Con trai ông Trầm Bê muốn thoái hết 48 triệu cổ phiếu Sacombank
Sau Chứng khoán Phương Nam và Đầu tư Sài Gòn Exim, đến lượt ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Trầm Bê muốn thoái hết 48 triệu cổ phiếu STB chiếm 4,93% tổng lượng cổ phiếu lưu hành để rút chân hoàn toàn khỏi Sacombank.
Chưa có kết luận cuối cùng về kết quả thanh tra Sacombank và các công ty con từ phía NHNN.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – Mã STB) mới đây vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến cổ đông nội bộ là ông Trầm Bê – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng.
Theo đó, ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Trầm Bê đã đăng ký bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu STB với mục đích cá nhân.
Số cổ phiếu này tương ứng với 4,93% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Sacombank. Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong thời gian từ 20/12/2012 đến 20/2/2013.
Đóng cửa phiên giao dịch 14/12/2012, cổ phiếu STB ấn định mức giá 19.000 đồng. Như vậy, nếu giao dịch thành công, ông Trầm Trọng Ngân sẽ thu về khoảng 912 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 29/6, ông Trầm Trọng Ngân đã mua 8 triệu cổ phiếu, nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 48 triệu đơn vị. Đóng cửa phiên này, thị giá của STB là 22.200 đồng. Như vậy, so với thời điểm đó, sau gần nửa năm, giá cổ phiếu STB đã giảm hơn 14,4%.
Ông Trầm Trọng Ngân là Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS) và Phó chủ tịch HĐQT thường trực Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank).
Sau sự kiện đó, nhiều cổ đông khác của ngân hàng lại thực hiện thoái vốn lớn. Đầu tháng 7, ông Lê Minh Tâm, Phó Tổng giám đốc Sacombank thoái 80% cổ phần nắm giữ.
Đến tháng 9, PNS và Đầu tư Sài Gòn Exim liên tục rút vốn khỏi Sacombank. PNS bất ngờ bán 2 triệu cổ phiếu STB, tuy nhiên không công bố thông tin này trước khi thực hiện giao dịch mặc dù là tổ chức có liên quan đến ông Trầm Khải Hòa – Thành viên HĐQT Sacombank.
Trong khi đó, khi Sài Gòn Exim đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu thì thông tin cũng được đăng tải trên website của Sacombank trước khi HoSE công bố. Theo đó, cổ đông này muốn thoái 3 triệu cổ phiếu STB, thoát “vòng kim cô” cổ đông lớn của ngân hàng, giảm sở hữu xuống còn 4,86% từ mức 5,17%. Ngày làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là 21/9/2012.
Hiện tại, ông Trầm Bê đang sở hữu 115.000 cổ phiếu STB, trong khi đó, ông Trầm Khải Hòa – con trai ông Trầm Bê sở hữu 20,82 triệu cổ phiếu STB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,14%.
Thời gian gần đây, giao dịch tại STB khá ảm đạm, thanh khoản thấp. Những giao dịch đáng chú ý rơi vào tháng 9, tháng 10, chủ yếu là những phiên có thỏa thuận lớn. Chẳng hạn phiên 22/10, STB được giao dịch thỏa thuận 7,78 đơn vị, trị giá 147,9 tỷ đồng; ngày 17/10, có 10 triệu cổ phiếu chuyển nhượng cũng bởi phương thức này, trị giá 190 tỷ đồng.
Trước đó, từ 4/9-3/10, chỉ tính riêng giao dịch thỏa thuận, STB được chuyển nhượng gần 79 triệu đơn vị.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu Sacombank trong 6 tháng.
Ở một diễn biến khác, ngày 21/8/2012, trước Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dự kiến, đến hết tháng 8 hoàn thành thanh tra Sacombank và đăng tải thông tin công khai. Tuy nhiên, sau đó, do hoạt động thanh tra mở rộng đối với cả các công ty con nên thời gian kéo dài hơn dự kiến và đến nay cơ quan điều hành vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Trong khi đó, nhân sự cấp cao tại Sacombank lại biến động mạnh, khi nhà sáng lập ngân hàng là ông Đặng Văn Thành rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT sau gần 20 gắn bó. Đến gần đây, ông Đặng Hồng Anh, con trai ông Thành, cũng từ nhiệm Thành viên HĐQT Sacombank.
Theo Dantri
Ngân hàng hưởng bao nhiêu phần trăm chênh lệch lãi suất?
Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2012 của 6 ngân hàng lớn đang niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy, mảng tín dụng (thu nhập lãi thuần) đang chiếm từ 79% nguồn thu của các nhà băng.
Tỷ lệ lãi biên (NIM) của các ngân hàng - Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng.
9 tháng năm 2012, nguồn thu từ mảng tín dụng của Vietinbank, Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank và Ngân hàng Quân đội (MBB) mang về khoản lãi thuần lên tới 41.109 tỷ đồng.
Trong đó, Vietinbank dẫn đầu với 13.724 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, Vietcombank (8.503 tỷ đồng, giảm 7%), ACB (5.303 tỷ đồng, tăng 16%), Sacombank (4.706 tỷ đồng, tăng 13%), Eximbank (4.045 tỷ đồng, tăng 9%), MBB (4.827 tỷ đồng, tăng 30%).
Những con số trên không chỉ cho thấy sự tuyệt đối về tỷ trọng nguồn thu từ mảng tín dụng mang lại, mà nó còn cho thấy, bất chấp những biến động lãi suất trên thị trường, nguồn thu mảng tín dụng vẫn tăng trưởng mạnh ở 4 ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank và MBB.
Trong khi nguồn thu từ mảng tín dụng tiếp tục tăng ở nhiều ngân hàng thì tăng trưởng tín dụng mới bắt đầu tăng tốc ở quý 3 năm nay. Điều này cho thấy, ở nhiều ngân hàng, dư nợ các khoản vay cũ mới là nguồn thu chính của họ trong mảng tín dụng.
Theo báo cáo tài chính 9 tháng năm nay, MBB đang dẫn đầu tốc độ tăng trưởng tín dụng với 9,7%, kế đến là Vietcombank (8,6%), Sacombank (8,1%), Vietinbank (2,6%). Riêng ACB không tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng và tín dụng tại Eximbank thì giảm tới gần 15%.
Một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng 9 tháng năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Ở một chỉ tiêu khác thu hút sự chú ý của dư luận là việc ngân hàng đang hưởng chênh lệch bao nhiêu phần trăm giữa lãi suất huy động và cho vay, hay còn gọi là tỷ lệ lãi biên (NIM).
Theo tính toán của VnEconomy, NIM của 6 ngân hàng lớn niêm yết nêu trên đạt trung bình ở mức 4,1%, thấp hơn mức trung bình 4,3% của năm 2011 nhưng cao hơn mức 3,6% và 3,5% của các năm 2010 và 2009.
Trong quý 3/2012, NIM của Vietcombank đạt 3%, Sacombank (5,2%), MBB (5,1%), cho thấy mức tăng trưởng so với quý 2/2012. Ngược lại, NIM tại Vietinbank (4,6%), ACB (3,2%), Eximbank (2,8%) đang cho thấy mức suy giảm so với quý 2.
Xét trong 9 tháng năm 2012, NIM của Vietinbank đạt 4,3%, Vietcombank (3%), ACB (3,5%), Sacombank (4,8%), Eximbank (3,8%), MBB (4,9%). So với năm 2011, NIM của Vietinbank và Vietcombank suy giảm đáng kể, trong khi NIM của ACB, Eximbank, MBB tăng nhẹ, riêng NIM tại Sacombank không thay đổi.
Theo Dantri
Năm Thìn đầy biến động của các đại gia tuổi Rồng Tài sản sụt giảm, kinh doanh khó khăn, vướng vòng lao lý là những điều tổng kết về một năm sắp qua của những doanh nhân nổi tiếng tuổi Rồng. 1. Ông Trầm Khải Hòa (Mậu Thìn 1988) - Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Phương Nam Chủ tịch Chứng khoán Phương Nam - Trầm Khải Hòa. Trầm Khải Hòa sinh năm 1988, là...