Con trai ông Trần Bắc Hà đã thao túng công ty “sân sau” của bố như thế nào?
Trong đại án Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV đã cố tình lập “sân sau” rồi từ đó có nhiều hành vi chỉ đạo cấp dưới cho những đơn vị không đủ điều kiện vay tiền, gây thất thoát cho BIDV.
Đáng chú ý, mặc dù không phải là nhân sự ở đây, tuy nhiên con trai Trần Bắc Hà đã thao túng cả công ty.
Liên quan đến hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIDV chi nhánh Hà Tĩnh trong việc cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà để thực hiện dự án chăn nuôi bò giống, bò thịt, theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC), ông Trần Bắc Hà đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Theo đó, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV, nguyên Trưởng Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư (QLRRTD,ĐT) giữ vai trò chính trong vụ án.
Lợi dụng vị trí là người đứng đầu BIDV, Trần Bắc Hà đã trực tiếp làm việc với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tĩnh để xúc tiến dự án chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh của gia đình. Trần Bắc Hà còn cam kết cấp tín dụng cho dự án, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, giao đất và áp dụng các điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp.
Nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà là người đã có ý định lập công ty sân sau, phục vụ mục đích xúc tiến dự án chăn nuôi của gia đình tại Hà Tĩnh.
Nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV đã sử dụng 3 cá nhân không có năng lực tài chính, kinh nghiệm để thành lập công ty “sân sau”, lập dự án và xin vay vốn tại BIDV.
Đáng chú ý, ông Trần Bắc Hà còn chỉ đạo xuyên suốt BIDV và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh trong việc tiếp nhận, thẩm định cho vay và giải ngân khi Công ty Bình Hà không có năng lực tài chính, chưa đủ điều kiện cấp tín dụng.
Việc làm này đã dẫn đến mất vốn, thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng.
Nhà chức trách xác định, đầu năm 2015, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, Trần Bắc Hà tới dự và trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương thành lập dự án chăn nuôi bò giống, bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại Hà Tĩnh. BIDV cam kết là đơn vị tài trợ vốn và sẽ giới thiệu nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, sẵn sàng tư vấn trong lĩnh vực chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
2 liên danh được nhắc đến là Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú (Công ty An Phú), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Tập đoàn HAGL).
Video đang HOT
Mặc dù không tham gia chính thức trong Công ty Bình Hà, tuy nhiên mọi hoạt động của công ty này đều do Trần Duy Tùng thao túng.
Sau đó, Trần Bắc Hà có nhiều văn bản gửi Tỉnh uỷ UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ đầu tư dự án.
Do Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà) đang là Tổng giám đốc Công ty An Phú, nên theo quy định BIDV không được cấp tín dụng cho liên danh này.
Do vậy, Trần Bắc Hà đã chủ trương thành lập Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà), gồm 3 cổ đông góp vốn.
Người đầu tiên là Trần Anh Quang (cháu họ ông Trần Bắc Hà và là lái xe cho Trần Duy Tùng), người thứ 2 là Thái Thành Vinh (bạn của Trần Duy Tùng). 2 cổ đông này sẽ đứng tên để góp vốn cho Trần Duy Tùng vào Công ty Bình Hà.
Người thứ 3 góp vốn là Đinh Văn Dũng, người này do Tập đoàn HAGL giới thiệu.
Sau khi đã thống nhất về nhân sự, Công ty Bình Hà hoàn tất thủ tục pháp lý để thành lập công ty. Ngày 10/4/2015, công ty này được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký Công ty cổ phần.
Dự án chăn nuôi bò Bình Hà không đạt hiệu quả, nhiều chuồng trại bỏ không. (Ảnh: Báo Sài Gòn Giải phóng)
Ngành nghề kinh doanh của công ty là chăn nuôi trâu bò; kinh doanh, xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm, thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Trụ sở công ty tại số 88 Phan Đình Phùng (TP.Hà Tĩnh), đây cũng chính là trụ sở của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh. Vốn điều lệ 200 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm Vinh (30% vốn điều lệ), Quang (25% vốn điều lệ), Dũng (45% vốn điều lệ).
Đại án Trần Bắc Hà: Các bị can đã dùng thủ thuật để chiếm tài sản BIDV như thế nào?
Dũng được bầu làm Tổng giám đốc, là người đại diện theo pháp luật. Công ty còn có sự tham gia của ông Nguyễn Gia Thiều với chức danh Chủ tịch HĐQT công ty.
Cáo trạng thể hiện, tại Công ty Bình Hà, con trai của Trần Bắc Hà là người trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động, 2 cổ đông góp vốn cho Tùng.
Thời gian đầu, Dũng đã thâu tóm điều hành mọi hoạt động của công ty, Quang và Vinh không có mặt, cũng không tham gia vào quá trình điều hành sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, tới năm 2016, Trần Duy Tùng đã thông qua 2 cổ đông góp vốn là Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh tổ chức họp HĐQT Công ty Bình Hà, lấy phiếu biểu quyết bãi miễn chức danh Tổng giám đốc của Dũng, đưa Anh Quang lên thay.
Do Anh Quang không giải quyết được một số công việc mà Dũng đã thực hiện trước đây, năm 2017, Tùng bổ nhiệm lại Dũng là Tổng giám đốc để hoàn tất các công việc, còn mọi hoạt động tại Công ty Bình Hà đều do con trai Trần Bắc Hà trực tiếp chỉ đạo và điều hành.
Truy tố dàn cựu cán bộ cấp dưới của ông Trần Bắc Hà
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 12 bị can trong vụ án Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV).
Các bị can bị truy tố các tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liê quan đến hoạt động ngân hàng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, từ 2011 - 2016, lợi dụng chức trách được giao, Trần Bắc Hà đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Hà Thành cho công ty CP chăn nuôi Bình Hà (là công ty sân sau của Trần Bắc Hà) và công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát của BIDV số tiền hơn 1.672 tỷ đồng.
Cáo trạng cho rằng, công ty Bình Hà là công ty mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc DN chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV.
Vốn tự có và tài sản đảm bảo của công ty này cũng không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo chính sách tín dụng của BIDV...
Dù đã đánh giá, thẩm định dự án có 8 yếu tố rủi ro, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nhưng theo chỉ đạo của Trần Bắc Hà, BIDV và BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh đã thẩm định, đề xuất và phê duyệt cho công ty Bình Hà vay vốn với điều kiện ưu đãi về vốn và tài sản đảm bảo.
Qúa trình giải ngân, ngân hàng không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV và tiền bán bò...
Tổng dư nợ của công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng.
Để gây ra hậu quả thiệt hại này, cáo trạng cho rằng có sự tham gia tích cực của dàn cựu cán bộ BIDV. Trong đó có ông Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng (đều là cựu Phó tổng giám đốc).
Áp lực từ chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà
Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền bán bò của Đinh Văn Dũng (cựu Tổng giám đốc công ty Bình Hà) và đồng phạm, cáo buộc cho rằng: Theo quy định, tiền bán bò thu về từ các công ty môi giới và các lò mổ phải chuyển về tài khoản của công ty Bình Hà tại BIDV, Chi nhánh Hà Tĩnh, để NH kiểm soát và đối trừ công nợ.
Do không có tiền góp vốn, theo chỉ đạo của con trai Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng, Dũng và các bị can khác đã chiếm đoạt tiền bán bò để góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV, để NH này tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác.
Tổng số tiền các bị can chiếm đoạt của BIDV là hơn 149 tỷ đồng. Qúa trình điều tra, các bị can đã khắc phục 128 tỷ đồng, hiện còn chiếm đoạt 26 tỷ đồng.
Mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của công ty Trung Dũng gặp khó khăn, chi tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị hạn mức tín dụng đề nghị được cấp chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV..., nhưng tháng 8/2011, các bị can là cán bộ BIDV vẫn cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng cho công ty Trung Dũng. Việc làm này do áp lực từ sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà.
Cáo buộc cho rằng, các cán bộ BIDV đã không kiểm soát được tiền bán hàng của DN để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của công ty Trung Dũng đối với các khoản giải ngân để mua phôi thép, dẫn đến còn dư nợ hơn 601 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán...
Trong vụ án này, một số bị can còn có hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt của BIDV hơn 263 tỷ đồng.
Lời khai về sức ép từ ông Trần Bắc Hà và kết cục cay đắng Ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV) đã dùng vị trí, quan hệ của mình, gây sức ép để thực hiện những mục tiêu cá nhân. Theo kết luận điều tra, ông Trần Lục Lang (SN 1967, cựu Phó TGĐ BIDV phụ trách quản lý rủi ro, cựu thành viên Phân ban Rủi ro tín dụng, đầu tư) và 3 bị...