệ luôn nghi ngờ con trai không phải con của mình nên đó có thể là lý do mà anh ta bỏ đi. Anh Viên khẳng định đứa trẻ đúng là con ruột của em rể. Nhưng khi cậu bé được 3 tuổi, người cha viện cớ đi mua sữa bột rồi không thấy quay lại nữa. Dù khẳng định như thế nhưng anh Viên không cung cấp được giấy tờ chứng minh em rể và cháu trai có quan hệ cha con ruột thịt.
Nhân viên cũng nói thêm, điều ước của cậu bé chính là mong bố trở về nhà, vì vậy họ đã giúp đỡ và cố gắng liên lạc với người đàn ông kia. Thế nhưng, sau khi liên lạc được chồng cô Viên, người đàn ông này đã cúp máy sau khi nghe đứa trẻ gọi “Bố ơi” và từ đó mất kết nối.
Video đang HOT
Hiện tại, phía Liên đoàn phụ nữ đang cố gắng sắp xếp công tác đảm bảo việc học hành và cuộc sống cho cậu bé mồ côi mẹ. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng sẽ tiến hành thủ tục giám hộ và hỗ trợ tư pháp tạm thời, để cậu bé được cậu là anh Viên nuôi dưỡng. Về phía anh Viên, anh cũng nói rằng nếu không tìm được bố cháu bé, anh sẽ sẵn sàng nuôi cháu trai thay em gái của mình.
Bà mẹ tự làm búp bê nhưng con nào cũng khiếm khuyết, khi biết lý do ai cũng nghẹn ngào xúc động
Không phải là búp bê xinh đẹp hay đáng yêu, nhưng chính những con búp bê đặc biệt mang theo sứ mệnh tiếp thêm sự tự tin cho các em nhỏ bị khiếm khuyết cơ thể.
Từ ngày còn nhỏ, Amy Jandrisevits đến từ New Berlin, bang Wisconsin, Mỹ đã có sở thích sưu tập búp bê nhưng vẫn thường cảm thấy thất vọng vì các mẫu búp bê không đa dạng. Khi trở thành một nhân viên công tác xã hội, Amy đã suy nghĩ rất nhiều về vai trò của búp bê đối với tinh thần của trẻ và mong muốn làm điều gì đó cho những đứa trẻ kém may mắn. Cô luôn chuẩn bị những con búp bê, món quà để dỗ dành các em nhỏ bị ung thư hay dị tật. Tuy nhiên, cô nhận thấy các con búp bê thường có vẻ ngoài hoàn hảo, xinh xắn và sẽ không phải ý hay nếu tặng chúng cho những đứa trẻ vốn nhạy cảm và tự ti về ngoại hình.
Các con búp bê thường có vẻ ngoài hoàn hảo, xinh xắn và sẽ không phải ý hay nếu tặng chúng cho những đứa trẻ vốn nhạy cảm và tự ti về ngoại hình.
" Sẽ rất khó để nói với những cô, cậu bé đầu bị rụng hết tóc, thiếu tay hoặc chân là 'con thật xinh đẹp' khi bao quanh chúng là những con búp bê hoàn hảo. Các em ắt hẳn khó cảm nhận được sự kết nối, đồng cảm khi 'người bạn thân thiết' có ngoại hình khác xa mình. Các em thậm chí sẽ càng cô đơn vì chẳng thấy bất kỳ ai giống mình", Amy chia sẻ.
Amy Jandrisevits- người sáng lập dự án A Doll Like Me và con gái.
Vì vậy, Amy đã nảy ra ý tưởng tự làm những con búp bê vải có ngoại hình giống hệt từng em nhỏ để làm nơi bầu bạn cũng như tiếp thêm sự tự tin cho các em. " Rất khó để tìm được những con búp bê da màu, có sẹo hay cụt tay trên thị trường. Nếu một đứa trẻ chẳng thấy ai có vẻ ngoài giống chúng, có thể chúng sẽ tự cô lập bản thân", cô nói. Đó cũng chính là khi dự án "A Doll Like Me" (Búp bê giống tôi) được Amy sáng lập với mục đích làm ra những con búp bê mô phỏng đặc điểm ngoại hình của chính các em nhỏ khuyết tật. Có những con búp bê thiếu chân, người gắn ốc vít (giả), bị bạch tạng hay bị hội chứng Treacher Collins (hiện tượng rối loạn di truyền gây các dị dạng ở khuôn mặt).
Amy vẫn luôn muốn chăm chút từng chi tiết một để trẻ sẽ hoàn toàn hài lòng khi nhận được búp bê.
Dự án ra đời từ tháng 2-2015 và số lượng tiền, búp bê quyên góp được cập nhật công khai. Tính đến nay, dự án đã quyên góp được trên 60.000 USD, cùng vô số búp bê từ hàng ngàn tấm lòng trên khắp thế giới. Dự án nhận búp bê lẫn kinh phí để từ đó Amy có thể thiết kế búp bê theo tình trạng từng em nhỏ, và gửi tặng miễn phí cho những em thuộc gia đình khó khăn. Ban đầu, các phụ huynh đề nghị trả mỗi con búp bê 100 USD. Tuy nhiên từ năm 2019, dự án đã trở thành một tổ chức phi lợi nhuận. Mọi chi phí thực hiện búp bê được lấy từ tiền quyên góp của các nhà hảo tâm.
5 năm qua, Amy đã miệt mài làm hàng trăm con búp bê dành cho trẻ em tại nhiều nước trên thế giới. Do bận rộn với việc chăm sóc 3 con, Amy mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện một con búp bê nhưng cô vẫn luôn muốn chăm chút từng chi tiết một để trẻ sẽ hoàn toàn hài lòng khi nhận sản phẩm. Những cô bé, cậu bé mắc chứng bệnh hiếm gặp, mất một phần cơ thể đều có phiên bản búp bê dễ thương của mình.
Búp bê được thiết kế với những chi tiết, đặc điểm ngoại hình và khiếm khuyết giống chủ nhân.
Khi bầu bạn với con búp bê giống mình, trẻ sẽ cảm thấy gần gũi hơn những con búp bê hoàn hảo vẫn bày bán trên thị trường. " Trong một thế giới lý tưởng, những khác biệt về ngón chân, ngón tay hay vết bớt trên mặt đều góp phần khiến chúng ta trở nên độc nhất vô nhị. Khi chưa hiểu điều đó, trẻ cần giúp đỡ để cảm thấy tự hào về bản thân. Đó là lý do tôi tạo ra những con búp bê. Nó có thể chạm vào nơi sâu thẳm trong mỗi đứa trẻ, điều mà y học không làm được", Amy viết trên trang Facebook của dự án.
Amy cũng không ngờ được rằng công việc của mình lại nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các phụ huynh lẫn các "thiên thần nhỏ" như vậy. Rất nhiều em nhỏ đã không giấu được niềm vui, xúc động khi nhận được một món quà là người bạn đồng cảm và san sẻ được cảm giác của các em. Cô cũng nhận được vô vàn những lời cảm ơn đến từ các bậc phụ huynh. Sau khi nhận được búp bê, các phụ huynh cũng thường chụp ảnh, quay clip về phản ứng của con họ và gửi cho Amy. Thậm chí, sau vài năm, nhiều gia đình còn gửi thông tin cập nhật về những "người bạn nhỏ" và chia sẻ chúng có tác động tích cực đến con họ như thế nào.
Thắt lòng tâm sự rơi nước mắt của bà mẹ mắc ung thư nhìn con khóc khản cổ, muốn ôm con nhưng bất lực, xót xa Dòng chia sẻ nghẹn ngào của bà mẹ trẻ khiến cho nhiều người thực sự xót xa và thương cảm. Mắc bênh ung thư cũng có nghĩa là người bệnh và gia đình đều phải xác định tâm lý điều trị lâu dài và chưa biết lúc dừng lại. Trong hành trình đó thật nhiều gian nan, vất vả. Mới đây, một cư...