Con trai ngoài 30 tuổi chưa có bạn gái, mẹ đưa đi khám tâm thần
TRUNG QUỐC – Ở quê, những người ngoài 30 tuổi chưa kết hôn như anh thường bị gọi là ‘ông già độc thân’.
Đoạn clip do chàng trai họ Vương đăng tải đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi về áp lực kết hôn ở tại Trung Quốc.
Theo đó, nhân vật chính cho biết chưa có cái Tết nào anh mang bạn gái về nhà ra mắt. Ở quê anh, những người ngoài 30 tuổi chưa kết hôn như Vương thường bị gọi là “ông già độc thân”. Điều này khiến cho mẹ anh tin rằng đầu óc con trai mình “có vấn đề”. Vì vậy, từ năm 2020, cứ mỗi dịp Tết, mẹ Vương lại đưa anh đến gặp bác sĩ tâm lý.
Mỗi dịp Tết anh Vương đều được mẹ đưa đi khám tâm thần vì chưa lấy vợ.
Vừa qua, anh Vương cùng mẹ đến Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Nam. Tại đây, bác sĩ khẳng định anh không có bất kỳ vấn đề gì về thể chất hay tâm lý, nhưng bà mẹ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần khi liên tục thúc ép con trai lấy vợ.
Chia sẻ với truyền thông, anh Vương cho biết, anh đã sống và làm việc tại Bắc Kinh hơn 10 năm. Trước đây anh là diễn viên và hiện là huấn luyện viên quần vợt.
“Tôi không phải người bài xích hôn nhân. Chỉ là tôi rất bận và chưa gặp được đúng người. Mẹ tôi không thể ngủ vì tôi chưa cưới vợ. Điều đó làm tôi rất buồn”, Vương nói. Đồng thời, anh cũng cho biết chấp nhận đồng hành với “niềm đam mê bệnh viện” kỳ lạ của mẹ để trấn an bà.
Anh Vương chấp nhận đồng hành với “niềm đam mê bệnh viện” kỳ lạ của mẹ để trấn an bà khi vẫn độc thân.
Người trẻ Trung Quốc ‘trôi dạt’ vào cuộc sống độc thân
Một phân tích điều tra dân số gần đây của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ độc thân giữa nam và nữ tại quốc gia này hoàn toàn đối lập, khi xét về yếu tố học vấn và nơi ở.
Video đang HOT
Đơn cử những người độc thân trong độ tuổi 35 đến 49. Tỷ lệ nam giới chưa kết hôn cao nhất ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, trong khi nữ giới độc thân lại chủ yếu là những người có trình độ học vấn sau đại học. Nói dễ hiểu hơn, đàn ông học vấn càng thấp và nữ giới học càng cao rất khó kết hôn.
Tiến sĩ Zheng Yexin, nhà nhân khẩu học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết sự mất cân bằng giới tính đã dẫn đến tình trạng kết hôn thấp vì nhiều người không thể tìm bạn đời, ngay cả khi họ muốn kết hôn. Trong số những người ở nông thôn từ 20 tuổi đến 49 tuổi có trình độ tiểu học trở xuống, thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới chưa kết hôn cao hơn nữ 4,75 lần. Ngược lại, ở thành thị với người có bằng cử nhân trở lên, tỷ lệ này là 0,97 – tức số nữ chưa kết hôn cao hơn nam.
“Tất nhiên không phải tất cả những người độc thân đều là sản phẩm của hoàn cảnh”, tiến sĩ Zheng nói. Bà cho biết nhiều người chọn độc thân sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn cá nhân. Như với phụ nữ, sự bất bình đẳng giới tiềm ẩn trong gia đình, nơi làm việc và xã hội khiến họ coi kết hôn sớm là rủi ro. Những người này nảy sinh tâm lý trì hoãn hoặc tránh xa việc lập gia đình. Chưa kể, những người trẻ giỏi giang, giàu có sẵn sàng theo đuổi cuộc sống độc thân trọn đời.
Nhiều người trẻ Trung Quốc đang lựa chọn cuộc sống độc thân thay vì kết hôn. Ảnh minh họa
Trong nghiên cứu về những người độc thân tại Mỹ của nhà xã hội học Eric Klinenberg nhấn mạnh việc sống độc thân không có nghĩa là ích kỷ, vô trách nhiệm hoặc thiếu gắn kết với đời sống cộng đồng. Thay vì lo lắng về những thanh niên chưa lập gia đình, không ổn định, chuyên gia kêu gọi toàn xã hội suy nghĩ lại về ý nghĩa của xu hướng này đối với đời sống xã hội.
Ngoài nhóm chủ động độc thân, tiến sĩ Zheng nhận thấy một lượng lớn thanh niên Trung Quốc có thái độ cởi mở với hôn nhân, nhưng chưa tìm được bạn đời. Nguyên nhân là bởi các chuẩn mực cố hữu về tầm quan trọng của việc mua nhà, có ôtô trước khi kết hôn hoặc yêu cầu tìm người bạn đời phù hợp về kinh tế. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của thị trường việc làm, tình trạng liên tục làm thêm giờ cũng phân tán thời gian và sức lực, khiến giới trẻ ngày càng khó hẹn hò, yêu đương và xây dựng gia đình.
Hiện số thanh niên độc thân ngày càng tăng, nhưng hôn nhân vẫn là lựa chọn quan trọng với đại đa số người Trung Quốc.
Với vấn đề này, các chuyên gia nhận định Trung Quốc không hoàn toàn giống với các quốc gia bài xích kết hôn. Thay vào đó, xu hướng này gần giống với Nhật Bản, nơi các học giả như James Raymo, Fumiya Uchikoshi và Shohei Yoda phát hiện người độc thân vẫn là thiểu số và việc sống một mình thường là sản phẩm của hoàn cảnh thay vì lựa chọn cá nhân. Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là “trôi dạt vào cuộc sống độc thân”.
Xuất hiện xu hướng tiết kiệm tiền theo kiểu 'giả vờ' trong giới trẻ Trung Quốc
Nhiều người trẻ Trung Quốc đang tạo ra một xu hướng tiết kiệm mới bằng cách tự tưởng tượng mình mang thai, nuôi con, là nhân vật trong phim cổ trang hay đã an hưởng tuổi già trong viện dưỡng lão.
Giả vờ nuôi con nhỏ, tiết kiệm được 10 triệu đồng
Tốt nghiệp ngành Tiếng Anh tại Đại học Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), Tiểu Đinh không tìm kiếm được công việc ưng ý. Sau một năm nghỉ ngơi, Tiểu Đinh đi làm và bắt đầu nghĩ ra cách tiết kiệm độc đáo mới cho mình. Nhận ra tầm quan trọng của việc có khoản tiền để dành riêng từ rất sớm, nên Tiểu Đinh đã bắt đầu việc tiết kiệm từ năm cuối đại học cho đến hiện tại.
Cô gái này tự tưởng tượng một kịch bản bắt đầu từ việc phát hiện bản thân mang thai: "Cốt truyện đầu tiên là tôi vô tình phát hiện bản thân có dấu hiệu ốm nghén và kinh nguyệt bị trễ. Vì vậy, tôi phải bỏ ra 30 nhân dân tệ (khoảng 100.000 đồng) để mua 3 loại que thử thai khác nhau. Sau khi viết ra cốt truyện đó, tôi tự chuyển 30 nhân dân tệ vào tài khoản tiết kiệm của mình".
Từ ngày 17/9, Tiểu Đinh bắt đầu cập nhật câu chuyện tưởng tượng của mình lên mạng xã hội mỗi ngày để tự nhắc nhở bản thân hôm nay phải chi bao nhiêu tiền để "dưỡng thai". Nhiều người cảm thấy thú vị và cũng tham gia vào trò chơi tiết kiệm này cùng Tiểu Đinh.
Thậm chí, Tiểu Đinh nhập tâm đến nỗi bắt đầu tra cứu thêm các thông tin khoa học về việc mang thai để câu chuyện của mình trở nên thật hơn. Cô còn hỏi cả mẹ mình và biết thêm về những mũi tiêm, những vấn đề sức khoẻ phát sinh trong quá trình mang thai.
Đồng thời, nhiều cư dân mạng đã từng mang thai cũng để lại bình luận góp ý về các chi phí thực tế mà họ phải chi trả ở bài đăng của Tiểu Đinh, từ đó cô có thể điều chỉnh lại chi tiêu trong câu chuyện của mình.
Hơn 60 ngày kể từ bài đăng đầu tiên, Tiểu Đinh đã tiết kiệm được hơn 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng). Cô cho biết mục tiêu ngắn hạn của mình là "sinh một đứa con" vào khoảng tháng 4 năm sau. Ban đầu, Tiểu Đinh còn định đặt mục tiêu "nuôi con" đến khi con 18 tuổi, nhưng khi biết được học phí mẫu giáo là 5.000 nhân dân tệ mỗi học kỳ, cô nhận ra rằng lương hàng tháng của mình không đủ nuôi một đứa trẻ đi học.
Một góc căn nhà thuê của Tiểu Đinh. Ảnh: The Paper
Hoá thân thành nhân vật trong phim cổ trang
Diệp Diệp - sinh năm 2004 và đang là sinh viên năm 2 đại học - còn có cách tiết kiệm độc đáo hơn. Đó là hoá thân làm nhân vật trong phim truyền hình cổ trang. Cô còn có thể thoải mái chọn nhân vật phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Ví dụ như nhân vật Chân Hoàn trong bộ phim Chân Hoàn Truyện đến từ gia đình quý tộc có mức chi tiêu cao hơn, nên Diệp Diệp chọn vào vai An Lăng Dung - một nhân vật có xuất thân nghèo khó hơn và phù hợp với mức chi tiêu của một sinh viên đại học như cô.
Với mức phí sinh hoạt cố định hàng tháng ở Hàng Châu là 2.000 tệ (gần 7 triệu đồng), Diệp Diệp bắt đầu viết ra các tình tiết trong "Chân Hoàn Truyện", chẳng hạn như việc An Lăng Dung phải chi tiền lộ phí để vào cung dự tuyển mất 10 tệ (hơn 30.000 đồng), chuẩn bị quà cáp cho người trong cung 5 tệ... Cứ như vậy, nữ sinh viên chuyển số tiền tương ứng vào tài khoản để tiết kiệm.
"Trước đây tôi không có mục tiêu cụ thể, nhưng từ khi làm An Lăng Dung, tôi đã kiên trì để dành tiền hơn vì có nhiều người mong ngóng xem tôi cập nhật câu chuyện trên tài khoản mạng xã hội. Chúng tôi xưng hô với nhau như trong phim cổ trang, giống như thực sự là những nhân vật trong đó vậy", Diệp Diệp chia sẻ.
Những người cùng tham gia thử thách tiết kiệm này với Diệp Diệp nói hầu hết là sinh viên đại học hoặc nhân viên văn phòng bình thường, họ không có gia thế hay ngoại hình nổi bật nên cảm thấy như nhìn thấy bản thân trong nhân vật An Lăng Dung. Vì vậy, họ tiết kiệm tiền như một cách để hi vọng rằng bản thân và "An Lăng Dung" sẽ có cuộc sống tốt hơn.
Tưởng tượng mình đã an dưỡng tuổi già, tiết kiệm tiền để có cuộc sống sung túc
Thư Minh sinh năm 1996 đã từng làm nhân viên truyền thông trong 5 năm và gần đây mới chuyển sang làm môi giới bảo hiểm.
"60 tuổi, không con cái, chỉ nuôi một chú chó và tiêu thật nhiều tiền... Việc làm một cụ bà giàu có trong viện dưỡng lão như vậy vẫn luôn là lý tưởng của cuộc đời tôi", Thư Minh hào hứng nói.
Những năm gần đây, nhiều người trẻ Trung Quốc bị cắt giảm lương hoặc thậm chí là mất cả công việc. Thư Minh nhận thấy bố mẹ cô có một cuộc sống tuổi già khá bình ổn vì họ đều có khoản lương hưu cố định, cô cũng muốn mình sẽ có cuộc sống như vậy lúc về già. Và muốn có một kỳ "nghỉ hưu" thảnh thơi nhất có thể thì phải chuẩn bị cho bản thân một nguồn thu nhập thụ động từ bây giờ.
Vì vậy, khi lần đầu tiên nhìn thấy những bài viết với nội dung "Tiết kiệm bằng cách giả vờ..." trên mạng xã hội, suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu Thư Minh là: "Tại sao mình không 'giả vờ' để có thể tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu?".
Thay vì xây dựng cốt truyện là một người già truyền thống, nuôi con khôn lớn rồi hỗ trợ con cái và chuyển đến sống với chúng ở thành phố xa lạ, Thư Minh chọn làm một người già độc thân. Trong thế giới tưởng tượng này, Thư Minh sẽ không có con cái, chỉ nuôi một chú chó và làm những điều bản thân thích như: đi du lịch, chơi mạt chược, trồng cây cảnh...
Vì luôn muốn một lần được đến Vân Nam du lịch nên Thư Minh đã viết về cuộc sống nghỉ hưu ở Vân Nam với một loạt chi phí cần thiết: 79 nhân dân tệ để mua giày thời trang cho người già, 20 tệ để mua khăn lụa làm đạo cụ chụp ảnh, 50 tệ để mua đồ du lịch cho chú chó, hay tiền cho dịch vụ chăm sóc người cao tuổi... Cứ thế, nhờ vậy cô đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá vào quỹ chuẩn bị cho ước mơ nghỉ hưu trong đời thực của mình.
Thư Minh trong một chuyến du lịch năm nay. Ảnh: The Paper
Cũng như những cách tiết kiệm bằng việc "giả vờ" khác, câu chuyện mà Thư Minh tự tưởng tượng ra đã truyền thêm nhiều cảm hứng cho những người dùng khác trên mạng xã hội. Cô cho rằng tiết kiệm tiền là một việc gây nghiện, khi nhìn số tiền dần dần tích lũy ngày một nhiều hơn, Thu Minh sẽ tự hỏi liệu mình có thể tiết kiệm nhiều hơn nữa không và bắt đầu thử thách với việc đó.
Cô cho biết: "Xung quanh tôi có một số người không có thói quen tiết kiệm. Sau khi nghỉ việc ở một nơi nào đó, họ không có cách nào để lựa chọn điểm đến tiếp theo một cách chậm rãi và kỹ càng hơn, vì áp lực kinh tế đang đè nặng họ. Tuy nhiên, điều này cũng dễ dẫn đến một số lựa chọn sai lầm, hoặc họ chỉ có thể chấp nhận những công việc không được lý tưởng lắm. Sau 50 ngày giả vờ chi tiêu cho việc nghỉ lưu, tôi đã tiết kiệm được hơn 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng). Trong quá trình đó, tôi phát hiện ra rằng tiết kiệm tiền chỉ là hành động thay đổi thứ tự. Trước đây, tôi luôn tiêu tiền trước rồi mới tiết kiệm số tiền còn lại, nhưng nếu chúng ta tiết kiệm trước rồi mới nghĩ đến việc chi tiêu thì bạn sẽ nhận ra việc tiết kiệm số tiền đó sẽ không ảnh hưởng khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng quá nhiều".
Việc thực hiện cách tiết kiệm nào là tùy thuộc vào lựa chọn riêng của mỗi người. Trên thực tế, mặc dù thoạt nghe thì hơi kỳ lạ nhưng cách tiết kiệm mới mẻ này đã được nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc áp dụng và thành công. Hơn hết, họ cảm thấy hài lòng hơn với suy nghĩ được chi tiêu những khoản tiền xứng đáng cho chính bản thân mình, dù chỉ là trong tưởng tượng.
Thanh niên Trung Quốc lựa chọn thoát khỏi gia đình Những người trẻ ở Trung Quốc không hài lòng với mối quan hệ gia đình của mình đang ngày càng quyết tâm cắt đứt quan hệ với người thân. Áp lực lớn từ gia đinh là nguyên nhân của sự xa cách. Ảnh: MSN Những người trẻ ở Trung Quốc không hài lòng với mối quan hệ gia đình của mình đang ngày...